Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

3.2.1. Thu thập tài liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu liên quan đến số lượng các đơn vị sử dụng lao động, số lương lao động, tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH và tình trạng nợ đọng BHXH tại địa bàn huyện Đông Anh thông qua các số liệu báo cáo của cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan.

Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các báo cáo về tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị, Tình hình trích nộp và tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH; các báo cáo và nghiên cứu, báo, tạp chí, website liên quan...

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đơn vị doanh nghiệp với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra, gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu BHXH, chủ doanh nghiệp và người lao động về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động, tình hình quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Đông Anh.

Phương pháp điều tra chủ yếu là phát phiếu điều tra, thu thập phiếu và xử lý số liệu qua điều tra. Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn Giám đốc BHXH huyện và cán bộ trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan.

Tính đến hết 12/2016, Trên địa bàn huyện Đông Anh có 1.250 đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc cho 33.965 người. Cụ thể như sau:

-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 942 đơn vị, chiếm 75,36%.

-Doanh nghiệp nhà nước có 14 đơn vị, chiếm 1,12%.

-Đơn vị HCSH có 160 đơn vị, chiếm 12,80%.

-Loại hình khác có 352 đơn vị, chiếm 28,08%.

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng và tình hình hoạt động của các đơn vị, tác giả tiến hành điều tra như sau:

Bảng 3.3. Mô tả đối tượng và mẫu điều tra

Đối tượng điều tra

Đơn vị tính

Số mẫu

điều tra Nội dung điều tra

1 - Chủ sử dụng lao động Điều tra bằng phương pháp gửi phiếu điều tra về

các tiêu chí liên quan đến quản lý và sử dụng lao động; chế độ tiền lương và các phụ cấp lương; Chi

trả chế độ cho người lao động và sự tham gia của người lao động trong quá trình thực hiện BHXH bắt

buộc. Ý thức chấp hành luật BHXH; Vai trò của

công đoàn...

1.1 – DN ngoài quốc doanh DN 18

1.2 – DN Nhà nước DN 2 1.3 – Cơ quan HCSN CQ 5 1.4 – Các đơn vị khác ĐV 5 2 – Người lao động 1.1 – LĐ thuộc DN NQD Người 70 1.2 – LĐ thuộc DN NN Người 05 1.3 – LĐ thuộc CQ HCSN Người 10 1.4 – LĐ thuộc các ĐV khác Người 15 3 – Cán bộ cơ quan BHXH Phỏng vấn chuyên sâu 3.1 – Cán bộ lãnh đạo BHXH Người 02 3.2 – Cán bộ thu BHXH Người 5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) 3.2.2. Xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh.

- Đối với thông tin sơ cấp: Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch và tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành

phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thông tin ban đầu sau khi được thu thập là rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đấy chưa thể phát hiện được điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp và trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu logic, dễ hiểu và thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối kế hoạch: Số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.

- Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của DN đạt bao nhiêu phần so với gốc.

- So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh về dân số, lao động trên địa bàn

- Dân số và lực lượng lao động theo từng năm.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh số đơn vị, người lao động: - Số DN, đơn vị hoạt động trên địa bàn.

- Số DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.

- Tổng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. - Số lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc.

3.2.4.3.Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia BHXH bắt buộc

- Tỷ lệ DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc . - Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc.

3.2.4.4.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu BHXH bắt buộc

- Số tiền thu BHXHBB theo kế hoạch hàng năm - Số tiền thu BHXHBB thực tế hàng năm

- Tỷ lệ hoàn thành thu BHXHBB so với kế hoạch - Mức lương bình quân đóng BHXH theo quy định

- Mức lương bình quân thực tế người sử dụng lao động kê khai đóng BHXH cho người lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH HUYỆN ĐÔNG ANH

4.1.1. Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Đông Anh huyện Đông Anh

Đối tượng tham gia BHXH được hiểu là đối tượng quản lý của hệ quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiện chính sách chế độ BHXH. Đó cũng chính là đối tượng có nghĩa vụ đóng góp BHXH theo luật định, đồng thời được thụ hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH theo chế độ quy định của Nhà nước và pháp luật. Một trong các mục tiêu của BHXH huyện Đông Anh là quản lý cho được các đối tượng tham gia BHXH theo đúng quy định.

4.1.1.1.Đối tượng là các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn

Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế, BHXH huyện Đông Anh đã triển khai kịp thời các biện pháp để phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động cũng như số tiền thu BHXH đều tăng nhanh quan các năm. Năm sau tăng hơn so với năm trước.

Bảng 4.1. Kết quả thu BHXH bắt buộc theo số đơn vị tham gia (2014-2016)

Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2015/2016 1. Số ĐV tham gia BHXH bắt buộc (đv) 944 1.081 1.250 114,51 115,63 2. Số thu BHXH (tr.đ) 337.063 371.470 428.597 110,21 115,38

Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)

Qua Bảng 4.1 ta có thể thấy như sau: Năm 2015, số đơn vị tăng hơn so với năm 2014 là 137 đơn vị với tỷ lệ tăng trưởng là 14,51%; Tương ứng số tiền thu BHXH bắt buộc tăng trưởng 10,21%. Năm 2016, Số đơn vị thăng gia đóng mới BHXH bắt buộc 169 đơn vị so với năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng 15,63%; Tưởng

ứng với đó số tiền thu BHXH tăng 57.127 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15,38%.

Số tiền thu BHXH bắt buộc thu trên địa bàn huyện Đông Anh chủ yếu từ khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiếp theo đến khối HCSN, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp nhà nước và các khối loại hình còn lại.

