Năng lực của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 86 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1. Năng lực của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông

thôn ở tỉnh Hải Dương

4.2.1.1. Tổ chức Hội Nông dân của tỉnh Hải Dương

Tổ chức Nông hội đỏ đầu tiên của tỉnh Hải Dương được thành lập tại thôn Lập Lễ xã Thanh Hồng huyện Thanh Hà vào cuối năm 1928. Nông hội đỏ thôn Lập Lễ đã lãnh đạo nông dân địa phương tổ chức nhiều phong trào đấu tranh

chống bọn cường hào, địa chủ trong vùng dành nhiều thắng lợi, nhiều địa phương trong tỉnh đã thành lập tổ chức Nông hội đỏ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tùy theo tình hình cách mạng, tổ chức Nông hội đỏ tại Hải Dương chuyển thành các “Hội Ái hữu”, “Hội Tương tế”, “Hội Nông dân phản đế”, Hội Nông dân cứu quốc…. tại các địa phương. Trong quá trình phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, các tổ chức Hội Ái hữu, Hội Nông dân cứu quốc…trong tỉnh đã có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thực hiện Chỉ thị số 209 -CT/TW ngày 18/9/1974 về việc tiến hành Đại hội Đại biểu nông dân tập thể các cấp, từ cuối năm 1974 đến tháng 7/1975 đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nông dân ba cấp tỉnh, huyện và cơ sở. Đến nay Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã trải qua 8 kỳ đại hội.

Hội Nông dân tỉnh Hải Dương có hệ thống Hội các cấp từ tỉnh đến cơ sở với tổng số 12 Hội Nông dân cấp huyện (thành phố, thị xã) và 259 Hội Nông dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) với tổng số 362.220 hội viên sinh hoạt tại 1.418 chi Hội.

4.2.1.2. Năng lực cán bộ Hội Nông dân

Cơ quan thường trực HND tỉnh Hải Dương gồm 3 cấp: cơ quan HND tỉnh, cơ quan HND huyện (thành phố, thị xã) và HND cơ sở. Cơ quan Hội Nông dân tỉnh Hải Dương có cơ cấu hoàn chỉnh gồm Thường trực HND tỉnh, Văn phòng, Ban Tổ chức - Kiểm tra, Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Tuyên huấn và Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh với tổng số 35 cán bộ, nhân viên. Trong đó có 18 biên chế công chức chuyên trách, 9 viên chức sự nghiệp và 8 nhân viên. Cơ quan Hội Nông dân cấp huyện gồm Thường trực HND huyện và chuyên viên với biên chế từ 4 - 5 người. Tại Hội Nông dân cơ sở có 1 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở là cán bộ chuyên trách, ngoài ra còn có Phó Chủ tịch, Thường vụ HND xã, cán bộ chi Hội là cán bộ kiêm nghiệm.

Tổng số cán bộ HND tỉnh Hải Dương có 4.003 người, trong đó có 340 cán bộ chuyên trách và 3.663 cán bộ kiêm nghiệm. Cơ cấu độ tuổi, trình độ cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hải Dương được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.22. Cơ cấu độ tuổi, trình độ cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: Người

TT Đối tượng Tổng

số

Trong đó Độ tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị

Nam Nữ < 30 30- 40 41- 50 > 50 SC TC CĐ ĐH Trên ĐH SC TC CC, CN 1 Cán bộ chuyên trách 340 247 93 4 130 114 92 68 135 11 119 7 197 120 15 1.1 Cán bộ HND tỉnh 35 20 15 0 23 6 6 0 0 3 29 3 16 10 7 1.2 Cán bộ HND huyện 46 20 26 2 20 10 14 0 0 0 42 4 9 23 8 1.3 CT HND cơ sở 259 207 52 2 87 98 72 68 135 8 48 172 87 2 Cán bộ kiêm nhiệm 3.663 2.358 1.305 23 584 1.267 1.789 562 252 36 11 0 969 106 0 2.1 Phó Chủ tịch HND cơ sở 259 216 43 23 57 92 87 163 89 2 5 0 101 42 0 2.2 Thường vụ HND cơ sở 259 192 67 0 65 76 118 190 56 7 6 0 124 23 0

