Thực trạng tổ chức thu bhxh bắt buộc tại huyện đông anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 71 - 81)

4.1.3.1. Xây dựng và giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quán trình thu và quản lý thu BHXH bắt buộc, được thực hiện đình kỳ hàng năm. Kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý thu ở từng đơn vị do BHXH huyện quản lý. Kế hoạch thu sát với thực tế thì việc triển khai thực hiện dễ dàng hơn, hiệu quản cao hơn.

Số thu BHXH hàng năm của BHXH Đông Anh là rất cao, nhưng số nợ cũng rất lớn. Cụ thế theo số liệu tại Bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.12. Số tiền nợ BHXH từ năm 2014 đến năm 2016

Chỉ tiêu Năm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số đã thu (Tr đ) 337.063 371.470 428.597

Tổng số nợ (Tr đ) 66.964 62.589 76.092

Tỷ lệ nợ (%) 19,87 16,85 17,75

Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu trên ta có thể thấy rằng số tiền nợ BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh là lớn, nó chiếm tỷ lệ không nhỏ so với số tiền đã thu được. Năm 2014 chiếm tỷ lệ 19,87% so với số đã thu. Năm 2015 số tiền nợ giảm xuống nhưng tỷ lệ nợ vẫn ở mức 16,85%. Năm 2016, số tiền nợ lại có lại tăng lên. Tổng số tiền nợ BHXH bắt buộc năm 2016 là 76.092 triệu đồng chiếm tỷ lệ 17,75% so với tổng số thu.

Nhìn vào số liệu tổng hợp tình hình thực hiện thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn (2014-2016) ta có thể thấy:

Số tiền thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh năm sau cao hơn năm trước. Nếu so sanh với kế hoạch được giao, các khối loại hình thu BHXH bắt buộc đều đạt và vượt kế hoạch được giao.

Năm 2014 thu BHXH bắt buộc được 337.063 triệu đồng đạt 100,02% kết hoạch được giao; Năm 2015 thu BHXH bắt buộc được 371.470 triệu đồng đạt 100,40% kế hoạch được giao; Năm 2016 thu BHXH bắt buộc được 428.597 triệu đồng đạt 100,37% kế hoạch được giao.

Tuy nhiên, Nếu đem so sanh với số tiền phải thu BHXH bắt buộc hàng năm trên địa bàn huyện Đông Anh thì số tiền đã thu được và số kế hoạch được giao vẫn còn rất thấp.

- Năm 2014, Số tiền BHXH phải thu là 404.027 triệu đồng thì số đã thu chỉ được 337.063 triệu đồng đạt tỷ lệ có 83,43% so với số phải thu.

- Năm 2015, Số tiền BHXH phải thu là 434.059 triệu đồng thì số đã thu chỉ được 371.470 triệu đồng đạt tỷ lệ có 85,58% so với số phải thu.

- Năm 2016, Số tiền BHXH phải thu là 504.689 triệu đồng thì số đã thu chỉ được 428.597 triệu đồng đạt tỷ lệ có 84,92% so với số phải thu.

Qua đây ta có thể thấy được công tác lập kế hoạch và giao chỉ tiêu của cơ quan BHXH còn nhiều bất cập. Đó cũng là lý đo không tạo được động lực để thúc đẩy trong quản lý thu BHXH bắt buộc. Tình trạng nợ BHXH bắt buộc với số tiền lớn và thời gian kéo dài vẫn rất phổ biến trong gian đoạn hiện nay.

Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc chi tiết theo khối, loại hình quản lý thể hiện ở Biểu đồ 4.2:

Bảng 4.13. Tình hình thực hiện thu BHXH bắt buộc tại huyện Đông Anh (2014 - 2016)

Loại hình đơn vị tham

gia BHXH BB

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền thu BHXH BB (Tr đ) So sánh (%) Số tiền thu BHXH BB (Tr đ) So sánh (%) Số tiền thu BHXH BB(Tr đ) So sánh (%) Phải thu KH TH TH/PT TH/ KH Phải thu KH TH TH/ PT TH/K H Phải thu KH TH TH/ PT TH/ KH DNNN 38.580 23.899 23.899 61,95 100,00 42.459 30.260 30.262 71,27 100,01 46.437 30.490 30.493 65,67 100,01 DN vốn DTNN 20.251 19.889 19.894 98,24 100,03 26.523 25.680 25.799 97,27 100,46 34.327 33.700 33.858 98,63 100,47 DN NQD 249.203 199.319 199.330 79,99 100,01 266.844 219.123 219.706 82,33 100,27 313.990 255.820 257.118 81,89 100,51 Khối HCSN 84.528 83.015 83.042 98,24 100,03 85.807 83.600 84.278 98,22 100,81 94.350 93.000 93.076 98,65 100,08 Khối NCL 2.269 2.136 2.147 94,61 100,51 2.882 2.650 2.678 92,91 101,06 3.534 3.033 3.048 86,26 100,49 Khối HTX 3.095 2.728 2.730 88,20 100,07 3.496 2.945 2.949 84,36 100,14 3.968 3.427 3.442 86,74 100,44 Khối xã, TT 5.068 5.067 5.068 100,00 100,02 4.850 4.652 4.695 96,80 100,92 6.676 6.300 6.323 94,71 100,37 Khối HKD 1.033 950 953 92,24 100,32 1.197 1.090 1.103 92,14 101,19 1.407 1.230 1.239 88,06 100,73 Tổng cộng 404.027 337.003 337.063 83,43 100,02 434.059 370.000 371.470 85,58 100,40 504.689 427.000 428.597 84,92 100,37

Như vây, Công tác Lập và giao kế hoạch của ngành BHXH nói chung và cơ quan BHXH nói riêng là chưa sát thực tế. Vì vậy, dù hàng năm cơ quan BHXH huyện Đông Anh có hoàn thành kế hoạch thu do BHXH Thành phố Hà Nội giao cho nhưng số nợ BHXH vẫn còn rất lớn, số đối tượng chưa được tham gia BHXH còn rất nhiều.

Tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc cao, số đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc thấp như trên đồng nghĩa với quyền lợi hưởng chế độ BHXH của người lao động bị ảnh hương không nhỏ. Chế độ BHXH của người lao động không được đảm bảo kịp thời.

Số tiền nợ BHXH cũng như tỷ lệ nợ BHXH cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH mà nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và bảo đảm tính ổn định bền vững của Quỹ BHXH của Việt Nam.

4.1.3.2. Xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là nội dung quan trọng trong quản lý thu BHXH. Trong Luật BHXH đã quy định rất rõ về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, việc xác định cụ thể đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc trong quá trình thực hiện triển khai phải có những quy định pháp lý về thủ tục. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH bao gồm Người lao động và Người sử dụng lao động.

Tùy từng điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước quy định đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH. Để đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trong những năm qua, nhà nước không ngừng mở rộng đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH. Trong đó có quy định cụ thể về phía người lao động gồm những ai, phía chủ sử dụng lao động thuộc những loại hình nào phải tham gia BHXH bắt buộc.

Quy định của pháp luật về đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH rất rõ ràng nhưng hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng cũng như trên địa bàn cả nước nói chung còn rất nhiều đơn vị sử dụng lao động không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ BHXH cho người lao động. Bản thân nhiều người lao động cũng không muốn tham gia BHXH bắt buộc, hoặc có muốn tham gia nhưng cũng không dám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc cho minh.

- Căn cứ xác định để quản lý đối tượng là Người lao động tham gia BHXH bao gồm: Hợp đồng lao động; Hợp đồng làm việc; Quyết định tuyển dung, Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, Bảng chấm công và thanh toán tiền lương của đơn vị...

