Phương hướng tăng cường huy độngnguồn lực trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1. Phương hướng tăng cường huy độngnguồn lực trong xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2017 - 2020

- Trên cơ sở kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2017- 2020 của Ban chỉ đạo tỉnh, thực hiện phân bổ nguồn vốn cụ thể cho từng đơn vị để triển khai thực hiện. Đồng thời, bố trí phân bổ nguồn vốn thuộc ngân sách huyện cho các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới. Đầu tư vào thực hiện các tiêu chí đăng ký hoàn thành trong các năm tiếp theo.

- Đối với các xã còn lại, thực hiện phân bổ kinh phí từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của tỉnh. Mỗi đơn vị thực hiện đầu tư vào 1-2 hạng mục công trình phù hợp với điều kiện và mức huy động vốn đối ứng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và quy định của huyện.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để xây dựng NTM;

- UBND các xã bố trí nguồn ngân sách riêng để hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới;

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình. Các nguồn đóng góp đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án cụ thể;

- Huy động đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã với các công trình hoặc dự án đầu tư phát triển sản xuất vào nông thôn có khả năng thu hồi vốn;

- Huy động có hiệu quả các nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước được tỉnh phân bổ cho huyện theo các chương trình, dự án; vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

4.4.2. Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện thanh sơn, tình phú thọ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)