Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động
4.1.5. Tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo
Hội Nông dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh trực tiếp tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT theo hợp đồng ký với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Văn phòng Trung ương HND Việt Nam.
Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã không trực tiếp tham gia các hoạt động đào tạo, mà chỉ đạo HND cơ sở phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện một số hoạt động đào tạo.
Đối với cấp cơ sở, HND tham gia các hoạt động đào tạo thông qua việc phối hợp tuyển sinh, tham gia quản lý lớp, đôn đốc học viên tham gia lớp học, bố trí địa điểm học tập, hỗ trợ hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến lớp học.
4.1.5.1. Tham gia phối hợp tuyển sinh, hoàn thiện hồ sơ học viên
Căn cứ trên nhu cầu của hội viên, nông dân, LĐNT, kế hoạch tổ chức lớp học, cán bộ HND cơ sở phối hợp với cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề tổ chức tuyển sinh học viên cho các lớp học. Là người trực tiếp nắm nhu cầu của LĐNT, nên cán bộ chi, tổ HND cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác tuyển sinh, lựa chọn LĐNT tham gia các lớp ĐTN.
Kết quả khảo sát 60 LĐNT đã hoặc đang tham gia các lớp ĐTN do HND tổ chức cho thấy 60/60 người (100%) được cán bộ chi, tổ HND đến tuyên truyền, thông báo về chương trình ĐTN và vận động tham gia lớp học.
Kết quả khảo sát 60 LĐNT chưa tham gia các lớp ĐTN cho thấy có 33/60 người (55%) được cán bộ HND tuyên truyền và tư vấn về ĐTN và có 38/60 người (63,6%) được HND phát thông báo về lớp ĐTN, điều này cũng phản ánh phần nào trách nhiệm của cán bộ HND cơ sở, trong đó đặc biệt là cán bộ chi, tổ Hội trong việc tuyên truyền, vận đông LĐNT tham gia ĐTN, phối hợp tuyển sinh cho các lớp ĐTN do HND phối hợp tổ chức.
4.1.5.2. Tham gia quản lý lớp
Là đơn vị phối hợp tổ chức lớp ĐTN cho LĐNT tại địa phương, HND cơ sở được Đảng ủy, UBND xã, HND huyện (thành phố, thị xã) giao nhiệm vụ tham
gia quản lý các lớp đào tạo nghề. Hội Nông dân cơ sở phân công một số cán bộ chi, tổ Hội tham gia ban cán sự lớp học.
Bảng 4.13. Cán bộ HND cơ sở tham gia quản lý lớp đào tạo nghề tại địa phương TT Địa điểm khảo sát Tổng số lớp đã mở
Cán bộ Hội Nông dân tham gia Ban quản lý lớp Phó Chủ tịch HND xã Thường vụ HND xã Chi Hội trưởng Chi Hội phó 1 Ninh Hải 3 1 1 2 0 2 Đông Xuyên 2 0 1 2 1 3 Tân Dân 2 0 1 2 1 4 Cộng Hòa 1 0 1 1 0 Tổng cộng 8 1 4 7 2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.13 cho thấy, các lớp ĐTN đều có sự tham gia của cán bộ HND cơ sở không chuyên trách trong đó chủ yếu là đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ HND xã và chi Hội trưởng HND, điều này phù hợp khi chủ yếu các lớp ĐTN tổ chức tại các nhà văn hóa thôn, cán bộ chi Hội nắm được quy mô, địa điểm sản xuất của học viên nên thuận lợi trong việc học thực hành, lựa chọn mô hình trình diễn, đồng thời cũng thuận lợi trong việc đôn đốc học viên tham gia lớp học.
Để đánh giá mức độ tham gia các hoạt động ĐTN của HND cơ sở, đề tài xin ý kiến đánh giá của 152 người là cán bộ HND cấp tỉnh, huyện, cơ sở, lãnh đạo UBND cấp huyện, cơ sở, cán bộ ngành Nông nghiệp & PTNT, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ giáo viên dạy nghề và LĐNT đã hoặc đang tham gia lớp ĐTN, kết quả đánh giá thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4. 14. Đánh giá mức độ tham gia các hoạt động đào tạo của cán bộ Hội Nông dân
TT Chỉ tiêu
Tổng số người được điều tra
Mức độ tham gia các hoạt động
Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực
Người % Người % Người % Người % Người %
1 Phối hợp tuyển sinh 152 100 53 34,9 52 34,2 28 18,4 19 12,5
2 Tham gia quản lý lớp học 152 100 48 31,6 57 37,5 32 21,1 15 9,9
3 Đôn đốc học viên tham gia lớp học 152 100 51 33,6 59 38,8 28 18,4 14 9,2
4 Bố trí địa điểm học lý thuyết và thực hành 152 100 51 33,6 69 45,4 32 21,1 0 0,0
5 Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ lớp học 152 100 41 27,0 72 47,4 39 25,7 0 0,0
6 Xây dựng mô hình gắn với lớp học 152 100 46 30,3 63 41,4 28 18,4 15 9,9
7 Tham gia cấp phát tài liệu, văn phòng phẩm 152 100 53 34,9 76 50,0 23 15,1 0 0,0
8 Tham gia cấp phát nguyên vật liệu thực hành
152 100 43 28,3 75 49,3 34 22,4 0 0,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Hình 4.2. Ảnh Hội Nông dân xã Hồng Lạc - huyện Thanh Hà tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2017)
Hình 4.3. Ảnh Hội Nông dân xã Tân Dân thị xã Chí Linh phối hợp tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề Nuôi thủy sản nước ngọt năm 2014
Hình 4.4. Ảnh hướng dẫn thực hành tại lớp đào tạo nghề trồng lúa năng suất cao tại xã Đông Xuyên huyện Ninh Giang
Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2015)
Hình 4.5. Ảnh hướng dẫn thực hành tại lớp đào tạo nghề Chăn nuôi phường Cộng Hòa - thị xã Chí Linh
Qua bảng 4.14 cho thấy, HND cơ sở rất tích cực tham gia các hoạt động đào tạo trong quá trình tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT, trong đó tích cực nhất là việc tham gia cấp phát tài liệu, văn phòng phẩm, bố trí địa điểm học lý thuyết và thực hành, tiếp đến là đôn đốc học viên tham gia lớp học và xây dựng mô hình gắn với lớp học. HND cơ sở đã phát huy tốt thể mạnh của mình là gần học viên, hiểu học viên nên đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tổ chức lớp.
