TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Hội Nông dân tham gia xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hàng năm, căn cứ trên nhu cầu của hội viên, nông dân, lao động nông thôn tại các địa phương, HND các cơ sở tiến hành đánh giá xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương mình. Hội Nông dân huyện (thành phố, thị xã) tổng hợp nhu cầu cần đào tạo của từng huyện (thành phố, thị xã) gửi về Hội Nông dân tỉnh. Đây được coi là căn cứ quan trọng để Hội Nông dân các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm.
Theo quy định, nhu cầu ĐTN của LĐNT tại các địa phương được HND cơ sở tổng hợp báo cáo lên HND huyện xong trước ngày 20/11 hàng năm. HND huyện tổng hợp nhu cầu ĐTN của LĐNT huyện mình báo cáo về HND tỉnh xong trước ngày 30/11 hàng năm. Căn cứ trên tổng hợp chung toàn tỉnh, HND tỉnh báo cáo nhu cầu ĐTN cho LĐNT lên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là một căn cứ để Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm sau trình UBND.
Để xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tại địa phương, Hội Nông dân các cấp, trong đó trực tiếp là Hội Nông dân cơ sở, cán bộ chi, tổ Hội đã nắm bắt nhu cầu của hội viên, nông dân, lao động nông thôn thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, phối hợp với các đoàn thể khác nắm nhu cầu, hoặc trực tiếp điều tra, khảo sát. Kết quả khảo sát 42 cán bộ HND từ cấp tỉnh đến cơ sở cho thấy, việc nắm bắt nhu cầu ĐTN thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội vẫn là chủ yếu.
Bảng 4. 1. Hiệu quả cách đánh giá nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân
TT Chỉ tiêu
Tổng số người được điều tra
Mức độ hiệu quả cách đánh giá nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND
Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Ít hiệu quả Không hiệu
quả
Không thực hiện
Người % Người % Người % Người % Người % Người % Người %
1 Cán bộ Hội trực tiếp điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu 42 100 11 26,2 14 33,3 7 16,7 0 0,00 0 0 10 23,8 2 Xác định nhu cầu qua sinh hoạt chi, tổ Hội Nông dân
42 100 21 50,0 17 40,5 4 9,5 0 0,00 0 0 0 0,00
3
Phối hợp điều tra khảo sát với các ngành, đoàn thể
42 100 0 0,0 8 19,0 10 23,8 7 16,7 0 0 17 40,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.1 cho thấy, có 38/42 người (90,5%) đánh giá việc xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT qua sinh hoạt chi, tổ Hội là có hiệu quả; Có 27/42 người (64,3%) cho rằng việc cán bộ HND trực tiếp điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu ĐTN là hiệu quả, có 10/42 người (23,8%) không thực hiện điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu ĐTN. Có 25/42 người (59,5%) cho biết HND có phối hợp với các ngành, đoàn thể để xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT, tuy nhiên mức độ hiệu quả không cao, có 17/42 người (40,5%) cho biết HND không phối hợp với các ngành, đoàn thể để xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT tại địa phương. Qua đó cho thấy, việc xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND chủ yếu dựa vào sinh hoạt chi, tổ Hội, nghe phản ánh của hội viên, nông dân, việc tự điều tra, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của HND chưa nhiều, việc phối hợp với một số ngành, đoàn thể tại địa phương chưa cao. Do đó, việc nắm bắt nhu cầu ĐTN bị hạn chế chủ yếu trong đối tượng là hội viên HND, nên nhiều LĐNT tại địa phương không phản ảnh được nhu cầu ĐTN của mình.
