Các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy độngnguồn lực xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 36 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về huy độngnguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy độngnguồn lực xây dựng nông thôn mới

thôn mới

2.1.4.1. Năng lực của Ban chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

Năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý xây dựng nông thôn mới là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực. Năng lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch huy động, xây dựng phương pháp huy động và chỉ rõ các nguồn lực cần phải huy động cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đó xác định mức độ có khả năng huy động và định mức từng hạng mục đầu tư sử dụng nguồn lực huy động. Năng lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện triển khai việc huy động nguồn lực, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

2.1.4.2.Sự tham gia của cộng đồng trong huy động các nguồn lực

Ý thức cộng đồng tại các địa phương được thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Khái niệm ý thức cộng đồng có tính lý thuyết hơn, dựa vào quyền lợi của những thành viên và các nhà nghiên cứu trong tương quan giữa ý thức cộng đồng với mức độ tham gia của người dân địa phương trong quản lý phát triển.

Cộng đồng cũng thể hiện những kinh nghiệm được chia sẻ kết nối cuộc sống của người dân trong cùng một không gian. Điều này dẫn tới tình cảm và sự gắn kết về tinh thần. Ý thức của từng cá thể cộng đồng ảnh hưởng tới việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động để trợ giúp và hoàn thiện cộng đồng. Ý thức cộng đồng được hình thành qua lịch sử. Nó bao gồm sự tự nguyện ở lại cộng đồng, thăm hỏi lẫn nhau, có cùng cảm xúc với các thành viên cộng đồng, tranh thủ hoặc trao đổi tình cảm với nhau.

2.1.4.3.Ảnh hưởng yếu tố thu nhập và nghề nghiệp

Trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy yếu tố thu nhập và nghề nghiệp ảnh hưởng đến sự huy động các nguồn lực của người dân trong các họat động phát triển nói chung và việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới sự tham gia. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiệnkinh tế, quan hệ xã hội và lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào các hoạt động trong xây dựng NTM.

2.1.4.4. Cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó không thể tính đến các yếu tố về chính sách và cơ chế hoạt động của chương trình xây dựng NTM để tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Bên cạnh đó, trong các hoạt động ở từng lĩnh vực cần có những cơ chế phù hợp để làm thế nào thu hút được sự tham gia đóng góp của cộng đồng và khi đã thu hút được cộng đồng tham gia đóng góp rồi thì ý kiến của họ phải được tôn trọng và các kế hoạch hay quyết định trước khi đưa vào triển khai cần phải được họ đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)