Thực trạng quản lý quỹ tiền lương đóng bhxh bắt buộc tại bhxh huyện đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

huyện Đông Anh

Một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH tiến hành nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc của mình là tiền lương của NLĐ tham gia BHXH. Tiền lương và các khoản phụ cấp của người lao động là cơ sở để thu BHXH hàng tháng và giải quyết các chế độ BHXH khi phát sinh.

Để đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng tham gia cũng như chính sách BHXH được hoạt động thông suốt, có hiệu quả. Nhiệm vụ của người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH phải theo dõi thường xuyên, liên tục, chặt chẽ những diễn biến của tiền lương - tiền công của NLĐ và tổng quỹ tiền lương của đơn vị SDLĐ tham gia.

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, cán bộ thu và các cán bộ làm công tác BHXH tại đơn vị SDLĐ cần phải nắm chắc quyi định về tiền lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành để tiến hành quản lý mức tiền lương và trích nộp theo đúng quy định.

Tổng số tiền thu BHXH bắt buộc của ngành BHXH nói chung và cơ quan BHXH huyện Đông Anh nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào mức tiền lương tham gia BHXH bắt buộc của người lao động. Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện Đông Anh không ngừng tăng lên qua các năm, số năm sau thương cao hơn số năm trước. Cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH (2014-2016) Loại hình đơn vị Tổng quỹ lương đóng BHXH (triệu đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2016 DNNN 100.890 101.653 115.514 100,76 113,64 DN vốn DTNN 75.011 99.960 123.724 133,26 123,77 DN NQD 746.621 815.452 988.312 109,22 121,20 Khối HCSN 303.643 319.131 343.266 105,10 107,56 Ngoài công lập 8.230 10.176 12.778 123,64 125,57 Hợp tác xã 10.733 11.861 13.009 110,51 109,68 Khối xã 18.364 18.306 21.966 99,68 119,99 Hộ KD, cá thể 3.167 3.977 5.006 125,59 125,86 Tổng 1.268.673 1.382.531 1.625.591 108,97 117,58

Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)

Từ bảng 4.10 trên ta thấy, Tổng quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc năm sau thường cao hơn năm trước năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 8,97%, năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là 17,58%. Tất cả các khối, loại hình đơn vị đều có quỹ lương đóng BHXH năm sau tăng hơn so với năm trước.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, Trên địa bàn huyện Đông Anh khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trích nộp vào quỹ BHXH là nhiều nhất, tiếp theo là khối hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....

Tổng quỹ lương đóng BHXH bắt buộc tăng lên hàng năng là do các nguyên nhân sau:

- Do số lao động tham gia BHXH bắt buộc hàng năm tăng lên.

- Do số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động tăng lên. - Do quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động tăng lên.

- Do chính sách tiền lương cơ sở, tiền lương tối thiều vùng của nhà nước quy định mức tiền lương tăng thêm hàng năm.

Tổng quỹ lương đóng BHXH tăng lên theo từng lăm, có số liệu chi tiết của từng khối loại hình đơn vị. Ta có thể thấy được mức tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh qua Đồ thị sau:

Biểu đồ 4.2. Tổng quỹ lương trích nộp BHXH giai đoạn (2014-2016)

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu (2017)

Từ năm 2014 đến năm 2016, tổng quỹ lương đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị tham gia BHXH cho người lao động tăng 28,13%. Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH tăng lên la một trong các yếu tố quan trong góp phần tăng trưởng số thu BHXH trên địa bàn.

Tuy nhiên, nếu so sánh theo mức tiền lương thực tế mà các người lao động được trả, mức lương đóng BHXH của người lao động thấp hơn rất nhiều so với mức lương thực tế. Luật BHXH có quy định mức đóng BHXH và khống chế mức Sàn đóng và trần đóng. Trên thực tế, mức lương và các khoản phụ cấp của người lao động có thể cao hơn rất nhiều, nhưng nhiều đơn vị đóng BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn. Lý do trên một phần là do quy định của nhà nước: Mức lương đóng BHXH không được vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.Vì vậy nhiều người lao động làm việc với mức lương rất cao nhưng phải đóng BHXH theo mức trần. Cũng rất nhiều doanh nghiệp chỉ tham gia BHXH cho người lao động đúng bằng mức sàn hay là mức lương cơ sở vùng.