Kết quả xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân được thể hiện qua bảng 4.2 và bảng 4.3
Bảng 4. 2. Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tỉnh Hải Dương xác định
Đơn vị tính: Người
TT Nghề cần đào tạo
Nhu cầu được đào tạo So sánh (%) Tốc độ
PTBQ (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2014 2016/ 2015
1 Sản xuất cây trồng truyền thống 2.563 2.380 1.950 92,9 76,1 81,9 83,3
2 Sản xuất cây trồng mới 2.450 2.270 2.280 92,7 93,1 100,4 95,3
3 Chăn nuôi vật nuôi truyền thống 3.386 3.295 3.070 97,3 90,7 93,2 93,7
4 Chăn nuôi vật nuôi mới 530 495 380 93,4 71,7 76,8 80,1
5 Sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống 2.856 2.770 2.590 97,0 90,7 93,5 93,7
6 Sản xuất sản phẩm thủy sản mới (giống mới) 527 470 310 89,2 58,8 66,0 70,2
7 Sản xuất sản phẩm lâm nghiệp truyền thống địa phương 300 280 230 93,3 76,7 82,1 83,8
8 Sản xuất sản phẩm lâm nghiệp mới (loại cây mới) 0 0 0 0 0 0 0
9 Các ngành nghề phi nông nghiệp truyền thống địa phương 840 750 560 89,3 66,7 74,7 76,3
10 Các ngành nghề phi nông nghiệp mới (SX hoặc dịch vụ) 3.730 3.860 3.820 103,5 102,4 99,0 101,6
Tổng cộng 17.182 16.570 15.190 96,4 88,4 91,7 92,1
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (2014- 2016)
Bảng 4.3. Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân các điểm nghiên cứu xác định
Đơn vị tính: Người
TT Nghề cần đào tạo
Nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND (2014 - 2016) Ninh Hải Đông Xuyên Tân Dân Cộng Hòa 1 Sản xuất cây trồng truyền thống 210 186 160 90
2 Sản xuất cây trồng mới 115 125 96 225
3 Chăn nuôi vật nuôi truyền thống 130 115 250 350
4 Chăn nuôi vật nuôi mới 18 8 16 25
5 Sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống 87 96 130 45 6 Sản xuất sản phẩm thủy sản mới (giống mới) 46 65 95 26 7 Sản xuất sản phẩm lâm nghiệp truyền thống
địa phương 0 0 0 48
8 Sản xuất sản phẩm lâm nghiệp mới (loại cây mới) 0 0 0 0 9 Các ngành nghề phi nông nghiệp truyền thống
địa phương 0 0 0 0
10 Các ngành nghề phi nông nghiệp mới (SX
hoặc dịch vụ) 135 94 165 137
Tổng cộng 741 689 912 946
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.2, 4.3 cho thấy, nhu cầu ĐTN nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong đó nhiều LĐNT có nhu cầu được đào tạo các nghề chăn nuôi truyền thống như chăn nuôi lợn, gà, nuôi thủy sản truyền thống, tiếp đến là nhu cầu đào tạo nghề trồng trọt mới như trồng rau, trồng cây ăn quả mới, trồng hoa, cây cảnh. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình chăn nuôi, thủy sản, trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn, nên có nhu cầu học nghề cao hơn. Nhu cầu đào tạo nghề lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, do diện tích đồi rừng của Hải Dương không nhiều, số lao động tham gia ít. Tại 4 xã tiến hành khảo sát, chỉ có phường Cộng Hòa (thị xã Chí Linh) là có LĐNT có nhu cầu học nghề sản xuất lâm nghiệp do địa phương này có diện tích đồi rừng, tuy nhiên số lượng LĐNT có nhu cầu là không đáng kể. Nhu cầu đào tạo các nghề nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi nhu cầu đào tạo nghề phi nông nghiệp mới
như nghề may, nghề cơ khí.... có xu hướng tăng lên, điều này là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương khi mở rộng phát triển các khu công nghiệp tại các địa phương với nhu cầu tuyển dụng lao động lớn thu hút nhiều lao động nông thôn trong đó chủ yếu là lao động trẻ tham gia.