2.3 Chi Hội trưởng 1.418 1.010 408 0 235 475 708 142 72 18 0 0 477 31 0

2.4 Chi Hội phó 1.727 940 787 0 227 624 876 67 35 9 0 0 267 10 0

Tổng số 4.003 2.605 1.398 27 714 1.381 1.881 630 387 47 130 7 1.166 226 15

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (2016)

Qua bảng 4.22 cho thấy, cán bộ Hội Nông dân chuyên trách chủ yếu là nam giới, chiếm 73,07%, đặc biệt là cấp cơ sở, tỷ lệ nam giới làm Chủ tịch HND cơ sở chiếm 79,9%. Đối với cán bộ kiêm nhiệm, tỷ lệ nam giới chiếm 65% tổng số cán bộ kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, độ tuổi cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tương đối cao, cán bộ Hội từ 50 tuổi trở lên chiếm 46,9%, trong đó cán bộ không chuyên trách từ 50 tuổi trở lên chiếm 48,8% tổng số cán bộ không chuyên trách. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ĐTN cho LĐNT của HND.

Về trình độ, 100% cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị, trong đó có 6,3% cán bộ có trình độ trên đại học và 19% có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân. Đối với cán bộ Hội Nông dân cơ sở chỉ có 21,6% có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, 52,1% có trình độ trung cấp và 26,3% có trình độ sơ cấp, về lý luận chính trị, chỉ có 33,6% có trình độ trung cấp về lý luận chính trị. Qua đó cho thấy, trình độ Chủ tịch HND cơ sở còn hạn chế. Bên cạnh đó, do yêu cầu công tác, cán bộ HND cơ sở thường có sự biến động, thay đổi theo sự phân công công tác sau Đại hội Đảng bộ xã, Đại hội HND cơ sở. Nhiều cán bộ mới không nắm được các nội dung ĐTN cho LĐNT.

Đối với cán bộ không chuyên trách, chỉ có 0,3% có trình độ đại học, 1% có trình độ cao đẳng, 6,9% có trình độ trung cấp, 15,3% có trình độ sơ cấp. Điều này cho thấy trình độ cán bộ không chuyên trách, đặc biệt là cán bộ chi Hội của HND là rất hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu, đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong quá trình tham gia các lớp ĐTN như phối hợp tuyển sinh, tham gia quản lý lớp, đôn đốc học viên tham gia các buổi học lý thuyết, thực hành....Do đó trình độ, năng lực của nhóm đối tượng này có tác động rất lớn đến quá trình tham gia ĐTN của HND. Nhóm đối tượng này không được trả lương, chỉ được hỗ trợ một phần từ ngân sách địa phương (chi Hội trưởng là 100.000 đ/tháng) để tham gia hoạt động nên sự nhiệt tình của nhóm đối tượng này là rất quan trọng.

Đề tài tiến hành xin ý kiến đánh giá của 152 người gồm cán bộ HND cấp tỉnh, huyện, cơ sở, lãnh đạo UBND cấp huyện, cơ sở, cán bộ ngành Nông nghiệp & PTNT, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ giáo viên dạy nghề và LĐNT đã hoặc đang tham gia lớp ĐTN về mức độ hiểu biết, kỹ năng, trình độ tổ chức của cán bộ HND tham gia ĐTN cho LĐNT.