Ta có thể thấy qua Bảng tổng hợp mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp mức lương thực tế và mức lương đóng BHXH

Khối, loại hình

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thu nhập BQ thực tế (1) (Tr đ) ML BQ đóng BHXH (2) (Tr đ) Thu nhập BQ thực tế (3) (Tr đ) ML BQ đóng BHXH (4) (Tr đ) Thu nhập BQ thực tế (5) (Tr đ) ML BQ đóng BHXH (6) (Tr đ) DNNN 3,832 3,344 4,237 3,699 5,046 4,340 DN N.Ngoài 4,849 4,405 6,378 5,870 7,067 6,029 DN NQD 3,644 3,189 4,446 3,369 4,932 3,881 Khối HCSN 3,912 3,572 4,187 3,743 4,295 3,845 NCL 3,998 3,076 4,035 3,164 4,406 3,526 Hợp tác xã 5,079 4,450 7,782 5,491 8,675 6,692 Khối xã 3,394 3,061 3,329 3,027 2,576 2,277 Hộ KD cá thể 3,374 2,965 3,275 2,785 4,575 3,758

Nguồn: (1), (3), (5): Phòng Lao động- TBXH huyện Đông Anh (2014-2016) (2), (4), (6): BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)

Qua bảng số liệu bảng 4.11 cho chúng ta thấy rằng việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định hiện nay chỉ mang tính tượng trưng, hình thức, không phải là tiền lương thực tế của người lao động dẫn dến tình trạng:

+ Đối với khu vực Nhà nước: Tạo ra tính bình quân trong việc đóng, nộp và hưởng chế độ BHXH; mức đóng thấp hơn so với mức lương thực tế tạo ra sự phân bì của các doanh nghiệp khác.

+ Đối với khu vực ngoài nhà nước: Không minh bạch trong việc thực hiện chế độ trích nộp BHXH, các doanh nghiệp không ký hợp đồng hoặc chỉ ghi mức lương rất thấp trên hợp đồng lao động để trốn hoặc giảm bớt tiền đóng.

Có thể nói, quy định hiện hành đã làm cho mức đóng BHXH hoàn toàn tách rời tiền lương lao động, tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra một cách phổ biến. Hậu quả là quỹ BHXH thất thu lớn, mức chi trả các chế độ trợ cấp rất thấp, làm cho mục đích của BHXH không đạt được, người lao động thờ ơ và ý nghĩa tốt đẹp của BHXH bị giảm sút nghiêm trọng.

- Những bất cập của tiền lương đóng BHXH hiện hành đều tác động tiêu cực trực tiếp đến tất cả các chế độ trợ cấp BHXH. Do chế độ hưu trí là loại chế độ dài hạn, có mối quan hệ chặt chẽ đến toàn bộ quá trình đóng BHXH nên mức tiền lương bình quân làm căn cứ chi trả trợ cấp hưu trí thể hiện những bất hợp lý sau:

- Đối với đối tượng đóng BHXH theo hệ số lương:

+ Dựa vào mức đóng BHXH 5 năm cuối để tính mức tiền lương bình quân cho cả quá trình đóng BHXH, làm căn cứ trả trợ cấp. Theo luật BHXH mức này đã được điều chỉnh từ 5 năm cuối đến bình quân cả quá trình cho mỗi thời điểm bắt đầu tham gia BHXH khác nhau, nhưng vẫn không đảm bảo nguyên tắc đóng -hưởng.

+ Các đối tượng khác không được tính theo phương pháp này là không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng tham gia BHXH.

- Đối với đối tượng đóng BHXH theo mức lương:

+ Mức tiền lương bình quân làm căn cứ trả trợ cấp phản ánh sai lệch giá trị thực của tiền lương đóng BHXH.

+ Trợ cấp hưu trí không đáp ứng yêu cầu đảm bảo cho mức sống của người về hưu phù hợp với mức sống chung của xã hội.

Việc tham gia BHXH với mức lương thấp là bất lợi cho người lao động. Dưới góc độ người lao động, việc đóng BHXH với mức lương càng cao thì càng có lợi, nhưng thực tế các doanh nghiệp lại muốn giảm mức lương đóng BHXH với mức thấp hoặc trốn đóng BHXH do những nguyên nhân sau:

nộp cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động hiện nay là quá cao (18%) so với mức đóng của người lao động (8%) mà họ không có bất cứ quyền lợi gì sau này, kể cả trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật hay bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì họ cũng không thể lấy khoản tiền này để bù đắp cho những thiệt hại mà người lao động đã gây ra.

- Người lao động còn thiếu thông tin về BHXH, thiếu am hiểu về lợi ích của việc tham gia BHXH nên cũng đồng tình với các đơn vị không tham gia BHXH. Điều này cũng đồng nghĩa với công tác tuyên truyền về BHXH đến các đối tượng chưa được rộng rãi, chưa giải thích rõ ràng lợi ích khi tham gia, nếu tiết kiệm một phần thu nhập của mình để tích lũy thì lúc về già họ sẽ nhận được một khoản thu nhập lương hưu bảo đảm và không trở thành gánh nặng cho xã hội. Thực tế hiện nay người hưởng chế độ không cảm thấy được bảo vệ an toàn do mức hưởng của mọi chế độ đều thấp hơn so với mức sống hiện tại nên NLĐ không " mặn mà " tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)