Từ phía người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH, đặc biệt là đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều người lao động khi nói đến BHXH thì họ nghĩ như là các loại hình thức bảo hiểm thương mại (Bảo Việt, Bảo hiểm Nhân thọ hay các công ty Bảo hiểm khác...) và hễ nghe tới “bảo hiểm” thì họ nhận thức đến việc “bán” hay “kinh doanh” bảo hiểm, thậm chí có những người lao động chưa biết và hiểu BHXH là gì? BHXH là cơ quan như thế nào? ở đâu? Rất nhiều người lao động còn chưa hiểu rõ bản chất, tính ưu việt của chính sách BHXH. Phần lớn còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của mình là phải tham gia BHXH để đóng vào quỹ BHXH, nguồn lực tài chính quan trọng vừa đảm bảo quyền lợi

cho NLĐ hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế của địa phương.

Một số người lao động không quan tâm đến quyền lợi về BHXH, chỉ chú trọng tới thu nhập trước mắt. Mặc dù đã được tuyên truyền giải thích nhưng họ chưa thấy được quyền lợi về lâu dài của mình; trong số này thì đa phần không muốn đóng BHXH nên không kiến nghị việc đóng BHXH của người sử dụng lao động cho họ.

Nhiều lao động khi đi làm có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc. Số tiền BHXH bắt buộc mà người lao động phải đóng ( hiên nay là 8%) sẽ được trả thẳng vào lương hàng tháng. Nhiều chủ sử dụng lao động đồng ý ngay vid họ không phải trích 18% tổng quỹ lương hàng tháng để đóng BHXH cho người lao động đó.

Một số không ít người lao động không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình về BHXH do sợ ảnh hưởng tới việc làm và mưu cầu cuộc sống.

Nhìn từ phía NLĐ, thực sự bản thân họ cũng chưa có những khái niệm và ý thức cụ thể về việc tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi lâu dài của mình trong tương lai. Phần lớn các lý do được đưa ra trong bản điều tra tập trung vào ba mục lớn:

- Lý do thứ nhất: người lao động không muốn tham gia bảo hiểm, do doanh nghiệp không có những chính sách hỗ trợ hợp lý (giúp đăng ký hoặc tạo sổ theo dõi BHXH) hoặc bản thân người lao động không muốn trích lương để tham gia BHXH

- Lý do thứ hai: Hồ sơ khai khai thủ tục tham gia BHXH khiến người lao động ngại tham gia, có thể họ không được cung cấp thông tin hoặc những hướng dẫn cụ thể về BHXH. Họ không biết rằng quyền lợi của mình, ngoài lương, những chính sách phúc lợi, an sinh xã hội như BHYT hoặc BHXH cũng phải được đảm bảo.

- Lý do cuối cùng là do NLĐ không hiểu hết về BHXH. Họ không ý thức chính xác quyền lợi của mình khi tham gia đóng BHXH. NLĐ chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía công ty cũng như các tổ chức BHXH huyện, xã phường quản lý hoạt động thu - chi BHXH tại các cấp tương đương.

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động hiểu rõ về chính sách BHXH vẫn còn thấp. Để đo lường sự hiểu biết về BHXH của người lao động đang làm việc tại

các doanh nghiệp, tác giả đã thu thập được kết quả như sau:

Biểu đồ 4.5: Mức độ hiểu biết về BHXH của người lao động

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 4.2 cho thấy số lượng người lao động không biết gì về BHXH chiếm tỷ lệ thấp (7%), chứng tỏ đã có công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức về BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn người lao động không được hiểu sâu sắc ý nghĩa và hiểu rõ về nội dung BHXH. Kết quả điều tra cho thấy có đến 61% người lao động chỉ hiểu chút ít về BHXH, có 32% người lao động hiểu rõ về chính sách BHXH. Như vậy, ta thấy phần lớn số người lao động vẫn chưa hiểu rõ ràng về chính sách BHXH. Từ đây ta có thể rút ra rằng: Công tác tuyên truyền tập huấn cho người lao động đã được thực hiện về chiều rộng nhưng chiều sâu thì chưa thực sự đem lại hiệu quả tốt.

Trên thực tế cho thấy, nếu các đơn vị thực hiện tốt chính sách BHXH bắt buộc cho người lao động thì mức độ hiểu biết về các chế độ BHXH của người lao động rất cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)