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh hiện mới chỉ có khoản 39,1% lao động thuộc đối tượng bắt buộc được tham gia BHXH còn 60,9% số lao động thuộc đối tượng bắt buộc chưa tham gia BHXH bắt buộc. Số lao động chưa tham gia BHXH còn rất lớn.

Tình hình cấc đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trược thể hiện qua đồ thị sau:

Biểu đồ 4.3. Kết quả tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2016

Nguồn: Tính toán của tác giả (2017)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, Cơ quan BHXH huyện Đông Anh đối chiếu kiểm tra rất nhiều đơn vị tham gia BHXH cho người lao động với số lượng thấp hơn số bắt buộc phải tham gia.

- Đối với đối tượng thu BHXH bắt buộc là người sử dụng lao động căn cứ để xác định quản lý đối tượng bao gồm: Quyết định thành lập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư...

So với số đơn vị hoạt động trên địa bàn huyện Đông Anh thì hiện tại mới chỉ có 37,83% đơn tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, còn lại 62,17% đơn vị chưa tham gia BHXH cho người lao động. Số đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động còn rất lớn.

Biểu đồ 4.4. Kết quả tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2016

Nguồn: Tính toán của tác giả (2017)

Để đạt được hiệu quả cao và giải quyết tình trạng trốn đóng BHXH cho người người lao, đòi hỏi BHXH huyện Đông Anh phải có biện pháp hiệu quả để mở rộng và phát triển đối tượng tham gia.

- Mức lương là cơ cở quan trọng nhất để cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH bắt buộc với người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, Mức lương nó ảnh hưởng rất lớn đến số phải nộp và số phải thu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh mức lương để đóng BHXH bắt buộc thấp hơn nhiều mức thực thế người lao động được hưởng. Cụ thể, Năm 2016 mức lương bình quân đóng BHXH chỉ bằng 81,91% mức lương bình quân hưởng của người lao động. Trong đó, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội so với mức bình quân thực tế hưởng thấp nhất là 78,71%.

Hàng năm, mặc dù số đơn vị đóng BHXH bắt buộc, số lao động và mức đóng trên địa bàn huyện Đông Anh có tăng lên, nhưng tốc độ tăng chưa cao. So với số bắt buộc phải tham gia thì số đã tham gia còn thấp. Cơ quan BHXH huyện Đôn Anh thường xuyên phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan như: Chi cục thuế huyện Đông Anh, Chi cục Thống kê huyện, Phòng Lao động thương bình và xã hội huyện để soát số đơn vị, số lao động và mức lương bình quân của người lao động trên địa bàn để xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn.

4.1.3.3. Thu và đôn đốc thu BHXH bắt buộc

Quy trình quản lý thu gồm 4 nội dung liên quan đến cả đối tượng sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm, cụ thể được thể hiện qua sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1. Quy trình thu BHXH tại BHXH huyện Đông Anh

Nguồn: Quyết định số 1111/QĐ- BHXH (2011) Các ĐV đăng ký tham gia BHXH lần đầu. (1) Nộp tiền thu cho BHXH Hà Nội BHX H huyệ n tiếp nhận Thẩ m định Thông báo kết quả, mức đóng với các ĐV Tiến hành ký kết về BHX H BHX H huyệ n tiếp nhận BHX H huyệ n điều chỉnh Tính toán số tiền phải nộp Đối chiếu số liệu nộp từng tháng (3) Các đơn vị nộp danh sách và quỹ tiền lương trích nộp của năm kế tiếp. (4) Hàng tháng các ĐV lập danh sách điều chỉnh (2) BHXH huyện tiếp nhận Đối chiếu số liệu nộp BHXH hàng tháng Tiến hành thu và đôn đốc thu

BHXH huyện Đông Anh đã tổ chức thực hiện quản lý thu và đôn đốc thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị tham gia thông qua nhiều biện pháp và hình thức: xây dựng kế hoạch thu, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ

chuyên quản thu quản lý các đơn vị tham gia BHXH, thông báo và đôn đốc sô

tiền phải đóng BHXH của các đơn vị. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

- Thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý. Đối với các đơn vị chưa tiến hành đăng ký kê khai tham gia BHXH thì BHXH địa phương phải nhanh chóng đặt mối quan hệ với các đơn vị đó thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ. Qua đó tiến hành các công việc:

+ Tuyên truyền, giải thích các chế độ cho người sử dụng lao động giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH đối với NLĐ

+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập các biểu mẫu theo quy định và sau đó gửi cho cơ quan BHXH.

