3.1.2.1. Quá trình phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh
Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số: 01/QĐ-TCCB ngày 12/7/1995 của Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội trên cơ sở một số bộ phần của Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện và Liên đoàn Lao động huyện chuyển sang (BHXH huyện Đông Anh 2014-2016).
Khi mới thành lập chỉ có 06 cán bộ gồm 01 giám đốc 01 phó giám đốc 04
cán bộ chuyên môn đến nay có 30 cán bộ, công chức, viên chức với 01 giám đốc, 03 phó giám đốc 26 cán bộ chuyên môn. Trải qua 22 năm được hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển chung của Xã hội, BHXH huyện Đông Anh đã có những bước phát triển nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Đông Anh
Bảo hiểm xã huyện Đông Anh là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội
Thành phố Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH TP Hà nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh. BHXH huyện Đông Anh có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Theo quy định của BHXH Việt Nam nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Đông Anh như sau:
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
3.1.2.3. Tình hình tổ chức, lao động của BHXH huyện Đông Anh
Tính đến thời điểm hiện tại, BHXH huyện Đông Anh có tổng số 30 cán bộ, viên chức. Trong đó 100% đạt trình độ Đại học và trên đại học.
Cán bộ viên chức của BHXH huyện Đông Anh thuộc tầng lớp lao động trẻ, được đào tạo đúng với chuyên môn nghiệp vụ công tác. Vì vậy, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ.
- Về cơ cấu giới tình, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, viên chức BHXH huyện Đông Anh được thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Đông Anh
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Giới tính:
+ Nam 07 23,33
+ Nữ 23 76,67
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ :
+ Thạc sỹ 03 10,00 + Đại học 27 90,00 Trình độ lý luận chính trị : + Cao cấp 02 6,67 + Trung cấp 04 13,33 + Sơ cấp 24 80,00
Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2016)
- Về cơ cấu tổ chức, BHXH huyện do một Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn diện và quản lý mọi hoạt động của BHXH huyện để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện theo quy định tại Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 01,10,2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội về những nhiệm vụ được giao.
Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chỉ đạo một số tổ nghiệp vụ được phân công. Phó Giám đốc thay mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật Nhà nước giải quyết các công việc thuộc phạm vi công việc được phân công .
Các tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH huyện tổ chức quản lý quỹ BHXH, quỹ BHYT và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của tổ. Tổ nghiệp vụ chịu sự quản lý và điều hành của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc BHXH huyện theo lĩnh vực phụ trách và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng chức năng tương ứng trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Đông Anh
Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2016) 3.1.2.4. Tình hình hoạt động của BHXH huyện Đông Anh
Trong những năm qua, nhiệm vụ công tác của BHXH huyện Đông Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHXH tăng qua các năm; việc thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng. Cụ thể là: Ban Giám đốc Tổ Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Tổ Thực hiện chính sách BHXH Tổ Kế toán, chi trả, giám định BHYT Tổ Thu, Cấp sổ thẻ, kiểm tra
- Thuận lợi
+ Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của
BHXH Thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, sự phối hợp và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị tham gia BHXH cho người lao động trên địa bàn huyện.
+ Các cơ quan chức năng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHXH. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt kết quả cao.
+ Lãnh đạo BHXH huyện luôn quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm phục vụ cho công tác chuyên môn.
+ Đội ngũ cán bộ công chức đa số là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo bài bản, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Các cán bộ viên chức đều có tinh thần đoàn kết, phối hợp để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Trang thiết bị, phòng làm việc khang trang, rộng rãi, được trang bị đầy đủ. Trụ sở cơ quan được đặt tại khu trung tâm của huyện rất thuận tiện cho việc đi lại, thuận lợi cho việc đón tiếp khách hàng và tạo hứng khởi cho các cán bộ khi làm việc, góp phần giải quyết công việc nhanh hơn.
+ Các đơn vị và người lao động ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia BHXH làm cho đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng cao.
- Khó khăn
+ Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài với số lượng lớn, khiến cho việc giải quyết các chế độ cho NLĐ chưa được thực hiện kịp thời
+ Hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện cũng như người lao động chưa có sự hiểu biết về BHXH nên khó khăn trong việc vận động họ tham gia BHXH.
+ Các loại biểu mẫu, quy định thường xuyên thay đổi gây bỡ ngỡ cho cán bộ, phải mất thời gian tìm hiểu để thực hiện đúng theo quy định Pháp Luật.
+ Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH còn hạn chế nên một bộ phận dân cư và người lao động chưa hiểu được bản chất tốt đẹp, tính nhân văn
của chính sách BHXH nên chưa tham gia BHXH. Các đơn vị sử dụng lao động cũng như đối tượng đến giải quyết công việc, vì chưa nắm vững qui định nên việc thiết lập hồ sơ còn nhiều sai sót, phải làm lại nhiều lần, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải mất nhiều thời gian để giải thích, hướng dẫn.
+ Công tác quản lý còn thiếu đồng bộ, cơ chế phối hợp trong thực hiện Luật BHXH còn nhiều bất cập. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, mức phạt quá nhẹ, tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm do đó nhiều chủ sử dụng lao động trốn đóng BHXH, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia, không thực hiện trích nộp BHXH kịp thời theo quy định.
+ Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài với số lượng lớn, khiến cho việc giải quyết các chế độ cho NLĐ chưa được thực hiện kịp thời.
Trong giai đoạn 2014–2016, Mặc dù số thu BHXH bắt buộc của Cơ quan BHXH Đông Anh liên tục năm sau cao hơn năm trước. Nhưng so với tiềm năng và số phải thu thì số tiền nợ BHXH vẫn còn rất cao. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Tình hình thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2014 – 2016
Năm Số phải thu BHXH bắt buộc (trđ) Số đã thu BHXH bắt buộc (trđ) So sánh ĐT/PT Tuyệt đối (trđ)+/- Tương đối (%) 2014 404.027 337.063 - 66.964 83.43 2015 434.059 371.470 - 62.589 85.58 2016 504.689 428.597 - 76.092 84.92
Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)
Tính đến hết năm 2016 mới chỉ có 37,83% đơn vị tham giam BHXH bắt buộc cho người lao động; Số lao động được đóng BHXH bắt buộc là 39,01% trên tổng số phải tham gia.
Như vậy so với thực thế thì số thu và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh còn thấp, tỷ lệ nợ tiền BHXH và trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động còn cao.