Nội dung huy độngnguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 65 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng huy độngnguồn lực trong xây dựng nông thôn mới huyện

4.2.3. Nội dung huy độngnguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

4.2.3.1. Huy động nguồn lực tài chính

a. Kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được tổng hợp tại bảng số liệu 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương)

1.1 Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ 23 1.2 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định 17 2. Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 30 3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 20

4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10

Tổng số 100

Nguồn: Chính phủ (2010) Như vậy, theo quy định trên, vốn ngân sách sử dụng cho xây dựng nông thôn mới chiếm 40% tổng vốn đầu tư và vốn huy động của người dân chỉ chiếm 10%.

Việc quy định tỷ lệ huy động từ các nguồn vốn như trên cho thấy vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam đang có nhiều thay đổi (do quá trình thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng).

Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất ở địa phương cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động vào xây dựng nông thôn mới thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Ngoài ra, các DN đầu tư ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoặc có hợp đồng xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 sẽ được hỗ trợ lãi suất. Về huy động nguồn lực từ DN, nhằm khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013 (nay được thay thế bằng Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ). Theo đó, DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; được hỗ trợ thuê đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến 70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải…

Việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp (khoảng 10% tổng lượng vốn) thể hiện mức độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, “chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua”. Như

vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Các hình thức huy động vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cũng hết sức đa dạng. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ DN được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của DN (như xi măng, sắt thép, gạch, ngói...), tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất…) ngày công lao động, và các hình thức xã hội hoá khác...

Bảng 4.3. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện các dự án trong Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015 – 2020 của huyện Thanh Sơn

Diễn giải Số lượng (tr.đồng) Tỷ lệ (%)

I. Vốn ngân sách Nhà nước 120.473 39,80

II. Vốn tín dụng 81.769 27,00

III. Vốn huy động từ các doanh nghiệp 70.511 23,28

IV. Vốn huy động của cộng đồng dân cư 24.915 8,23

V. Vốn huy động từ các nguồn khác (con em xa quê, các

tổ chức, đơn vị hỗ trợ, tài trợ…) 5.180 1,71

Tổng số 302.848 100,00

Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn (2019) Số liệu bảng 4.3 cho thấy kế hoạch bố trí vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Qua đó thấy, vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả ngân sách Trung ương, tỉnh và ngân sách huyện, xã) chiếm 39,8%; vốn tín dụng chiếm 27,00%; vốn huy động từ các doanh nghiệp chiếm 23,28%; vốn huy động của người dân chiếm 9,94%.

Vậy, có thể thấy, nguồn vốn chủ yếu cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn là vốn ngân sách nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp hay các loại hình kinh tế khác thấp. Qua tìm hiểu được biết, việc Thanh

Sơn thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn hạn chế, nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ít, chủ yếu là doanh nghiệp khai khoáng, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mặt khác trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào công tác huy động nguồn lực từ dân, chưa thật sự chú trọng đến việc triển khai các chính sách, chủ trương cụ thể để kêu gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong thời gian tới, Huyện uỷ và Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đang chuẩn bị phát động phong trào “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới” nhằm thu hút nguồn vốn và các nguồn lực khác từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cho xây dựng nông thôn mới.

b. Kết quả huy động nguồn lực tài chính

Huyện Thanh Sơn là huyện thuần nông, lấy phát triển nông nghiệp là nền móng cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Việc huy động nguồn lực được thực hiện theo phương trâm lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn với các nguồn lực khác. Một số chương trình huyện Thanh Sơn đã lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới như: Các Chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình làm đường giao thông nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình quốc gia về việc làm, Chương trình 134, 135, 229...

Đối với nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: Trong những năm qua, huyện Thanh Sơn đã vận dụng có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương và tỉnh để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợ từ cấp trên. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai các công trình đang đầu tư dang dở, bổ sung danh mục và bố trí vốn đầu tư đối với công trình mới từ các chương trình, dự án của Chính phủ.

Khi các dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, huyện Thanh Sơn luôn làm tốt công tác giải phóng mặt bằng tạo mọi điều kiện tốt nhất để dự án được đảm bảo tiến độ đề ra.

Hàng năm, huyện luôn rà soát, ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân. Đảm bảo xây dựng dự án, công trình mang tính cấp thiết, không đầu tư dàn trải, tránh lãng phí không cần thiết, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án mang lại.

Ngoài ra, việc huy động nội lực từ phía địa phương được huyện đặc biệt chú trọng. Căn cứ vào cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, các được để lại 70% tiền cấp quyền sử dụng đất. Huyện Thanh Sơn đã đẩy nhanh công tác quy hoạch cấp đất ở tại các đơn vị để tạo điều kiện cho các xã có nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.