Kết quả khảo sát 60 lao động nông thôn đã hoặc đang học nghề và 60 lao động nông thôn chưa tham gia ĐTN cho thấy, nhiều LĐNT có nhu cầu đào tạo từ 2 nghề trở lên, trong đó chủ yếu là các nghề nông nghiệp. Điều này phản ánh thực tế sản xuất của tỉnh Hải Dương khi một hộ nông dân phát triển đồng thời nhiều nghề theo mô hình VAC nên có nhu cầu được đào tạo đa lĩnh vực cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Qua đó cũng cho thấy việc xác định nhu cầu ĐTN của HND cấp cơ sở có sự trùng lặp đối tượng. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy có nhiều lao động nông thôn chưa được HND cơ sở tiếp cận xác định nhu cầu.
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn
TT Chỉ tiêu
Lao động nông thôn đã hoặc đang tham gia đào tạo nghề (n=60)
Lao động nông thôn chưa tham gia đào tạo nghề (n = 60)
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Có nhu cầu đào tạo 1 nghề 25 41,7 22 36,7 2 Có nhu cầu đào tạo 2 nghề 27 45,0 28 46,7 3 Có nhu cầu đào tạo từ 3 nghề
trở lên 8 13,3 5 8,3
4 Không có nhu cầu đào tạo nghề 0 0,0 5 8,3 5 Có được HND tìm hiểu nhu
cầu đào tạo nghề 55 91,7 42 70,0
6 Không được HND tìm hiểu
nhu cầu đào tạo nghề 5 8,3 18 30,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Trong số 60 đối tượng LĐNT đã hoặc đang học nghề thì 55/60 người (91,7%) là hội viên nông dân, 5 đối tượng không phải là hội viên nông dân đều là những LĐNT trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp THPT, tham gia ĐTN phi nông nghiệp. Trong số 60 người chưa tham gia học nghề được HND xác định nhu cầu thì có 39 người (65%) là hội viên Hội Nông dân. Điều này phản ánh thực tế việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân cơ sở còn chung
chung, chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là hội viên, nông dân, việc xác định nhu cầu của nhóm đối tượng lao động nông thôn trẻ còn rất hạn chế.
4.1.2. Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Căn cứ trên tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn hàng năm của các cấp Hội, Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh.
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh bao gồm kế hoạch trực tiếp đào tạo cấp chứng chỉ của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh và kế hoạch phối hợp tổ chức đào tạo với các đơn vị dạy nghề khác của Hội Nông dân cấp huyện.
Bảng 4.5. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2015/ 2014 2016/ 2014 2016/ 2015 1 HND trực tiếp đào tạo cấp chứng chỉ (qua TT Dạy nghề HND tỉnh) 1.400 1.330 1.330 95,0 95,0 100 96,6 1.1 Nghề nông nghiệp 1.120 1.050 1.050 93,8 93,8 100 95,8 1.2 Nghề phi nông nghiệp 280 280 280 100 100 100 100,0 2 HND phối hợp ĐTN 2.520 2.275 2.030 90,3 80,6 89,2 86,6 2.1 Nghề nông nghiệp 2.170 1.925 1.680 88,7 77,4 87,3 84,3 2.2 Nghề phi nông nghiệp 350 350 350 100 100 100 100 Tổng 3.920 3.605 3.360 92,0 85,7 93,2 90,2 Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (2014- 2016)
Qua bảng 4.5 cho thấy kế hoạch ĐTN hàng năm có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm tương đối thấp. Trong kế hoạch ĐTN cho LĐNT của HND tỉnh Hải Dương vẫn chủ yếu đào tạo các nghề nông nghiệp, đào tạo các nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy HND tỉnh Hải Dương chưa mạnh dạn
tham gia đào tạo các nghề phi nông nghiệp theo định hướng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của tỉnh.