Bảng 4.23. Đánh giá mức độ hiểu biết, kỹ năng, trình độ tổ chức của cán bộ Hội Nông dân

TT Chỉ tiêu

Tổng số người được điều tra

Mức độ hiểu biết, kỹ năng, trình độ tổ chức của cán bộ Hội Nông dân

Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt

Người % Người % Người % Người % Người %

1 Cán bộ HND nắm rõ các quy định

về ĐTN cho LĐNT 152 100 18 11,8 57 37,5 65 42,8 12 7,9

2 Kỹ năng tuyên truyền, vận động

nông dân tham gia ĐTN của HND 152 100 29 19,1 58 38,1 48 31,6 17 11,2

3 Trình độ năng lực, khả năng tổ

chức của cán bộ HND 152 100 26 17,1 55 36,2 56 36,8 15 9,9

4 Sự nhiệt tình của cán bộ HND 152 100 39 25,6 69 45,4 32 21,1 12 7,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Kết quả cho thấy có 108/152 người (71%) đánh giá cán bộ HND rất nhiệt tình khi tham gia tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT, tuy nhiên có 77/152 người (50,6%) đánh giá cán bộ HND chưa hiểu biết rõ các quy định về ĐTN cho LĐNT; Có 65/152 người (42,8%) đánh giá kỹ năng tuyên truyền, vận động nông dân tham gia ĐTN của cán bộ HND ở mức trung bình và không tốt, có 71/152 người (46,7%) đánh giá trình độ năng lực, khả năng tổ chức của cán bộ HND ở mức trung bình và không tốt. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề và tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT tại địa phương.

4.2.1.3. Năng lực, quy mô đào tạo của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

a. Về trình độ, năng lực cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương là đơn vị được HND tỉnh Hải Dương giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT. Trung tâm có tổng số 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó cán bộ quản lý là 8 người, giáo viên cơ hữu là 9 người, nhân viên là 5 người. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu của các lớp đào tạo nghề, Trung tâm còn mời từ 5 - 7 giáo viên thỉnh giảng là cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản tỉnh, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tham gia giảng dạy các lớp nghề nông nghiệp, một số thợ may bậc cao tham gia giảng dạy các lớp nghề may công nghiệp.

Cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương có độ tuổi tương đối trẻ, đạt bình quân 41 tuổi. 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học. 100% giáo viên cơ hữu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo các yêu cầu về cán bộ, giáo viên tham gia ĐTN cho LĐNT theo quy định. Giáo viên thình giảng đều đảm bảo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 4.24. Cơ cấu độ tuổi, trình độ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Nhân viên Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng 1 Độ tuổi 1.1 30 - 40 7 0 9 4 1.2 41 - 50 1 3 0 3 1.3 > 50 0 2 0 0 2 Trình độ chuyên môn 2.1 Trung cấp 0 1 0 0 2.2 Cao đẳng 0 1 0 1 2.3 Đại học 7 3 9 5 2.4 Trên đại học 1 0 0 1 3 Trình độ nghiệp vụ 3.1 Chứng chỉ sư phạm dạy nghề 0 0 9 2 3.2 Chứng chỉ sư phạm bậc 1 0 0 0 2

3.3 Chứng chỉ bỗi dưỡng kỹ năng dạy học

0 0 0 3

Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2016)

Để đánh giá mức độ đáp ứng của cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, đề tài tiến hành xin ý kiến đánh giá của 56 người, trong đó có 42 người là cán bộ HND từ tỉnh đến cơ sơ, 4 người là cán bộ Sở LĐTBXH, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh và 10 người là cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.25. Mức độ đáp ứng của cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

TT Chỉ tiêu Tổng số người được điều tra Mức độ đáp ứng Đáp ứng hoàn toàn Đáp ứng phần lớn Đáp ứng trung bình

Người % Người % Người % Người % 1 Số lượng cán bộ quản lý 56 100 21 37,5 27 48,2 8 14,3 2 Chất lượng (trình độ, kinh nghiệm) cán bộ quản lý 56 100 25 44,6 31 55,4 0 0,0 3 Số lượng giáo

viên cơ hữu 56 100 0 0,0 36 64,3 20 35,7

4

Chất lượng (trình độ, kinh nghiệm) giáo viên cơ hữu

56 100 26 46,4 30 53,6 0 0,0 5 Số lượng giáo viên thỉnh giảng 56 100 0 0,0 31 55,4 25 44,6 6 Chất lượng (trình độ, kinh nghiệm) giáo viên thỉnh giảng 56 100 18 32,1 38 67,9 0 0,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.25 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh đáp ứng được phần lớn so với quy mô ĐTN cho LĐNT của Trung tâm. Trong đó chất lượng, trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu của Trung tâm được đánh giá cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên số lượng giáo viên cơ hữu và số lượng giáo viên thỉnh giảng được đánh giá còn thiếu so với nhu cầu.

