Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

Phần 1 .Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tao

tham gia

Kết quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tham gia tổ chức thể hiện ở số lượng lớp nghề, số lượng học viên được tham gia học các lớp nghề. Kết quả tham gia đào tạo nghề của Hội Nông dân còn thể hiện ở số lượng mô hình trình diễn được hình thành trong quá trình tổ chức lớp học và tính hiệu quả của các học viên tham gia các lớp đào tạo nghề như trình độ tiếp thu kiến thức, khả năng áp dụng các kiến thức đó vào sản xuất của các học viên, số lượng học viên có việc làm sau đào tạo, số hộ trở thành hộ khá, giàu nhờ áp dụng kiến thức được đào tạo nghề vào sản xuất….

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tao nghề cho lao động nông thôn nghề cho lao động nông thôn

2.1.4.1. Năng lực của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a. Năng lực cán bộ

Năng lực của cán bộ Hội Nông dân được giao nhiệm vụ tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn: cán bộ quản lý, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, cán bộ HND tỉnh, cán bộ HND huyện, cán bộ HND xã, cán bộ chi, tổ Hội.

b. Quy mô đào tạo của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương Là đơn vị của HND tỉnh Hải Dương trực tiếp tham gia ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh, quy mô, ngành nghề đào tạo của Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng LĐNT được trực tiếp ĐTN.

c. Năng lực tài chính

Nguồn tài chính để Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm: nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, kinh phí từ quỹ Hội Nông dân và nguồn kinh phí huy động từ sự tham gia đóng gióp, hỗ trợ từ doanh nghiệp, học viên.

d. Cơ sở vật chất tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cơ sở vật chất tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm: địa điểm học tập, phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ học tập, nguyên vật liệu thực hành, mô hình trình diễn…

2.1.4.2. Phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan khác trong tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HND phối hợp với các ngành, đoàn thể ở địa phương để xác định nhu cầu đào tạo; phối hợp với các cơ quan truyền thông (báo, đài phát thanh, truyền hình...) để tổ chức tuyên truyền về ĐTN cho LĐNT, hiệu quả từ việc học nghề; phối hợp với ngành Lao động Thương binh và Xã hội, ngành Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, ngành Tài chính, UBND các cấp, các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các hoạt động đào tạo; phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ học viên… Công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan, đơn vị có liên quan có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2.1.4.3. Đặc điểm lao động nông thôn được học nghề do Hội Nông dân tổ chức

Đây là đối tượng chính được thụ hưởng từ chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề có trình độ, độ tuổi không đồng đều nên có ảnh hưởng lớn đến thực tế tổ chức các lớp học. Trong cùng một lớp học có những học viên mới tiếp cận với nghề được đào tạo lần đầu, nhưng cũng có những học viên đã làm nghề nhiều năm theo kinh nghiệm, có học viên trẻ tuổi, có học viên lớn tuổi… điều này ảnh hưởng đến công tác tổ chức lớp, phương pháp giảng dạy của giáo viên..

2.1.4.4. Các quy định của Trung ương, của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà Hội Nông dân tham gia

a. Các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tưởng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

b. Các quy định của bộ, ngành

- Đề án số 01-ĐA/ĐĐHND ngày 13/11/2009 của Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của HND Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.

- Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên bộ Tài chính - Lao động Thương binh Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy đinh về đăng ký hoạt động dạy nghề.

- Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên.

c. Quy định của tỉnh Hải Dương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

- Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020.

- Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21/02/2011 ban hành danh mục nghề định mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước.

- Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)