Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bhxh bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

2.1.5.1. Các yếu tố từ phía chủ sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là một chủ thể quan trong của hoạt động quản lý thu BHXH. Quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thực hiện BHXH cho người lao động được quy định chi tiết trong Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật.

Nếu người SDLĐ có nhận thức tốt về BHXH điều đó có nghĩa là tình trạng nợ, trốn, tránh nộp quỹ BHXH được giảm thiểu. Ngoài ra nhận thức tốt của người sử dụng lao động sẽ làm cho việc quản lý thu BHXH đỡ tốn nhiều công sức và tiền bạc trong việc kiểm soát.

Thực tế ở nước ta thời gian qua do ý thức chấp hành luật BHXH của một số chủ sử dụng lao động chưa tốt nên vẫn cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động.

Cũng có thể do doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh bền vững, chủ yếu là hoạt động theo kiểu ”chộp giật”, muốn thu được nhiều lợi nhuận nên muốn trốn đóng BHXH cho người lao động. Cũng có thể do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, vốn ít nên đôi khi lờ đi trách nhiệm và nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động, hoặc có đóng nhưng không đủ.

2.1.5.2. Các yếu tố từ phía Người lao động

trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Việc nhận thức không đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc trích nộp BHXH, suy nghĩ không thấu đáo về tiền đóng nên họ cho rằng số tiền đó chính là nguyên nhân làm giảm thu nhập hiện tại và không muốn đóng BHXH. Có những trường hợp người lao động trốn đóng do ý thức tuân thủ kém là vì họ không kỳ vọng sống đến khi nhận được tiền lương hưu. Chính vì vậy nên mặc dù biết phải đóng BHXH bắt buộc nhưng lại bắt tay với chủ sử dụng lao động để trốn đóng BHXH gây thiệt hại cho chính mình.

2.1.5.3. Các yếu tố từ phía Cơ quan BHXH

Theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Hoạt động của cơ quan BHXH có ảnh hưởng rất lơn đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Sự ảnh hưởng của cơ quan BHXH đến công tác quản lý thu BHXH được thể hiện qua những nội dung sau:

- Công tác kế hoạch hóa thu BHXH bắt buộc còn hình thức, chưa sát với thực tế.

- Do trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH. Nếu trình độ của đội ngũ quản lý thu bảo hiểm xã hội cao, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tuyên truyền, kiêm soát tình hình đóng, quản lý thu quỹ BHXH và ngược lại.

- Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.

Công tác thanh kiểm tra là vô cùng quan trọng, nó giúp củng cố và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH. Khi công tác thanh kiểm tra BHXH còn hạn chế và chưa phát huy hết chức năng, chưa kiểm soát hết đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, chưa có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh cũng là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý thu BHXH không được triệt để và nghiêm túc.

- Do khung pháp lý về BHXH. Các quy định quản lý BHXH chưa hoàn chỉnh, không quy định rõ về quyền hạn của thanh tra BHXH, quy định về xử phạt vi phạm không đủ mức làm công cụ ngăn chặn vi phạm của người sử dụng lao động.

2.1.5.4. Do cơ chế chính sách pháp luật

Hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh sẽ là công cụ hữu hiệu trong quản lý thu BHXH. Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay là:

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH2013 ngày 20/11/2014 Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính Phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động thương binh xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc.

Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 02 năm 2008 sửa đổi, bổ

sung một số điểm tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH.

Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ: Quy đinh mức lương cơ sở đối với Cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vụ trang

Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 04/12/2012; Nghị định 103/2014/NĐ- CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ, Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ: quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở DN, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình

Ngoài ra hệ thống pháp luật về bảo hiểm còn có các thông tư và công văn hướng dẫn kịp thời. Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành, hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương

là tiền đề và là cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là đối với khu vực Nhà nước có quy định cụ thể về thang bảng lương, mức lương và hệ số lương. Nâng lương tối thiểu chung đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên tăng số thu BHXH. Như vậy, mức lương tối thiểu chung đã tác động gián tiếp tới mức thu BHXH. Ngoài ra, nhà nước còn quy định mức lương tối thiểu vùng cho từng khu vực cũng như trong các khối ngành kinh tế khác nhau sẽ là căn cứ chung để quản lý và kiểm soát thu BHXH.

Tuy nhiên, hệ thống tiền lương, tiền công chưa hợp lý; hiện tượng tiền lương, tiền công của người lao động thấp hơn tiền thưởng và các khoản thu nhập phụ khác; các quy định chính sách BHXH chưa thật rõ ràng, chưa ổn định và không tạo được sự hấp dẫn nên cũng là nguyên nhân gây khó khăn đối với công tác quản lý thu BHXH hiện nay.

2.1.5.5. Do các yếu tố khác

- Yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả

năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Vì thế, nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống nhân dân sẽ được nâng cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi và các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Hơn nữa, khi đời sống kinh tế cao, mức thu nhập tăng lên thì việc trích nộp BHXH cũng sẽ tăng lên, tác động tích cực làm tăng thu BHXH.

Tuy nhiên việc quản lý thu nhập của NLĐ thực khó khăn vì không thể nắm rõ thu nhập thực tế của NLĐ do đó đây cũng là khó khăn cho công tác thu BHXH BB.

- Yếu tố dân số: Nếu một địa phương có dân số trong độ tuổi lao động nhiều, nguồn lao động dồi dào, nếu không xảy ra khủng hoảng kinh tế sẽ có nhiều lao động. Điều đó ảnh hưởng quản lý thu BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)