4.2.2.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý PAG 100 ppm đến hiệu quả làm sạch
Tiến hành xử lý quả dâu bằng dung dịch PAG 100ppm ở các thời gian khác nhau, xác định hàm lượng chất khô hòa tan tổng số, hàm lượng nước và hàm lượng vi sinh vật tổng số của quả dâu trước và sau khi xử lý, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian xử lý PAG 100 ppm đến hiệu quả làm sạch
Công thức
Trước khi xử lý Sau khi xử lý TSS (oBx) Hàm lượng nước (%) Hàm lượng vi sinh vật tổng số (cfu/g) TSS (oBx) Hàm lượng nước (%) Hàm lượng vi sinh vật tổng số (cfu/g) CT8 8,83 81,12 1,7x105 8,83a 81,15d 2,4.103 CT9 8,80ab 81,20d 3,2x102 CT10 8,80ab 81,36c 2,8x102 CT11 8,77b 81,52b 2,1x102 CT12 8,77b 81,79a 1,3x102
Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05
Kết quả ở bảng 4.6. cho thấy:
Về hàm lượng nước và hàm lượng chất khô hòa tan tổng số: khi xử lý bằng dung dịch PAG 100ppm với thời gian càng dài thì hà lượng nước của quả càng cao kéo theo đó là hàm lượng chất khô hòa tan tổng số giảm.
Về hàm lượng vi sinh vật tổng số của quả: thời gian xử lý càng dài thì lượng vi sinh vật bị tiêu diệt càng nhiều đồng nghĩa với hàm lượng vi sinh vật tổng số còn lại trên quả càng thấp.
4.2.2.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý PAG 100 ppm đến tỷ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản
Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý PAG 100ppm đến tỷ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản, chúng tôi tiến hành xử lý với dung dịch PAG 100ppm trong các khoảng thời gian khác nhau. Sau khi xử lý quả dâu được để ráo và bao gói trong bao bì PE đục lỗ 0,1% diện tích túi, bảo quản ở nhiệt độ 10 – 12oC. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.7:
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian xử lý PAG 100 ppm đến tỷ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản (%)
Công thức
Tỷ lệ thối hỏng của quả dâu tằm(%)
2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày 12 ngày
CT8 1,26a 2,37a 3,47a 4,57ab 8,73a 12,89b
CT9 0,60c 1,73d 2,34d 4,25c 7,18d 11,25d
CT10 0,59c 1,70d 2,19e 4,19d 7,04e 11,13e
CT11 0,64bc 1,83c 2,48c 4,50b 7,60c 12,02c
CT12 0,69b 2,00b 2,70b 4,90a 8,28ab 13,10a
Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05
Từ bảng 4.7 cho ta thấy, tỷ lệ thối hỏng ở cả 5 công thức đều tăng lên trong quá trình bảo quản. Trong đó công thức xử lý với PAG 100ppm trong thời gian 1 phút và 5 phút có tỷ lệ quả thối hỏng cao nhất, công thức xử lý PAG 100ppm trong thời gian 3 phút có tỷ lệ quả thối hỏng thấp nhất sau 12 ngày bảo quản ở nhiệt độ 10 – 12oC.
* Do đó chúng tôi nhận thấy công thức xử lý với PAG 100ppm trong 3 phút có hiệu quả tốt giúp giảm tỷ lệ thối hỏng trong quá trình bảo quản quả dâu, chúng tôi chọn xử lý quả dâu trước khi bảo quản bằng dung dịch PAG 100ppm trong thời gian 3 phút.