Hiện nay còn nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước có sử dụng lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH. Vấn đề đưa số lao động này vào tham gia BHXH vẫn là vấn đề nổi cộm cần có các biện pháp tháo gỡ. Theo thống kê trên địa bàn huyện Đông Anh, hiện nay cả huyện còn 2.054 đơn vị với khoảng 53.098 lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhưng vẫn chưa được tham gia BHXH.
Tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra hết sức nhức nhối, trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội không những ở Đông Anh mà trong cả nước, số doanh nghiệp không tham gia BHXH còn khá lớn; ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng có những vi phạm cụ thể, như đăng ký đóng BHXH cho số ít lao động, nợ đọng tiền BHXH còn diễn ra phổ biến... Điều đáng ngạc nhiên hầu hết các doanh nghiệp bị kiểm tra đều vi phạm dù mức độ khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp vi phạm trong nhiều năm liền, mặc dù năm nào cũng bị thanh tra "sờ gáy"; có Giám đốc doanh nghiệp nói thẳng: "nếu tham gia BHXH cho công nhân thì một tháng bản thân doanh nghiệp mất ít nhất từ 50-60 triệu đồng, trong khi công nhân lại chẳng biết và chẳng thiết tha gì. Vậy thì cớ gì mà lại tham gia BHXH để mất khoản tiền lớn ấy”. Nhiều doanh nhân, nhất là những người mới bước vào kinh doanh thì cũng cùng chung một quan điểm trên, với họ tiền là trên hết; nên cứ vô tư vi phạm.
Qua khảo sát của tác giả đối với 100 lao động thuộc các loại hình đơn vị khác nhau về Ý thức tuân thủ pháp luật BHXH của đơn vị sử dụng lao động có
ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia BHXH của người lao động. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.17. Đánh giá của người lao động về ý thức tuân thủ pháp luật BHXH đối với chủ sử dụng lao động
Mức độ ảnh hưởng Số người được hỏi Số người lựu chon Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng nhiều 100 83 83 Có ảnh hưởng 100 10 10 Không ảnh hưởng 100 07 7
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)
Như vây, Kết quả cho thấy có 83/100 người, chiếm tỷ lệ 83% cho rằng ảnh hưởng rất lớn; 10/100 người chiếm tỷ lệ 10% cho rằng ảnh hưởng; 7/100 người, chiếm tỷ lệ 7% cho rằng ít ảnh hưởng.
Có một thực tế, ở đâu cũng có hiện tượng chủ sử dụng lao động hoặc bản thân người lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Việc trốn tránh nghĩa vụ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả…có những doanh nghiệp còn thoả hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHXH. Đây là hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Một số doanh nghiệp còn khấu trừ phần đóng góp của người lao động nhưng lại không nộp cho cơ quan BHXH. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, vi phạm pháp luật BHXH.
Qua kết quả kiểm tra cho thấy, nếu chủ doanh nghiệp quan tâm đến người lao động, bộ phận nhân sự của doanh nghiệp nắm vững và hiểu biết về pháp luật lao động, BHXH thì doanh nghiệp đó thực hiện rất tốt các chế độ BHXH. Thông thường tại các doanh nghiệp thì công tác nhân sự rất nặng nề, thông thường ở các doanh nghiệp nhỏ thì nhân viên kế toán kiêm luôn cả công tác nhân sự. Đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề sản xuất như xây dựng, may mặc, cơ khí... sử dụng nhiều lao động, nhưng lao động phổ thông hiện nay trên địa bàn thiếu trầm trọng, lao động di chuyển thường xuyên từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, với mức thu nhập thấp, nên lao động không cố gắng trong công việc, mặt khác doanh nghiệp không thấy người lao động làm việc ổn
định nên cũng không tham gia BHXH, làm mất quyền lợi của người lao động. Đây chính là điều nghịch lý. Người lao động không làm việc ổn định tại doanh nghiệp thì chủ DN không dám tham gia BHXH, vì sợ khi thực hiện xong hoặc chưa kịp làm xong thủ tục thì người lao động đã nghỉ việc rồi. Cũng qua kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ là do cố tình né tránh, tăng lợi nhuận dẫn đến giảm quyền lợi của người lao động, khi người lao động có tai nạn, ốm đau thì giải quyết bằng cách chi 1 khoản tiền, và khi nghỉ việc, người lao động cũng chỉ có một khoản trợ cấp, không được
Một số lượng lớn người lao động không được người sử dụng lao động tự giác tham gia BHXH. Theo báo cáo kết quả công tác kiểm tra của cơ quan BHXH huyện Đông Anh như sau: Năm 2015, cơ quan BHXH huyện thực hiện kiểm tra 30 đơn vị sử dụng lao động có 310 lao động không được tham gia BHXH, chiếm 11,2% tổng số lao động; Năm 2016 kiểm tra 35 đơn vị có 290 lao động không được tham gia BHXH, chiếm 9,25%.
