Văn bản chính sách, pháp luật bhxh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

- Thẩm quyền ra văn bản quy phạm pháp luật để quản lý: Bảo hiểm xã hội

Việt Nam là cơ quan nhà nhước thuộc chính phủ. Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý bảo hiểm xã hội bao gồm: Chính phủ, Bộ lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật theo. Như vậy, Cơ quan BHXH là cơ quan thực hiện chính sách, pháp luật BHXH cho người lao động, cơ quan ra văn bản quy phạm pháp luật để quản lý chế độ chính sách BHXH là Chính Phủ, các bộ, cơ quan nganh bộ và UBND các cấp.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có bất cập trong chế độ, chính sách BHXH, Cơ quan BHXH không thể kịp thời đưa ra các quy phạm pháp luật mà phải đề nghị cơ quan có thầm quyền thực hiện. Điều này nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý trong đó có quản lý thu BHXH bắt buộc.

- Vai trò của hệ thống chính trị (cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể…) có một vai trò hết sức quan trọng. Sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị sẽ tác động mạnh mẽ tới việc chấp hành thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ trong các cơ quan, tổ chức, DN. Cụ thể, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH. Tuy nhiên, trong nhưng năm vừa qua, sự vào cuộc của hệ thống chính trí đối với việc thực hiện pháp luật BHXH là chưa cao.

Theo quy định, Công đoàn các cấp là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động, nhưng theo kết quả khảo sát đối cho thấy vai trò của tổ chức công đoàn đối với việc tham gia BHXH của người lao động là chưa cao. Nó được thể hiện qua kết quả điều tra như sau:

Bảng 4.16. Kết quả điều tra vai trò của tổ chức công đoàn đối với việc tham gia BHXH BB của người lao động

Mức độ ảnh hưởng Số người được hỏi Số người lựa chọn Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng nhiều 100 25 25 Có ảnh hưởng 100 27 27 Không ảnh hưởng 100 48 48

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

Như vậy, Trong 100 người được hỏi có 48% người cho rằng Tổ chức công đoàn không có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH bắt buộc của người lao động, 27% người được hỏi cho rằng ít ảnh hưởng và 25% người được hỏi cho rằng có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXH bắt buộc của người lao động.

Điều này cũng nói lên răng vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại các đơn vị, nhất là các đơn vị ngoài nhà nước là mờ nhạt. Tại nhiều đơn vị, chưa thành lập được tổ chức công đoàn, nếu có thì tổ chức công đoàn hoạt động hình thức, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người lao động theo đúng quy định.

- Quy định của pháp luật về BHXH còn nhiều kẽ hở: dựa vào đó nhiều

DN né tránh không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc có tham gia nhưng không đủ số LĐ, trích nộp tiền không đủ, cố tình nợ đọng, chây ỳ đóng nộp BHXH. Cụ thể, khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, ký kết HĐLĐ đối với NLĐ, đơn vị SDLĐ dựa vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, mức đóng BHXH cho NLĐ thấp hơn so với mức thu nhập thực tế của NLĐ, gây thất thu và ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của NLĐ.

- Chế tài xử phạt vi phạm: Có 78 phiếu (chiếm tỷ lệ 78%) cho rằng các chế tài xử phạt về xử lý hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhẹ, chưa đủ mạnh. Các chế tài xử phạt vi phạm về lĩnh vực BHXH có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH bắt

buộc nói riêng. Quy định mức xử phạt và các chế tài về xử phạt vi phạm BHXH hiện nay còn nhẹ, không đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp vi phạm. Điều này cũng gây mất bình đẳng với các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách BHXH cho người lao động. Hơn thế nữa, cũng có những ý kiến cho rằng các pháp chế trong việc xử phạt các doanh nghiệp là chưa thực sự thỏa đáng. Cụ thể là số tiền phạt của doanh nghiệp tương đương với 18 – 20% tổng số BHXH phải đóng, tuy nhiên mức cao nhất chỉ là 75 triệu đồng. Bởi lý do đó, hiện trạng truy thu nợ BHXH tại huyện Đông Anh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung chưa đạt được tiến bộ rõ rệt và có rất nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, khung hình phạt và biện pháp thi hành án cần phải được lưu ý, quan tâm và phát triển cụ thể hơn trong thời gian tới.

- Việc ban hành các văn bản quy định quản lý: Cơ quan BHXH thực hiện

nhiều thay đổi trong quy định quản lý thu BHXH. Tư năm 2007 đến năm 2015 đã 4 lần thay đổi Quy trình quản lý thu BHXH. Sự thay đổi thường xuyên này bên cạnh việc đáp ứng được theo yêu cầu quản lý của cơ quan BHXH thì đối với cá nhân và đơn vị tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Nó thường xuyên thay đổi cả một quy trình và biểu mẫu tham gia BHXH.

- Thẩm quyền của cơ quan BHXH: Cơ quan BHXH chưa được giao thẩm

quyền xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các cơ quan chức năng để xử lý. Thẩm quyền kiểm tra còn hạn hẹp, nhiều DN không thực hiện kết luận sau kiểm tra của cơ quan BHXH nhưng cơ quan BHXH lại không có thẩm quyền xử phạt; có những ý kiến phải chờ cơ quan chức năng, nếu để chậm hoặc không có ý kiến thì việc giải quyết sẽ chậm theo, thậm chí ách tắc gây phức tạp thêm. Không có các thông tin đầu vào về việc sử dụng lao động của các đơn vị, DN vì vậy khó khăn trong việc kiểm tra để thu đúng, thu đủ cũng như thực hiện chính sách, quyền lợi về BHXH cho người lao động.

Để khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc trên địa bàn, hàng năm BHXH huyện Đông Anh thực hiện nhiều biện pháp như: Đôn đốc, Khởi kiện, đề nghị thanh tra, kiểm tra liên ngành và thực hiện kiểm tra các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật BHXH cho người lao động. Tuy nhiên chuyển biến chưa tích cực. Tính đến hết 31/12/2016, vẫn còn 396 đơn vị nợ BHXH bắt buộc từ 3 tháng trở lên điển hình là một số doanh nghiệp sau:

Công ty CP ô tô 1-5, nợ số tiền 9,04 tỷ đồng, tương đương nợ 19 tháng. Công ty CP cầu 3 Thăng Long, nợ 8,1 tỷ đồng, tương đương nợ 15 tháng. Công ty CP 16-Cienco 1, nợ 6,1 tỷ đồng, tương đương nợ 74 tháng.

Công ty CP xây dựng số 6 Thăng Long, nợ 5,7 tỷ đồng, tương đương nợ 38 tháng.

Công ty TNHH Khang Minh, nợ 1,5 tỷ đồng, tương đương 68 tháng.

Tuy nhiên, thực trạng của các doanh nghiệp mới chỉ phản ánh một phần lý do giải thích vì sao số nợ đọng lại có chiều hướng gia tăng như vậy. Lý do thứ hai là do cơ chế của BHXH trong việc thu hồi nợ chưa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)