4.1.5.3. Trực tiếp tổ chức các hoạt động đào tạo
Đối với Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, bên cạnh việc phối hợp với HND cơ sở thực hiện một số hoạt động đào tạo, Trung tâm còn trực tiếp tổ chức các hoạt động đào tạo thông qua việc phê duyệt kết quả tuyển sinh, quyết định tổ chức lớp, lên kế hoạch đào tạo, phân công cán bộ quản lý, phân công giáo viên tham gia giảng dạy lý thuyết và thực hành, cung cấp các tài liệu, văn phòng phẩm, nguyên vật liệu thực hành, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và cấp chứng chỉ cho học viên.
Để được trực tiếp tổ chức các hoạt động đào tạo, Trung tâm phải xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng các chương trình ĐTN cho LĐNT, đăng ký giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Chương trình đào tạo nghề của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh luôn có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của lao động nông thôn và yêu cầu của doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo được xây dựng từ năm 2014 đến năm 2016 có sự thay đổi, giảm tổng số giờ đào tạo, điều này là do có sự thay đổi trong quy định khung giờ trong đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề. Với phương châm đào tạo thực hành là chính theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, chương trình đào tạo của Trung tâm chủ yếu là đào tạo thực hành, trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản để áp dựng vào thực tế sản xuất, Trung tâm đã xây dựng các chương trình dạy nghề mới với thời lượng học lý thuyết giảm, tăng thời lượng học thực hành. Chương trình đào tạo năm 2014, thời gian học lý thuyết từ 24 - 27% tổng số giờ, thời gian học thực hành chiếm 62% tổng số giờ. Chương trình đào tạo năm 2015, 2016, thời gian học lý thuyết chiếm từ 12 - 24% tổng số giờ toàn khóa học, thời gian học thực hành chiếm từ 63 - 80% tổng số giờ toàn khóa học, còn lại là hoạt động ngoại khóa (khai giảng, bế giảng, sinh hoạt lớp...).
Bảng 4.15. Khung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: giờ TT Tên nghề Trình độ đào tạo 2014 2015 - 2016 Tổng số giờ /khóa học Thời gian học lý thuyết Thời gian học thực hành Thời gian ôn tập, kiểm tra, ngoại khóa Tổng số giờ /khóa học Thời gian học lý thuyết Thời gian học thực hành Thời gian ôn tập, kiểm tra, ngoại khóa 1
Nhóm nghề nông nghiệp: Trồng lúa năng suất cao, trồng cây ăn quả, Trồng rau an toàn, Chăn nuôi gia cầm, Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nuôi thủy sản nước ngọt
Đào tạo dưới 3 tháng
256 62 160 34 220 27 176 17
2
Nhóm nghề nông nghiệp: Trồng lúa năng suất cao, trồng cây ăn quả, Trồng rau an toàn, Chăn nuôi gia cầm, Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nuôi thủy sản nước ngọt
Sơ cấp
nghề 407 110 255 42 340 84 216 40
3 Nghề phi nông nghiệp: May công
nghiệp
Sơ cấp
nghề 407 110 255 42 340 66 234 40
Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2014- 2016)
Theo quy định của Tổng cục Dạy nghề, thời gian học lý thuyết là 6 giờ/ngày, thời gian học thực hành là 8 giờ/ngày. Thời gian ĐTN năm 2015 - 2016 theo khung chương trình do Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương xây dựng kéo dài từ 28 - 30 ngày đối với ĐTN nông nghiệp trình độ đào tạo thường xuyên, từ 46 - 50 ngày đối với ĐTN nông nghiệp, ĐTN phi nông nghiệp trình độ sơ cấp. Như vậy, với trình độ sơ cấp đào tạo trong thời gian 3 tháng, trình độ thường xuyên đào tạo trong 2 tháng, mỗi tuần các lớp ĐTN sẽ học từ 3 - 4 ngày. Điều này được cho là tương đối phù hợp với đặc điểm ĐTN cho LĐNT khi hầu hết các học viên đều là những lao động chính trong gia đình, việc thu xếp thời gian đi học kín trong tuần là tương đối khó khăn.