Qua khảo sát 30 đơn vị sử dụng lao động thuộc các loại hình khác nhau cho thấy tình trạng tham gia BHXH cho người lao động tại các đơn vị như sau:
Bảng 4.18. Kết quả điều tra về lao động tham gia BHXH tại các đơn vị
Số lao động đống BHXH Số ĐV được hỏi( ĐV) Đơn vị tham gia (ĐV) Tỷ lệ (%) Đóng BHXH với số LĐ thấp hơn số LĐ sử dụng 30 23 76,67 Đóng BHXH bằng số LĐ sử dụng 30 7 23,33
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)
Kết quả cho thấy: Chỉ có 7 trong tổng số 30 đơn vị chiếm tỷ lệ 23,33% được hỏi là tham gia BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động theo quy định, còn lại 23/30 đơn vị, chiếm tỷ lệ 76,67% đơn vị có số lao động được tham gia BHXH bắt buộc thấp hơn số lao động đơn vị đang sử dụng. Số đơn vị trên chủ yếu thuộc nhóm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Như vậy, ta có thể thấy phần lớn đơn vị, đặc biệt là số đơn vị thuộc khối ngoài quốc doanh không đóng BHXH đầy đủ cho số lao động đang sử dụng.
thang bảng lương do Nhà nước quy định thì phải xây dựng và đăng ký Thang lương, bảng lương để làm căn cứ trả lương và đóng BHXH cho người lao động. Theo khảo sát của tác giả, phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương và các doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động với mức đóng thấp hơn mức lương cơ bản mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Kết quả điều tra về việc xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương làm căn cứ trả lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động như sau:
Bảng 4.19. Kết quả điều tra về việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với các đơn vị Xây dựng thang, bảng lương đóng BHXH Số ĐV khảo sát (ĐV) Số ĐV thực hiện (ĐV) Tỷ lệ (%) Đã xây dựng 30 10 33,33 Chưa xây dựng 30 20 66,67
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)
Như vậy, chỉ có 10 đơn vị trong tổng số 30 đơn vị, chiếm tỷ lệ 33,33% số đơn vị được hỏi đã xây dựng thang lương, bảng lương; còn lại 20 trong tổng số 30 đơn vị, chiếm tỷ lệ 66,67% chưa xây dựng thang lương, bảng lương làm căn cứ trả lương và đóng BHXH theo quy định. Việc các đơn vị không xây dựng thang lương, bảng lương nó ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy mức lương làm cơ sở trích đóng BHXH cho người lao động. Nó gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát mức đóng của cơ quan BHXH đối với người lao động và các doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát tiền lương đóng BHXH cho người lao động cho thấy: hầu hết các đơn vị đóng BHXH cho người lao động với mức thấp hơn mức lương mà người lao động được hưởng. Theo quy định hiện hành, mức tiền lương đóng BHXH cho người lao động được chia ra làm 2 khu vực như sau: Khu vực sử dụng hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định, mức lương đóng BHXH là hệ số lương và các khoản phụ cấp theo quy định; Khu vực sử dụng hệ thống thang lương, bảng lương do chủ sử dụng lao động quyết định, Tiền lương đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp. Khu vực sử dụng hệ thống thang lương và bảng lương nhà nước thực hiện trích nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo đúng quy định. Khu vực sử dụng bản lương do đơn vị xây dựng tham gia BHXH băt buộc co người lao động với mức lương thấp hơn mức lương bình
quân thực lĩnh. Qua khảo sát 30 đơn vị, cho thấy kết quả như sau:
Bảng 4.20. Kết quả điều tra mức lương đóng BHXH cho người lao động
Mức lương tính đóng BHXH Số ĐV được hỏi (ĐV) Số ĐV đã nộp BHXH (ĐV) Tỷ lệ (%) Tinh cả hệ số lương và PC 30 5 16,67 Chỉ tính mức tối tiểu vùng 30 20 66,66 Chỉ tính mức lương cơ bản 30 5 16,67
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)
Việc đóng BHXH cho người lao động có 5/30 đơn vị chiếm 16,67% đóng đúng hệ số lương và phụ cấp mà người lao động được hưởng theo quy định, 20/100 đơn vị chiếm 66,66% đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng, 05/30 đơn vị chiếm 16,67% đóng theo mức lương cơ bản của người lao động. Như vậy, Hầu hết các đơn vị áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương do chủ sử dụng quy định vẫn tham gia BHXH cho người lao động với mức lương đối phó, bằng đúng mức lương tối thiểu vùng.
Các đơn vị chưa tự giác tham gia BHXH cho người lao động, hầu như các đơn vị tham gia BHXH đều phải có sự vận động, khai thác của cơ quan BHXH. Nhiều đơn vị đưa ra lý do mới thành lập nên tình hình sản xuất kinh doanh chưa ổn định, còn nhiều DN trốn tham gia BHXH…
Bên cạnh đó, để né tránh tham gia và trích nộp BHXH cho người lao động, chủ doanh nghiệp thường “lách luật” bằng việc ký hợp đồng với thời gian ngắn (dưới 03 tháng) hoặc không ký hợp đồng lao động với người lao động; điều này ảnh hưởng đến tâm ý của người lao động, họ sẽ không yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp; thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh, khắc phục; tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp là quá cao; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế…
Hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí buông lỏng; tình trạng doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhưng hoạt động như thế nào, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc
cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả công và thậm chí bóc lột người lao động. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho người lao động; nợ nần dây dưa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Tình trạng nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Đông Anh chiếm một tỷ lệ khá lớn, tập trung cao ở khối DN nhà nước và DN ngoài quốc doanh nhất là các DN làm trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường, may mặc. Mặc dù, đã cố gắng đôn đốc các đơn vị nộp BHXH đúng thời hạn nhưng tỷ lệ nợ đọng của các đơn vị vẫn còn cao, không giảm nhiều.
Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nước rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động... không còn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy người lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp không thành lập tổ chức Công đoàn. Vì vậy, người lao động không có tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi chủ sử dụng lao động không tham gia BHXH cho họ.
Việc các đơn vị không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn, gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, một trong những nguyên tắc của BHXH là “có đóng - có hưởng”.