Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy độngnguồn lực xây dựng nông
4.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập và nghề nghiệp
4.3.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập
Qua thông tin điều tra cho thấy mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở các hộ buôn bán, sản xuất nhỏ và một bộ phận thuộc khu vực Nhà nước. Mức thu nhập từ 1,5- 2 triệu đồng/người/tháng chủ yếu những hộ nông dân, ngoài thu nhập từ nông nghiệp còn có nghề phụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất. Mức thu nhập dưới 1.000.000 đồng chủ yếu là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ là người già cả, ốm đau, không có nghề phụ, thuần nông.
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chúng tôi tiến hành điều tra thu nhập của các hộ tại 03 xã trên địa bàn huyện được thể thiện qua bảng 4.17
Bảng 4.17. Thu nhập của người dân huyện Thanh Sơn qua điều tra
TT Mức thu nhập/người/tháng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Dưới 1 triệu đồng 11 10,48
2 Từ 1- 1,5 triệu đồng 14 13,33
3 Từ 1,5- 2 triệu đồng 29 27,62
4 Trên 2 triệu đồng 51 48,57
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng ta thấy, mức thu nhập của người được điều tra tại 3 xã chủ yếu từ 02 triệu đồng/người/tháng, là các hộ buôn bán, sản xuất nhỏ và một bộ phận thuộc khu vực Nhà nước. Mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng tập trung chủ yếu những hộ nông dân ngoài thu nhập từ nông nghiệp còn có nghề phụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất. Mức thu nhập dưới 01 triệu đồng chủ yếu là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ là người già cả, ốm đau, không có nghề phụ.
Trong tổng số hộ điều tra, có thu nhập dưới 01 triệu đồng chiếm 10,48%, có thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng chiếm 13,33%, có mức thu nhập từ 1,5 – 2 triệu chiếm 27,62% và chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48,57% có mức thu nhập trên 02 triệu đồng.
Ở mỗi mức thu nhập khác nhau thì mức độ đồng ý tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới có khác nhau. Mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng có tỷ lệ huy động cao nhất, ở mức thu nhập dưới 01 triệu đồng tỷ lệ đồng ý huy động chỉ đạt 66,67%, nguyên nhân do điều kiện kinh tế khó khăn, tuổi cao, hộ không còn lao động.
Bảng 4.18. Mối quan hệ giữa mức thu nhập với khả năng huy động
Mức thu nhập
Khả năng huy động Lương Nha (người) Địch Quả (người) Thục Luyện (người) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) < 1 triệu đồng 6 66,67 1 2 3 1-1,5 triệu đồng 11 78,57 4 4 3 1,5-2 triệu đồng 28 96,55 10 9 9 Trên 2 triệu 51 100,00 20 18 13
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng cho thấy các hộ có thu nhập khác nhau, khả năng huy động khác nhau. Mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng, số người sẵn sàng huy động ở các
địa phương chiếm 100%. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong các nhóm thu nhập tại các xã, thị trấn; điều này cũng cho thấy những người có thu nhập cao ở 3 xã luôn mong muốn được đóng góp xây dựng nông thôn mới CSHT chất lượng tốt để đời sống của họ được nâng cao. Như vậy, nhóm thu nhập trên 2 triệu đồng đồng ý tham gia đóng góp 100%. Tuy nhiên, cũng không khẳng định các hộ thuộc mức thu nhập thấp dưới 01 triệu đồng, từ 1-1,5 triệu đồng là không sẵn sàng, bởi vì 9 hộ không đồng ý chủ yếu do kinh tế gia đình khó khăn.
4.3.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp
Tiến hành điều tra 60 hộ dân tại 03 địa phương và 30 con em xa quê (bao gồm 16 doanh nghiệp và 04 người làm trong nhà nước) kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.19:
Bảng 4.19. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và khả năng huy động
Nghề nghiệp Tổng số Lương Nha Địch Quả Thục Luyện Số lượng người dân lấy ý kiến Tỷ lệ (%) người dân sẵn sàng đóng góp Nhà nước 13 100,00 4 5 4 Sản xuất nhỏ 3 100,00 2 1 0 Buôn bán 12 83,33 6 4 2 Nông dân 50 90,00 13 17 20 Doanh nghiệp 9 77,78 4 4 1 Nghề khác 3 100,00 1 1 1 Tổng số 90 90,00 30 32 28
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua số liệu điều tra trong khu vực Nhà nước thì 100% đều đồng ý và sẵn sàng tham gia đóng góp ở các công trình xây dựng nông thôn mới khác nhau, theo quy chế dân chủ cơ sở và theo kế hoạch của chính quyền địa phương. Những cá nhân hoạt động và làm việc trong khu vực Nhà nước thường xuyên có cơ hội tiếp xúc với các văn bản, chính sách của Nhà nước, đồng thời những người trong nhóm này có trình độ học vấn cao hơn so với những người làm ngoài khu vực Nhà nước, thậm chí là những người có nhiệm vụ tuyên truyền với nhân dân thực hiện nội dung này, do đó ý thức và khả năng tham gia nguồn lực xây
dựng NTM của họ cũng cao hơn, đặc biệt là việc phát triển kinh tế hộ và phong trào xây dựng NTM ở địa phương.
Như vậy, những người làm trong khu vực Nhà nước, sản xuất nhỏ sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới với tỷ lệ cao nhất.Các hộ buôn bán có thu nhập tương đối cao, tuy nhiên khi được phỏng vấn, họ có vẻ không quan tâm tới việc có nhất thiết phải tham gia đóng góp hay không, họ cho rằng việc sử dụng một cơ sở hạ tầng tốt là cần thiết nhưng có nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm của chính quyền là chính.
Thực tế cho thấy hiện nay nông thôn mới ở Thanh Sơn đã được quan tâm song chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, do vậy cần nhìn nhận đúng về tác dụng cũng như tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi chính quyền huyện Thanh Sơn phải có các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình ở địa phương, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Với tỷ lệ 90% số người điều tra là nông dân khi được hỏi hầu hết các hộ đều đồng ý đóng góp xây dựng các công trình nông thôn mới ở địa phương, bởi chính họ là người trực tiếp hưởng thụ và hiểu được giá trị của các cơ sở hạ tầng thiết yếu (Đường giao thông, rãnh nước thải, giao thông nội đồng)... Tuy nhiên, với mức thu nhập hạn hẹp so với các hộ làm việc ở khu vực khác nên mức họ sẵn sàng đóng góp chỉ tập trung ở một số công trình do thôn, xóm làm chủ đầu tư, tận dụng thời gian nông nhàn để đóng góp công sức, đất đai, đóng góp bằng tiền là rất hạn chế.
Như vậy, có thể thấy thu nhập của người dân có ảnh hưởng rất lớn đối với việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, đòi hỏi chính quyền từ huyện đến cơ sở phải có những giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế nông thôn, tạo thuận lợi cho huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Đối với doanh nghiệp việc tham gia nguồn lực xây dựng nông thôn mới chưa tích cực; qua điều tra cho thấy mới có 7/9 (77,78%) doanh nghiệp sẵn sàng tham gia đóng góp vốn xây dựng NTM; việc doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia xây dựng nông thôn mới chủ yếu qua phong trào phát động; hình thức họp bàn dân chủ với doanh nghiệp chưa được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả. Như vậy đối với doanh nghiệp việc tiếp cận triển khai chưa rộng rãi, hiệu quả còn hạn chế.
4.4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