Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 53)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thanh Sơn có 22 xã và 1 thị trấn, để đảm bảo tính đại diện, tác giả phân theo đại diện các vùng. Cụ thể đó là các xã gần trung tâm huyện có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội; các xã cách trung tâm huyện với bán kính từ 7 - 15km, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội; các xã cách trung tâm huyện từ 15km trở lên có vị trí địa lý khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh việc lựa chọn điểm nghiên cứu đại diện điều kiện về vị trí địa lý, chúng tôi tiến hành phân nhóm căn cứ theo kết quả hoàn thành chương trình xây dựng chương trình nông thôn mới của các đơn vị theo các giai đoạn khác nhau.

Với tiêu chí chọn điểm đó, chúng tôi lựa chọn 3 xã để tiến hành điều tra, nghiên cứu. Đó là: xã Lương Nha cách trung tâm huyện 20 km, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; xã Địch Quả cách trung tâm huyện 3 km, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017; xã Thục Luyện cách trung tâm huyện 7 km, chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Nhằm đảm bảo thông tin về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Đề tài lựa chọn điều tra 30 cán bộ quản lý các cấp huyện và cơ sở; 30 cán bộ quản lý thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới và 90 hộ dân tại các xã Lương Nha, Địch Quả và Thục Luyện. Đây là 3 xã đại diện cho vùng nghiên cứu.

Các nguồn thông tin sẽ được khai thác đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thu thập nguồn số liệu sơ cấp chính xác phục vụ nghiên cứu của đề tài.

3.2.3. Nguồn số liệu

3.2.3.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, trên các website, các đề tài

nghiên cứu có liên quan. Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ, các văn bản của huyện Thanh Sơn có liên quan đến nông thôn mới và huy động nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Các thông tin số liệu về thực trạng nông thôn mới và huy động nguồn lực xây dựng NTM… được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Thanh Sơn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

3.2.3.2. Nguồn số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Bảng 3.2. Đối tượng và cơ cấu phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

1. Cán bộ quản lý chương trình xây dựng NTM 30 20

2. Cán bộ các tổ chức đoàn thể 30 20

3. Nông dân, con em xa quê hương 90 60

Tổng số 150 100

Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra. Tiến hành điều tra 150 phiếu, trong đó:

(1) Phiếu điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG

- Số lượng phiếu: 30 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các ban chỉ đạo/ban quản lý và tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Đánh

giá của cán bộ về từng kết quả của sự huy động các nguồn lực sau khi đã được huy động. Đánh giá về phương pháp huy động...

(2) Phiếu điều tra người dân, con em xa quê hương

- Số phiếu điều tra: 90 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Những đóng góp đó bao gồm tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp phi vật chất khác.

- Lấy ý kiến của con em xa quê của về sự tham gia đóng góp nguồn lực cho quê hương. Đánh giá về cách thức huy động nguồn lực của địa phương cho chương trình xây dựng nông thôn mới; đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn.

(3) Phiếu điều tra cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể trên địa bàn: Hội nông dân, Đoàn thanh niên...

- Số phiếu điều tra: 30 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể về kết quả những đóng góp của đoàn thể cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thử để xây dựng và hoàn thiện lại các nội dung trong biểu phiếu điều tra.

3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ đó, đề xuất giải pháp thích hợp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân;

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;

- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm.

3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nguồn vật lực (đất đai)

- Kế hoạch huy động đất đai: số m2 và số hộ;

- Kết quả huy động đất đai: thực tế số m2 và số hộ đã hiến đất;

- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề.