+ Thống nhất với đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc, lịch thu nộp, mức thu nộp và phương thức thu nộp BHXH. Thông báo cho các đơn vị số hiệu tài khoản thu BHXH của đơn vị mở tại địa phương.

+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động làm các thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động thuộc quyền quản lý của các đơn vị đó.

- Thực hiện đôn đốc thu BHXH, xác định số tiền BHXH phải đóng và theo dõi kết quả đóng góp BHXH.

- Phân công nhiệm vụ thu cụ thể cho từng cán bộ. Ngoài ra còn đôn đốc nhắc nhở bằng các văn bản hoặc làm việc trực tiếp với cán bộ lãnh đạo để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng nợ đọng của các đơn vị. Đồng thời để họ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH để thực hiện giải quyết quyền lợi cho NLĐ.

Để làm tốt công việc này các cán bộ thu BHXH phải nắm chắc các loại đối tượng tham gia BHXH như trong luật định. Ngoài ra, còn phải kết hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan để có được các thông tin làm căn cứ phát hiện điều chỉnh hoặc bổ sung số lượng các đơn vị sử dụng lao động một cách chính

xác và nhanh chóng tổ chức thực hiện việc thu BHXH cho phù hợp.

- Với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH và các đơn vị vừa mới tham gia, các cán bộ được phân công phải thường xuyên tiếp xúc, làm công tác điều tra cơ bản để nắm chính xác các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thu BHXH gồm:

+ Tổng số lượng lao động thực tế đơn vị sử dụng, tổng số lao động đã đang ký tham gia BHXH, số lao động phải tham gia BHXH nhưng chưa đăng ký. Nếu phát hiện thấy những trường hợp phải tham gia mà chưa tiến hành đăng ký thì phải yêu cầu các đơn vị đăng ký tiếp để nộp BHXH cho họ.

+ Tình hình biến động số lao động hàng tháng.

+ Tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH của tất cả lao động tham gia BHXH trong đơn vị.

+ Từ những thông tin trên, cơ quan BHXH tính toán số tiền nộp BHXH phải thu hàng tháng của từng đơn vị sử dụng lao động.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông, thực hiện tốt việc giao dịch điện tử để trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định để giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính giúp cho các doanh nghiệp, đơn vị tiết kiệm thời gian, chi phí.

4.1.4. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát và giải quyết các vướng mắc

Hệ thống cơ quan BHXH các cấp chưa có chức năng thanh tra, chỉ thực hiện chức năng kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân tham gia BHXH bắt buộc và kiểm tra nội bộ việc thực hiện quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Do đó, nó anh hưởng lớn đến việc quản lý thu BHXH bắt buộc.

Hàng năm, để thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách BHXH cho người lao động trên địa bàn, BHXH huyện Đông Anh thường tham mưu đề xuất cơ quan thẩm quyền các cấp thanh tra, kiểm tra và tự ra quyết định kiểm tra với các đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc.

Kết quả việc thanh tra kiểm tra đơn vị sử dụng lao động được thể hiện quan bảng số liệu sau:

Bảng 4.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra việc tham gia BHXH (2014-2016) Năm Số ĐV Số LĐTG Số LĐ không TG LĐ không TG/ LĐ TG (%) 2014 25 1.268 128 10,10 2015 30 2.768 310 11,20 2016 35 3.135 290 9,25 Tổng 90 7.172 728 10.15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)