Đề tài cũng tiến hành xin ý kiến đánh giá của 60 LĐNT đã hoặc đang tham gia lớp ĐTN về cán bộ, giáo viên các lớp ĐTN đã tham gia, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.26. Đánh giá của lao động nông thôn về mức độ đáp ứng của cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

TT Chỉ tiêu Tổng số người được điều tra Mức độ đáp ứng Đáp ứng hoàn toàn Đáp ứng phần lớn Đáp ứng trung bình Người % Người % Người % Người % 1 Trình độ cán bộ quản

lý lớp 60 100 25 41,7 35 58,3 0 0,0

2 Trình độ giáo viên dạy

lý thuyết 60 100 30 50,0 30 50,0 0 0,0

3

Khả năng truyền đạt của giáo viên dạy lý thuyết

60 100 23 38,3 33 55,0 4 6,7

4 Trình độ giáo viên dạy

thực hành 60 100 25 41,7 30 50,0 5 8,3 5 Khả năng hướng dẫn thực hành của giáo viên dạy thực hành 60 100 25 41,7 30 50,0 5 8,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.26 cho thấy, trình độ, nghiệp vụ cán bộ, giáo viên các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức được học viên đánh giá cao, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của học viên về kiến thức lý thuyết và thực hành. Điều này cũng là yếu tố quan trọng thu hút học viên đến lớp, góp phần thành công của lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức.

b. Về quy mô đào tạo

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương được Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 7 nghề được đào tạo ở 2 trình độ là đào tạo thường xuyên trình độ dưới 3 tháng và đào tạo trình độ sơ cấp nghề. Quy mô đào tạo của Trung tâm là 2.030 người/năm.

Bảng 4.27. Quy mô đào tạo của Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: Người TT Tên nghề

Quy mô tuyển sinh/năm Trình độ sơ cấp Trình độ dưới 3 tháng Tổng cộng

1 Trông lúa năng suất cao 70 140 210

2 Trồng cây ăn quả 70 140 210

3 Trồng rau an toàn 105 140 245

4 Chăn nuôi gia cầm 105 210 315

5 Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn 140 210 350

6 Nuôi thủy sản nước ngọt 140 280 420

7 May công nghiệp 280 0 280

Tổng 910 1.120 2.030

Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2016)

Qua bảng trên cho thấy quy mô ĐTN của Trung tâm chủ yếu là nghề nông nghiệp, số lượng nghề không đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; phần lớn mới đang tổ chức dạy các nghề mà cơ sở đào tạo có năng lực, chưa chú trọng đến những nghề mà xã hội cần cũng như người dân có nhu cầu học. Thực tế qua quá trình khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho thấy, có nhiều LĐNT muốn được học một số nghề mới như trồng hoa, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp, tin học... nhưng Trung tâm không có khả năng đáp ứng do không có giáo viên cơ hữu, không có cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo nên không được cấp phép đào tạo các nghề này.

So sánh với bảng 4.15 (Kết quả ĐTN của HND tỉnh Hải Dương) cho thấy kết quả ĐTN hàng năm của Trung tâm ít hơn so với quy mô đào tạo được phê duyệt. Điều này đặt ra vấn đề Trung tâm cần huy động tối đa các nguồn lực để ĐTN cho LĐNT theo hết khả năng của mình, đáp ứng nhu cầu của LĐNT.

4.2.1.4. Năng lực tài chính

Nguồn lực tài chính của HND tham gia ĐTN cho LĐNT gồm: nguồn lực của Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh huy động từ ngân sách thông qua ký hợp đồng với Sở LĐTBXH, với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh và với Văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)