3.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN HUYỆN THANH SƠN

4.1.1. Khái quát về xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn

Qua 8 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Thanh Sơn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Toàn huyện có 2 xã Lương Nha và Địch Quả được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, các tiêu chí về xây dựng NTM của các xã trong huyện đều được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; phát triển sản xuất theo nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.Thực tế cho thấy chương trình xây dựng NTM thực sự đã đem luồng sinh khí mới đến mọi miền quê ở Thanh Sơn. Với tổng huy động nguồn lực thực hiện trên 56 tỷ đồng (năm 2017) cho xây dựng NTM, đến nay các xã trên địa bàn huyện bình quân đạt 11,3 tiêu chí/xã, tăng 1,4 tiêu chí/xã so với năm 2016. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 63,7%; hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã đã cơ bản phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và dân sinh; 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã hình thành liên kết giữa người dân với thị trường, đem lại thu nhập cao hơn, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa, điển hình như: Mô hình trồng cây bưởi diễn, trồng cam tại xã Văn Miếu; mô hình trồng táo tại xã Lương Nha; mô hình sản xuất nấm tại các xã Võ Miếu, Tinh Nhuệ; mô hình trồng cây dược liệu tại các xã Tất Thắng, xã Thục Luyện; mô hình nuôi cá đặc sản trên hồ tại các xã Cự Thắng, Cự Đồng, Yên Sơn, Lương Nha... Năm 2017, tổng giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 698,7 tỷ đồng, tăng 4,5%, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng/năm. Các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 13,42%.Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn đã được duy tu, sửa chữa. Riêng năm 2017, toàn huyện đã huy động trên 5.460 ngày công tập trung vào việc tu sửa, phát dọn đường giao thông, hệ thống kênh mương và vệ sinh môi trường nông thôn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn

TT Tên xã

Quy hoạch

(1)

Giao thông (2) Thuỷ

lợi (3) Điện (4) Trường học (5) CSVC văn hoá (6) CSHT TM nông thôn (7) Thông tin truyền thông (8) Nhà ở (9) Thu nhập (10) Hộ nghèo (11) việc làm (12) Tổ chức SX (13) Giáo dục (14) Y tế (15) 1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 4.1 4.2 5 6.1 6.2 6.3 7 8.1 8.2 8.3 8.4 9.1 9.2 10 11 12 13.1 13.2 14.1 14.2 14.3 15.1 15.2 15.3 1 Lương Nha 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Địch Quả 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 Sơn Hùng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Cự Thắng 1 1 - 1 1 - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 5 Thạch Khoán 1 1 1 1 1 1 1 - 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 - - - 1 1 1 - 1 1 1 - - 1 6 Cự Đồng 1 1 - 1 - - - 1 1 1 1 - - 1 1 1 1 1 1 - 1 - 1 1 1 - 1 1 1 - 1 1 7 Võ Miếu 1 1 1 - - - 1 1 1 1 - - - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 - - 1 8 Thục Luyện 1 1 1 - - - 1 1 1 1 - - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 - - - 1 9 Yên Sơn 1 1 - - 1 - 1 1 1 1 - 1 1 1 - 1 1 1 1 - 1 - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10 Giáp Lai 1 1 - - - 1 - 1 1 1 - - - 1 1 1 1 1 1 - 1 1 1 - - 1 1 1 1 1 - 1 11 Hương Cần 1 1 1 1 - - 1 1 1 1 1 1 1 - 1 1 1 1 1 - - 1 1 1 - - 1 1 1 - - 1 12 Tinh Nhuệ 1 1 - 1 - - 1 1 1 1 - 1 1 1 - 1 1 1 1 1 1 - - 1 - 1 1 1 1 - - 1 13 Thắng Sơn 1 1 - - 1 - 1 1 1 1 - 1 1 - - 1 1 1 1 - 1 - - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 14 Tất Thắng 1 1 - - 1 - - - 1 1 - - - 1 - 1 1 1 1 1 1 - - 1 1 1 1 1 1 1 - 1 15 Tân Lập 1 1 1 - - - 1 - 1 - 1 1 1 - 1 1 1 - - - - 1 - - 1 1 1 1 1 1 16 Văn Miếu 1 1 - - - - 1 1 1 1 1 - - - 1 1 1 1 1 - - - - 1 - - 1 1 - 1 - 1 17 Thượng Cửu 1 1 - 1 - - 1 1 1 1 - - - 1 - 1 1 1 1 - - - - 1 - - 1 - - 1 1 1 18 Tân Minh 1 1 1 - - - - - 1 1 - - - - - 1 1 1 1 - - - - 1 - - 1 - - 1 1 1 19 Yên Lãng 1 1 1 - - - 1 1 1 1 - 1 - 1 - 1 1 1 1 - - - - - - - 1 1 1 1 - 1 20 Đông Cửu 1 1 1 - - - - - 1 1 - 1 1 1 - 1 1 1 1 - - - - - - - 1 - - 1 - 1 21 Yên Lương 1 1 - - - - - - - 1 - - - 1 1 1 1 1 1 - - - - 1 - - 1 1 1 1 - 1 22 Khả Cửu 1 1 - - - - - - 1 - - 1 - - - 1 1 1 1 - - - - 1 - - 1 - - 1 - 1 Tổng 22 22 11 9 8 5 14 16 21 20 7 13 11 16 9 22 22 22 21 8 12 8 10 19 10 11 22 18 16 16 9 22 download by : skknchat@gmail.com