Trong năm 2016, tỷ trọng thu BHXH bắt buộc các khối như sau:

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 59,99%

- Khối HCSN chiếm: 21,72%

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 7,90%

- Doanh nghiệp nhà nước: 7,11%

- Các khối khác: 3,28%

Tỷ trọng số tiền thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng số tiền thu BHXH bắt buộc năm 2016

Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2016)

Như vậy, tại cơ quan BHXH huyện Đông Anh tiền thu BHXH bắt buộc của Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là các khối Hành chính sự nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, cuối cùng là các khối khác.

Số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động không ngừng tăng qua các năm. Năm sau số đơn vị đăng ký tham gia mới tăng hơn so với năm trước. Ta có thấy số liệu thông quan Bảng 4.2 Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2014-2016) trên địa bàn huyện Đông Anh như sau:

Bảng 4.2. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2014-2016)

STT Loại hình đơn vị Số ĐV So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 1 DNNN 15 15 14 100,00 93,33 2 DN có vốn ĐTNN 50 47 49 94,00 104,26 3 DN NQD 651 782 942 120,12 120,46 4 Khối HCSN 132 134 136 101,52 101,49 6 Ngoài công lập 30 34 35 113,33 102,94 6 Hợp tác xã 26 26 26 100,00 100,00 7 Khối xã, phường 24 24 24 100,00 100,00 8 Hộ KD cá thể 16 19 24 118,75 126,32 Tổng 944 1.081 1.250 114,51 115,63

Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)

Số liệu trong bảng trên cho chúng ta thấy số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Đông Anh tăng nhanh: từ 944 đơn vị năm 2014 lên 1.250 đơn vị năm 2016, tăng 306 đơn vị, tương ứng với 32,42%; trong đó tăng mạnh là khối DN ngoài quốc doanh với tỷ lệ tăng 44,70%, tương ứng với 291 đơn vị.

Khối Doanh nghiệp nhà nước ít biện động và có xu hướng giảm, năm từ năm 2014 đến năm 2015 số đơn vị không đổi, Năm 2016 giảm so với năm 01 đơn vị nguyên nhân là do chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn sở hữu tại các đơn vị. Khối HCSN, Hợp tác xã ít không biến động hoặc có biến động nhưng không đáng kể. Số lượng các đơn vị có vốn đầu tư tại nước ngoài trên địa bàn huyện Đông Anh lớn. Nhưng do sự phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc, phần lớn các đơn vị trên đều do BHXH Thành phố quản lý. Vì

vậy, tỷ lệ tăng trưởng rất thấp, hoặc hầu như không tăng mới.

Cùng với việc số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động tăng lên hàng năm, số tiền nộp BHXH của các đơn vị cho cơ quan BHXH cũng tăng đều qua hàng năm. Tuy nhiên, So sánh với số lượng các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn huyện Đông Anh với số đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động ta có thể thấy số lượng các đơn vị đóng BHXH cho người lao động so với số đơn vị đang hoạt động còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Qua đây, ta có thể thấy rất rõ thực trạng của quản lý thu BHXH bắt buộc nói chung và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói riêng.

Theo số liệu tổng hợp của cơ quan BHXH huyện Đông Anh. Tính đến hết năm 2016, trong số 3.304 đơn vị đang hoạt động mới chỉ có 1.250 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, chiếm tỷ lệ 37,83%.

Tình hình tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động của các khối loại hình đơn vị được tổng hợp thông qua Bảng 4.2 Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2016. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH BB trên địa bàn huyện năm 2016

Loại hình đơn vị Đơn vị Số ĐV đang HĐ ( ĐV) Số ĐV tham gia BHXH (ĐV) Số ĐVTG/Số ĐV đang HĐ (%) DNNN 14 14 100,00 DN vốn DTNN(*) 55 49 89,09 DN NQD 2.742 942 34,58 Khối HCSN 136 136 100,00 Ngoài công lập 56 35 62,50 Hợp tác xã 63 26 41,27 Khối xã, phường 24 24 100,00 Hộ KD, khác 232 24 10,34 Tổng 3.304 1.250 37,83

(*) Đã loại trừ số đơn vị liên doanh nước ngoài do BHXH Thành phố Hà Nội quản lý.

Từ bảng phân tích này ta có thể thấy tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc các đơn vị trên địa bàn huyện Đông Anh rất thấp. Tính hết năm 2016 chỉ mới có 37,83% đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động.

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Ngoài khối HCSN, Khối xã, thị trấn và Doanh nghiệp nhà nước đã tham gia BHXH cho người lao động với tỷ lệ 100% ; Các khối, loại hình còn lại vẫn chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động. Trong đó: Hộ kinh doanh mới có 10,34% tham gia; Hợp tác xã là 41,2%; Ngoài công lập là 62,5%, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 89,09% tham gian. Đặc biệt, Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trên địa bàn huyện Đông Anh nhưn mới chỉ có 942 trong tổng số 2.724 đơn vị trên địa bàn tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động với tỷ lệ 34,58%.

Tỷ lệ các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc thấp đồng nghĩa với quyền lợi, chế độ về BHXH của một bộ phận không nhỏ người lao động trên địa bàn huyện Đông Anh không được đảm bảo.

Bên cạnh số lương các đơn vị tham gia thấp thì số lượng các đơn vị đã tham gia còn để nợ đọng tiền BHXH với hàng năm vẫn còn rất cao thời gian nợ kép dài. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Số đơn vị nợ BHXH giai đoạn (2014-2016)

Chỉ tiêu Năm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số ĐV tham gia 944 1.081 1.250

Số ĐV nợ 401 447 612

Tỷ lệ nợ (%) 42,48 41,35 48,96

Nguồn: BHXH huyện Đông Anh (2014-2016)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ các đơn vị để nợ BHXH rất cao. Xét về số tuyệt đối, thì số đơn vị nợ tiền BHXH năm sau cao hơn năm trước. Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)