Nội dung huy độngnguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 27 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về huy độngnguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

2.1.3. Nội dung huy độngnguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

2.1.3.1. Thành lập tiểu ban huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

Căn cứ vào các văn bản của Trung ương, tỉnh về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020; các huyện, xã

có nhiệm vụ thành lập các Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban có trách nhiệm huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

Thành phần tiểu ban huy động nguồn lực trong xây dựng NTM: Trưởng Ban: Bí thư Đảng ủy; các Phó trưởng Ban: Số lượng, thành phần do Bí thư Đảng ủy quyết định, trong đó có Chủ tịch UBND là Phó Trưởng Ban thường trực và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy là Phó Trưởng Ban;các thành viên khác của Ban Chỉ đạo: Các Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMT tổ quốc Việt Nam, Trưởng các ban, ngành, hội, đoàn thể, Bí thư Chi bộ các khu dân cư.

Sơ đồ 2.1. Tiểu ban huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

Nhiệm vụ của tiểu ban huy động nguồn lực trong xây dựng NTM:

- Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Chương trình) trên địa bàn xã, theo nội dung Đề án xây dựng xã nông thôn mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt và những nội dung chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của cấp trên. Trong đó, cần chú trọng chỉ đạo tốt công tác vận động, tuyên truyền “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng;

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp

Trưởng ban

(Bí thư Đảng ủy xã)

Phó ban thường trực

(Chủ tịch UBND xã) (Phó Bí thư TT ĐU) Phó ban

Thành viên:

Các Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ xã, Trưởng các ban, ngành, hội, đoàn thể, Bí thư Chi bộ các khu dân cư

nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, 5 năm; có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo xã để triển khai thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ đề ra.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ban, ngành đoàn thể ở xã, các Ban nhân dân thôn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nông thôn mới. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác điều hành, chỉ đạo.

2.1.3.2. Tổ chức tuyên truyền về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

Việc nhận thức đúng và đủ về nội dung của chương trình sẽ làm cho quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, chủ động trong quá trình thực hiện các nội dung đặc biệt là công tác huy động và sử dụng nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Chất lượng của công tác tuyên truyền quyết định đến nhận thức của người dân về chương trình và mức độ sẵn lòng tham gia đóng góp. Khi người dân hiểu về vai trò của Chương trình xây dựng nông thôn mới, hiểu rõ nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng NTM người dân sẽ chủ động trong việc tham gia thực hiện chương trình, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong quá trình thực hiện.

2.1.3.3. Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

Các loại vốn cho phát triển:

- Vốn con người: lao động, tri thức;

- Vốn vật chất: cơ sở hạ tầng và các vật chất khác; - Vốn tài chính: tiền, của cải có thể hoán đổi; - Vốn tự nhiên: đất đai, tài nguyên, khoáng sản;

- Vốn xã hội: giá trị gắn kết con người lại với nhau quan hệ gia đình như văn hóa, tập quán.

- Vốn ngân sách:

+ Ngân sách trung ương: nguồn vốn cấp bổ sung cho xây dựng nông thôn mới các nguồn vốn chương trình hiện có (các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ các mục tiêu, cân đối ngân sách hàng năm);

+ Ngân sách địa phương: từ thu ngân sách hàng năm/cân đối.

- Vốn trái phiếu chính phủ: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng tổ quốc;

- Vốn tín dụng: Vốn vay ưu đãi phân bổ theo Nghị định số 106/2008/NĐ- CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ;

- Vốn tài trợ: các nguồn ODA, tài trợ của doanh nghiệp trong nước và quốc tế; - Vốn cộng đồng, người dân đóng góp tự nguyện;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác: cho tặng, biếu, hiến.

Cơ chế hỗ trợ đối với các nội dung xây dựng nông thôn mới như sau:

- Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương đối với:

+ Công tác quy hoạch (tổng thể, chi tiết): Định mức chi vận dụng theo thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

- Công trình công cộng cấp xã như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở, công sở, đường đến trung tâm xã... Định mức chi vận dụng theo: Thực hiện theo thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính. Riêng đối với gói thầu người dân trong xã tự làm thì mức tạm ứng tối đa là 80% giá trị hợp đồng, trong đó quy định:

+ Các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ >= 50% vốn: thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

+ Các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn <50% vốn: Do Ban chỉ đạo xã và nhà tài trợ tự quy định.

+ Kinh phí từ ngân sách không quá 70%.

- Đào tạo cán bộ thực thi công tác nông thôn mới của xã, thôn bản. Định mức chi vận dụng theo các quy định về chi tiêu Khuyến nông.

+ Cấp nước sinh hoạt;

+ Xây dựng hệ thống thải nước; + Đường giao thông nông thôn; + Kênh mương nội đồng; + Hỗ trợ phát triển sản xuất;

+ Công trình công cộng cấp thôn bản như nhà văn hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng vốn ngân sách Trung ương

- Vốn sự nghiệp: ưu tiên hỗ trợ thực hiện công tác quy hoạch.

- Vốn đầu tư phát triển: huy động, lồng ghép từ các nguồn vốn của các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để tập trung thực hiện các công trình.

- Hàng hóa của dân phải phù hợp với mặt bằng giá cả tại địa phương, chứng từ thanh toán được UBND xã xác nhận.

- Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo chương trình các cấp tỉnh, huyện, xã được chi cho: kiểm tra, giá sát, tổng kết, công tác phí, tập huấn, thiết bị văn phòng.