TT Tên xã

Văn hoá (16)

Môi trường và an toàn thực phẩm (17) Hệ thống chính trị và tiếp

cận pháp luật (18) An ninh và quốc phòng (19) Tổng chỉ tiêu Tổng tiêu chí Tiêu chí đạt 16 17.1 17.2 17.3 17.4 17.5 17.6 17.7 17.8 18.1 18.2 18.3 18.4 18.5 18.6 19.1 19.2 1 Lương Nha 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 49 19 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 2 Địch Quả 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 49 19 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 3 Sơn Hùng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 47 16 1,2,3,4,6,7,8,10,11,12,13,14,16,17,18,19 4 Cự Thắng 1 - 1 1 1 - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 42 16 1,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,18,19 5 Thạch Khoán 1 1 - 1 1 - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 39 13 1,2,3,4,5,6,8,11,12,14,16,18,19 6 Cự Đồng 1 - - 1 1 - 1 - - 1 1 1 1 1 1 1 1 34 13 1,3,4,5,7,8,11,12,14,15,16,18,19 7 Võ Miếu 1 - - 1 1 - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 36 13 1,3,4,8,9,10,11,12,13,14,16,18,19 8 Thục Luyện 1 1 1 1 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 37 12 1,3,4,8,9,10,11,12,13,16,18,19 9 Yên Sơn 1 - - 1 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 35 12 1,3,4,6,8,12,13,14,15,16,18,19 10 Giáp Lai 1 - 1 1 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 33 11 1,4,7,8,10,11,12,14,16,18,19 11 Hương Cần 1 - - 1 1 - 1 - 1 1 1 - 1 1 1 - 1 34 11 1,3,4,5,7,8,10,11,12,14,16 12 Tinh Nhuệ 1 1 1 1 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 35 11 1,3,4,6,8,9,12,14.16,18,19 13 Thắng Sơn 1 - - 1 1 - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 34 10 1,3,4,8,12,14,15,16,18,19 14 Tất Thắng 1 1 1 1 1 - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 35 10 1,3,4,8,12,13,14,16,18,19 15 Tân Lập 1 1 1 1 - - 1 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 33 10 1,3,4,8,12,14,15,16,18,19 16 Văn Miếu - - - 1 1 - 1 - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 29 9 1,3,4,5,7,8,12,18,19 17 Thượng Cửu - 1 - - - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 27 8 1,3,4,8,12,15,18,19 18 Tân Minh 1 - - - - - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 23 8 1,4,8,12,15,16,18,19 19 Yên Lãng 1 - 1 1 1 - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 1 31 8 1,3,4,8,14,16,18,19 20 Đông Cửu 1 - - - 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 25 7 1,4,6,8,16,18,19 21 Yên Lương 1 1 - - 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 26 7 1,4,8,14,16,18,19 22 Khả Cửu 1 - - 1 1 - - - - 1 1 1 1 1 1 1 1 23 6 1,8,12,16,18,19 Tổng 20 10 10 18 19 3 11 6 13 22 22 21 22 22 22 21 22

Bình quân tiêu chí/xã toàn huyện đạt: 11,3

Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng NTM huyện Thanh Sơn (2017)

Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được nhân dân hưởng ứng tích cực nên cho năng suất cao, chất lượng tốt; chính sách đền ơn đáp nghĩa, phong trào “Toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 53)