Ảnh hưởng của độ chín thu hái đến một số chỉ tiêu vật lý của quả dâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ chín thu hái và chế độ bảo quản quả dâu giống đài loan (morus alba) (Trang 49 - 50)

Bằng phương pháp cân, đo, chúng tôi đã theo dõi sự thay đổi khối lượng, kích thước, màu sắc của quả trong quá trình phát triển, số liệu thu được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Sự biến đổi kích thước, khối lượng của quả dâu ở các thời điểm thu hái khác nhau

Ngày thu hái Chỉ tiêu Chiều dài (mm) Đường kính (mm) Khối lượng (g) Màu sắc L a b 33 29,26c 10,97c 1,92c 29,17c 2,35d 9,69b 36 36,46b 12,65b 2,87b 26,89d 3,63c 8,90c 39 38,28a 13,12a 3,61a 25,05e 5,26b 8,56d 42 38,30a 13,12a 3,65a 23,91f 8,10a 8,08e

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α= 0,05

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

Về các chỉ tiêu kích thước, khối lượng: trong giai đoạn từ 33 đến 39 ngày sau đậu quả, khối lượng và kích thước quả dâu tăng rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn từ 33 đến 36 ngày sau đậu quả, sau đó tốc độ phát triển này chậm lại và sự thay đổi là không đáng kể.

Về màu sắc: Màu sắc của quả có sự biến đổi mạnh mẽ trong quá trình chín của quả đây cùng là đặc điểm nhận biết rõ nhất để đánh giá độ chín của

quả. Chỉ số L chỉ độ sáng của quả cho ta thấy độ sáng giảm từ ngày thứ 33 đến ngày 42 chứng tỏ màu quả dâu có sự biến đổi mạnh mẽ từ màu hồng nhạt (ngày 33) sang màu đỏ thẫm (ngày 33), màu tím đỏ (ngày 39) và màu sắc của quả có sự biến đổi rất nhanh từ tím đỏ sang tím đen thẫm từ ngày 39 đến 42 sau khi đậu quả. Chỉ số a tăng dần trong quá trình chín của quả, ngược lại chỉ số b lại giảm dần điều này cũng thể hiện sự thay đổi màu sắc của quả chuyển dần từ màu hồng nhạt sang đỏ tím.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ chín thu hái và chế độ bảo quản quả dâu giống đài loan (morus alba) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)