Đặc điểm lao động nông thôn được đào tạo nghề do Hội Nông dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 102 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Đặc điểm lao động nông thôn được đào tạo nghề do Hội Nông dân tỉnh

Hải Dương tổ chức

Lao động nông thôn được tham gia các lớp đào tạo nghề do HND tỉnh tổ chức là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của các lớp ĐTN. Do đó, trình độ của LĐNT có tác động lớn đến chất lượng các lớp đào tạo nghề.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề có sự khác nhau giữa ĐTN nông nghiệp và ĐTN phi nông nghiệp. Lao động nông thôn tham gia học nghề nông nghiệp thường có độ tuổi tương đối cao và trình độ thấp hơn lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Bảng 4.32. Đặc điểm lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức

Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu Lao động nông thôn học nghề nông nghiệp Lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp

Tổng số Lao động 50 10

1 Lao động phân theo giới tính

1.1 Nam 33 10

1.2 Nữ 17 0

2 Lao động phân theo độ tuổi

2.1 < 30 3 8

2.2 30 - 40 12 2

2.3 41 - 50 26 0

2.4 > 50 9 0

3 Lao động phân theo học vấn

3.1 Tốt nghiệp THCS 36 4

3.2 Tốt nghiệp THPT 14 6

4 Lao động đã làm nghề trước khi được đào tạo nghề

50 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Đối với các lớp ĐTN nông nghiệp, đây là những LĐNT tại địa phương đã và đang làm các nghề được đào tạo, việc ĐTN cho nhóm đối tượng này không phải là ĐTN mới mà thực chất là trang bị lại kiến thức cho họ một cách có hệ thống để áp dụng vào thực tế sản xuất. Nhóm đối tượng này có sự phân hóa về trình độ, kỹ năng tương đối lớn. Ngay trong 1 lớp ĐTN nông nghiệp, có nhưng học viên có độ

tuổi trẻ nhưng cũng có nhiều học viên lớn tuổi, có học viên có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng cũng có người mới bắt đầu sản xuất. Nhóm đối tượng này thường là những lao động chính trong gia đình, vừa tham gia sản xuất tại địa phương vừa tham gia lớp ĐTN, do đó việc bố trí thời gian học đối với nhóm đối tượng này gặp không ít khó khăn.

Kết quả điều tra trong số 50 LĐNT tham gia ĐTN nông nghiệp cho thấy có 35/50 hộ (70%) có quy mô sản xuất nhỏ, nông hộ, 15/50 hộ (30%) có quy mô sản xuất trung bình, gia trại, đây chủ yếu là các hộ chăn nuôi và nuôi thủy sản. Như vậy có thể thấy đối tượng tham gia các lớp ĐTN của HND chủ yếu có quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Các hộ có mong muốn tham gia các lớp ĐTN để về trực tiếp tổ chức sản xuất của gia đình mình, do đó việc ĐTN cho nhóm đối tượng này thường theo phương thức trực tiếp, “cầm tay chỉ việc”, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy đối với từng nhóm đối tượng ngay trong 1 lớp ĐTN.

Đối với các lớp ĐTN phi nông nghiệp, đây thường là ĐTN mới cho nhóm LĐNT trẻ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Do đó độ tuổi, trình độ kỹ năng của nhóm đối tượng này cũng tương đối đồng đều và chủ yếu là LĐNT có độ tuổi trẻ. Tuy nhiên, do yêu cầu của các lớp ĐTN phi nông nghiệp là trang bị kiến thức, kỹ năng nghề để LĐNT có thể làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, xưởng sản xuất nên việc ĐTN cho nhóm đối tượng này chú trọng nhiều đến các kỹ năng thực hành, kỷ luật sản xuất. Do đó giáo viên thường phải cập nhật những yêu cầu, kỹ năng mới theo nhu cầu của nhà tuyển dụng để ĐTN cho LĐNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)