Phân bổ nguồn vốn

- Lập dự toán, phân bổ, quản lý vốn ngân sách thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

- Phân bổ theo định mức số xã, mức độ khó khăn của các tỉnh và đồng thời các địa phương làm tốt, không bình quân chia đều.

- Các địa phương phải bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện đề án.

Quản lý sử dụng nguồn vốn

- Phải quản lý nguồn vốn tập trung, thống nhất. Nguồn vốn do nhân dân đóng góp cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam làm lệnh thu ngân sách, chi ngân sách gửi kho bạc nhà nước để hạch toán.

- Chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền giao cho địa phương thuộc phạm vi.

Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn

- Dự án do UBND xã làm chủ đầu tư: Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Dự án của Ban Quản lý chương trình xây dựng NTM xã: Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

- Đối với các dự án khác thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.

Nguyên tắc lồng ghép

- Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn của xã để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi.

- Được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả.

- Phải đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn. - UBND xã có trách nhiệm huy động các nguồn lực trên địa bàn.

- UBND xã phải thông báo công khai mức đầu tư cho từng công trình, dự án, nhiệm vụ và mức hạch toán cho từng đối tượng theo từng chính sách, nhiệm vụ chi.

- Phải tuân thủ các quy định về mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án, chế độ, chính sách và nhiệm vụ chi; đảm bảo đúng đối tượng và địa bàn.

2.1.3.4. Tổ chức huy động và tiếp nhận nguồn lực huy động

Nguyên tắc cơ bản trong huy động vốn

- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương;

- Huy động và khai thác có hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp;

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương từ các chương trình, dự án hiện có thông qua cơ chế lồng ghép trên địa bàn;

- Dựa vào nội lực là chính, ngân sách chỉ hỗ trợ một phần; - Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ chế.

+ Huy động các nguồn vốn của cộng đồng, người dân, tổ chức, doanh nghiệp. + Lồng ghép các chương trình.

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương từ các chương trình hiện có:

Các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu: Chương trình hỗ trợ đầu tư trụ sở xã, hỗ trợ chia tách huyện, khám chữa bệnh cho người nghèo,...

+ Huy động tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình hỗ trợ có mục tiêu.

+ Vốn trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. + Nguồn lực địa phương (thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thuế, các nguồn thu khác).

Vốn tín dụng: Vốn vay thương mại (Nghị định số41/2010/NĐ- CP ngày 16/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn).

- Cơ chế huy động: Vốn của doanh nghiệp.

+ Đầu tư xây dựng công trình công cộng có thu phí để hồi vốn như: chợ, công trình cấp nước sạch, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà...

+ Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ như: kho hàng, khu trồng rau- hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống.

+ Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và các tổ chức sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công...

- Nguồn đóng góp của cộng đồng.

+ Công sức tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp theo chuẩn mới; cải tạo ao, vườn có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ...

+ Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập. + Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất... (Nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, hội đồng nhân dân thông qua).

+ Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế huy động vốn:

- Một số cán bộ, người dân nông thôn chưa xác định rõ xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình chưa nhận thức đúng về quan điểm: “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính”, vai trò trách nhiệm của người hưởng lợi trong xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy đầy đủ.

- Chưa chủ động vận động, huy động vốn tự đóng góp của nhân dân và cộng đồng nên tỷ vốn đóng góp của người dân ở nhiều nơi là rất thấp hoặc không có (ngân sách phải chi trả cả tiền đền bù mở rộng đường thôn,...), chưa mạnh dạn sử dụng lao động tại chỗ trong xây dựng các công trình.

- Chưa tích cực vận động các doanh nghiệp đầu tư liên kết.

Các bước huy động vốn như sau:

Bước 1. Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã, Ủy ban nhân dân xã lập dự toán, thiết kế công trình và các hồ sơ có liên quan gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định. Hồ sơ dự án công trình gồm:

Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi tiết theo từng hạng mục công trình (nếu có); thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình.

Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp; mức đóng góp đối với từng hộ gia đình, mức huy động đối với các tổ chức, cá nhân.

Bước 2. Ủy ban nhân dân xã tổ chức để nhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện theo quy định.

Đối tượng huy động

- Huy động nguồn ngân sách nhà nước: từ ngân sách cấp trên (Trung ương, tỉnh), ngân sách địa phương (huyện, xã).

- Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng công trình.

- Huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân.

Hình thức huy động

Căn cứ vào tính chất thi công và tình hình thực tế của mỗi công trình, có thể thực hiện việc đóng góp theo các hình thức huy động bằng tiền, bằng hiện vật và bằng ngày công lao động.

Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động, các địa phương cần phải lập sổ kế toán để theo dõi riêng. Trên cơ sở đó tính vào giá trị quyết toán xây dựng công trình.

Mức huy động của các nguồn lực. Nhu cầu vốn cần huy động, đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã được xác định bằng tổng nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng công trình, trong đó: Ngân sách nhà nước (hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, từ ngân sách địa phương); tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng công trình; huy động từ nhân dân và các nguồn vốn khác.

Xác định mức đóng góp cho từng đối tượng; nhu cầu vốn cần huy động trong từng giai đoạn phù hợp với tiến độ thi công và tiến độ huy động cho đầu tư xây dựng công trình. Việc xác định căn cứ vào dự toán thi công công trình và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 27 - 36)