Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Thông tin ban đầu sau khi được thu thập là rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đấy chưa thể phát hiện được điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp và trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu logic, dễ hiểu và thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối kế hoạch: Số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.

- Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của DN đạt bao nhiêu phần so với gốc.

- So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)