Đối với nguồn vốn tín dụng: Huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn huy động nguồn vốn tín dụng theo các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 và các văn bản sửa đổi (nếu có) đối với tín dụng đầu tư của nhà nước và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 đối với vốn tín dụng thương mại.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện Thanh Sơn tập trung đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, đa dạng hóa các hình thức tín dụng. Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nguồn tín dụng cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu đó là nguồn vốn nhân dân vay để phát triển sản xuất qua các kênh như: Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội, các Ngân hàng Thương mại, các quỹ tín dụng nhân dân. Đặc biệt, huyện Thanh Sơnluôn chú trọng phát triển đến hai tổ chức tín dụng đó là: Ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân. Đây là hai tổ chức tín dụng đặc thù có nhiều lợi thế để nhân dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, nhanh chóng và hiệu quả.

Đối với nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân cư: Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư đuợc thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án cụ thể. Tiền mặt, ngày công, hiện vật hay hiến đất xây dựng nông thôn mới đều được các xã phát trên loa truyền thanh của xã, thôn. Vấn đề này, những năm qua, các xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã làm khá tốt. Khi có chủ trương để đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các xã tiến hành tổ chức họp dân lấy ý kiến. Trong đó nêu rõ tổng dự toán xây dựng, các nguồn vốn khác, còn lại người dân phải đóng góp bao nhiêu. Để tránh huy động quá sức dân, việc đóng góp có thể chia thành nhiều vụ, nhiều năm. Bên cạnh đó, hằng năm huyện, xã tổ chức các cuộc gặp mặt, giao lưu với những người con đi làm ăn xa trong các dịp lễ tết hoặc các sự kiện lớn của địa phương. Các cuộc gặp mặt thắm đượm tình làng, nghĩa xóm nêu cao tinh thần chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh và được người dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, nêu lên những lợi ích và tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng. Công sức, tiền bạc của người dân được công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tạo được lòng tin của nhân dân.

Bảng 4.4. Kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016– 2018

ĐVT:Triệu đồng

TT Nội dung chỉ tiêu 2016 2017 2018

I Vốn ngân sách Nhà nước 43397 23575 23898

1 Vốn NS đầu tư trực tiếp cho Chương trình 3802 3815 3855 2 Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác 39595 19760 20043

II Vốn tín dụng 13437 10723 10654

III Vốn huy động từ doanh nghiệp 478 448 450

IV Vốn huy động của cộng đồng dân cư 7563 20876 20540 1 - Giá trị tiền, công LĐ, hiện vật đóng góp 1473 1346 1655 2 - Dân tự bỏ vốn đầu tư SX, KD, xây dựng 6090 19530 18885 V Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa quê,

các tổ chức, đơn vị hỗ trợ, tài trợ, …) 102 535 1231

Tổng cộng 64977 56157 56773

Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn (2016-2018) Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nên được các xã rất coi trọng và tập trung nguồn đầu tư. Các hạng mục thiết yếu được quan tâm gồm: đường giao thông nông thôn, xây dựng và sửa chữa kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản như trụ sở làm việc, UBND xã, trạm y tế xã, nhà văn hoá thôn.

Để có được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo của UBND tỉnh và huyện trong việc trích một phần ngân sách của tỉnh, huyện đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Sau khi xây dựng kế hoạch vốn cho xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện đã căn cứ trên tình hình thực tế nguồn vốn của các xã trước khi bước vào triển khai xây dựng nông thôn mới, quyết định hỗ trợ thêm vốn ngân sách cho các xã, đặc biệt là với các xã còn nhiều khó khăn.

Kết quả nguồn kinh phí huy động của huyện Thanh Sơn đối với xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 4.4 và 4.5. Qua biểu, nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong các năm; sau đó đến vốn tín dụng và vốn huy động của cộng đồng dân cư. Vốn huy động từ doanh nghiện và từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bảng 4.5. Tỷ lệ huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của huyệnThanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: %

TT Tỷ lệ chỉ tiêu 2016 2017 2018

I Vốn ngân sách Nhà nước 66,76 41,98 43,35

II Vốn tín dụng (không có vốn tín dụng ưu đãi) 20,68 19,09 18,45

III Vốn huy động từ doanh nghiệp 0,74 0,80 1,25

IV Vốn huy động của cộng đồng dân cư 11,64 37,15 35,54 V Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa quê,

các tổ chức, đơn vị hỗ trợ, tài trợ, …) 0,18 0,98 1,41

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn (2016-2018) Đánh giá việc huy động vốn tín dụng cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Sơn tại biểu 4.6 cho thấy: thời gian qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tạo điều kiện cho nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo đó, dòng tiền đã chảy mạnh hơn về khu vực nông thôn, tạo thêm kênh đầu tư cho cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn vay tín dụng đã giúp các tổ chức, doanh nghiệp tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, chợ nông thôn, sản xuất kinh doanh; các hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi, tăng quy mô, diện tích nuôi trồng, phát triển các ngành nghề dịch vụ, góp phần quan trọng giúp các địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí: Hộ nghèo, thu nhập và nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.

Đây là kênh huy động quan trọng do đó cần có chính sách để có thể huy động được tối đa và phải có cơ chế để quản lý tốt phát huy hiệu quả của đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 65 - 85)