So sánh bảng 4.5 với bảng 4.2 (Nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND tỉnh Hải Dương) cho thấy kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của HND tỉnh ít hơn so với nhu cầu thực tế của LĐNT có nhu cầu ĐTN do HND cấp cơ sở xác định. Điều này là xuất phát từ sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng có thể đáp ứng của Hội Nông dân các cấp trong việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
4.1.3. Tham gia tuyên truyền, vận động nông dân học nghề, tuyên truyền hiệu quả đào tạo nghề hiệu quả đào tạo nghề
Để giúp cho hội viên, nông dân, LĐNT hiểu được ý nghĩa, các quy định của ĐTN cho LĐNT, HND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, Ban Tuyên huấn, HND các huyện, thành phố, thị xã, HND cơ sở tổ chức các hội nghị tuyên tuyền thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, phối hợp với các cơ quan truyền thông viết tin, bài tuyên truyền chủ trương, chính sách,các quy định về ĐTN cho LĐNT, các mô hình điển hình trong học nghề để từ đó thu hút hội viên, nông dân, LĐNT tham gia học nghề.
Đối với cấp tỉnh, hàng năm, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, triển khai kế hoạch ĐTN hàng năm cho cán bộ HND các huyện, thành phố, thị xã, cán bộ HND cơ sở trong toàn tỉnh, qua đó giúp cán bộ HND các cấp nắm được những nội dung cơ bản trong công tác ĐTN cho LĐNT, những quy định, chế độ chính sách đối với LĐNT khi tham gia ĐTN. Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh phối hợp với Ban Tuyên huấn HND tỉnh xây dựng chuyên trang đào tạo nghề trong Bản tin công tác Hội của HND tỉnh được phát hành 3 tháng/kỳ từ HND tỉnh tới cán bộ chi, tổ Hội trong toàn tỉnh. Đây được coi là một kênh thông tin hữu hiệu để truyền tải những quy định trong ĐTN, các kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các gương học nghề có hiệu quả đến cán bộ chi, tổ Hội, hội viên nông dân.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh phối hợp với Ban chuyên đề Đài PTTH tỉnh đưa tin (2 tháng/lần), xây dựng phóng sự (6 tháng/lần), phối hợp với Báo Hải Dương, Báo Nông thôn ngày nay viết các tin, bài tuyên truyền về công tác ĐNT cho LĐNT của Trung tâm, các gương học nghề có hiệu quả. Qua đó, giúp LĐNT tại các địa phương biết đến hoạt động ĐTN của Trung tâm và các chính sách về ĐTN cho LĐNT.
Ngoài ra, cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh còn trực tiếp tuyên truyền về công tác ĐNT cho LĐNT thông qua các lớp ĐTN do Trung tâm trực tiếp tổ chức.
Đối với cấp huyện, HND các huyện, thành phố, thị xã cũng phối hợp với Đài Phát thanh huyện viết các tin, bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện về các gương điển hình trong học nghề, các hộ SXKD giỏi nhờ áp dụng các kiến thức học được qua các lớp ĐTN tổ chức tại địa phương.
Đối với cấp cơ sở, HND cơ sở tuyên truyền các chủ trương, chính sách về ĐTN cho LĐNT thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, qua bản tin Công tác Hội của HND tỉnh. HND các cơ sở thường xuyên phối hợp với Đài truyền thanh xã viết các tin tuyên truyền, thông báo về kế hoạch ĐTN của HND cấp trên, thông báo tuyển sinh của các đơn vị dạy nghề. Thông qua đó giúp hội viên, nông dân, LĐNT nắm được các quy định về ĐTN cho LĐNT, từ đó đăng ký tham gia các lớp ĐTN do HND tổ chức.
Bảng 4.6. Kết quả tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương
TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tổng
1 Đối với HND cấp tỉnh
1.1 Tổ chức hội nghị Hội nghị 1 1 1 3
1.2 Viết tin, bài tuyên truyền trên báo,
bản tin Hội Nông dân Tin, bài 15 18 16 49 1.3 Phối hợp đưa tin trên Đài Phát
thanh truyền hình tỉnh
Tin, phóng
sự 8 8 8 24
2 Đối HND với cấp huyện Phối hợp viết tin, bài trên Đài
Truyền thanh huyện Tin, bài 18 17 18 53
3 Đối với HND cấp cơ sở