3.1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, trung tâm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 104.649 ha. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (thành phố Hải Dương), 1 thị xã (Chí Linh) và 10 huyện (Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ) với tổng số 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 phường, 227 xã và 13 thị trấn.
Địa hình Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh với hệ thống giao thông thuận lợi, có đường sắt, quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hệ thống đường thủy nội địa….thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (UBND tỉnh Hải Dương, 2016).
3.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình kinh tế 3.1.2.1. Tình hình kinh tế
Năm 2015, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá thực tế đạt trên 76.734 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của Hải Dương có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm từ 17,6% năm 2013 xuống 16,1% năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây
dựng có xu hướng tăng lên từ 50,2% năm 2013 lên 52,8% năm 2015. Năm 2015 tỷ trọng Nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ tương ứng là 16,1% - 52,8% - 31,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 43 triệu đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 10 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp và nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính: %
TT Lĩnh vực 2013 2014 2015
1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,6 16,8 16,1
2 Công nghiệp và xây dựng 50,2 51,6 52,8
3 Thương mại và dịch vụ 32,2 31,6 31,1
Tổng 100 100 100
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013 - 2015)
a. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 của tỉnh Hải Dương đạt 16.855 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2013 - 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng khá, đạt bình quân 104,7%.
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2014/ 2013 2015/ 2013 2015/ 2014 1 Trồng trọt 9.305 9.694 9.835 104,2 105,7 101,5 103,8 2 Chăn nuôi 4.119 4.241 4.419 103,0 107,3 104,2 104,8 3 Lâm nghiệp 28 30 31 107,1 110,7 103,3 107,0 4 Thủy sản 1.710 1.853 1.916 108,4 112,0 103,4 107,9 5 Dịch vụ và các hoạt động khác 561 572 654 102,0 116,6 114,3 110,8 Tổng 15.723 16.390 16.855 104,2 107,2 102,8 104,7 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013 - 2015)
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (đạt 107,9%), đây là kết quả của quá trình chuyển đổi một số diện tích sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản tại một số địa phương trong tỉnh. Lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 58,4%
năm 2015) và có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 103,8%, điều này cho thấy nông dân Hải Dương đã rất tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là phát triển cây rau màu vụ đông tại các huyện Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn và phát triển cây ăn quả tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Tuy nhiên tỷ trọng trồng trọt có xu hướng giảm từ 61,4% năm 2013 xuống 60,7% năm 2015.
Trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích cây lương thực có xu hướng giảm từ 130.097 ha năm 2013 xuống còn 126.692 ha năm 2015, tốc độ phát triển bình quân đạt 98,25%.
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cây lương thực có hạt và lúa TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2014/ 2013 2015/ 2013 2015/ 2014 1 Diện tích cây lương thực có hạt Ha 130.097 129.910 126.692 99,9 97,4 97,5 98,25 2 Sản lượng cây lương thực có hạt Tấn 760.750 763.553 761.354 100,4 100,1 99,7 100,05 3 Diện tích lúa cả năm Ha 125.907 124.910 122.653 99,2 97,4 98,2 98,27 4 Sản lượng lúa cả năm Tấn 739.777 742.555 739.975 100,4 100,0 99,7 100,02 5 Năng suất
lúa cả năm Tạ/ha 58,76 59,45 60,33 101,2 102,7 101,5 101,77 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013- 2015)
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng, đạt tốc độ phát triển bình quân 105,5% đối với 1 ha đất trồng trọt và 107% đối với 1 ha đất thủy sản. Tuy nhiên giá trị sản phẩm trên 1 ha thủy sản cao hơn giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt. Năm 2013, giá trị sản phẩm thu được/ha mặt nước cao hơn 66,8 triệu đồng giá trị sản phẩm thu được/ha đất trồng trọt, năm 2015, con số này là 76,5 triệu đồng. Điều này cũng giải thích vì sao diện tích trồng trọt có xu hướng giảm để chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 3.4. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2014/ 2013 2015/ 2013 2015/ 2014 1 Giá trị SP thu được/ha
đất trồng trọt 116,6 126,4 126,4 108,4 108,4 100,0 105,5 2 Giá trị SP thu
được/ha mặt nước 183,4 197,9 202,9 107,9 110,6 102,5 107,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013 - 2015)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì tương đối ổn định. Trong đó chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm được coi là 2 lĩnh vực trọng tâm. Chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển mạnh tăng từ 564.420 con năm 2013 lên 586.135 con năm 2015. Chăn nuôi lợn được phát triển mạnh tại các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Kinh Môn và thị xã Chí Linh. Chăn nuôi gia cầm có xu hướng ổn định, duy trì ở mức 10.700.000 - 10.800.000 con/năm và tập trung chủ yếu ở thị xã Chí Linh và một số huyện. Hiện nay thị xã Chí Linh đã xây dựng nhãn hiệu tập thể gà đồi Chí Linh, cho hiệu quả kinh tế cao, thu hút người dân phát triển chăn nuôi.
Bảng 3.5. Số lượng, sản lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu TT Gia súc,
gia cầm
Số lượng (nghìn con) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn)
2013 2014 2015 2013 2014 2015
1 Trâu 5,094 5,054 4,964 550 555 551
2 Bò 20,717 20,825 21,320 1664 1683 1716 3 Lợn 564,420 577,195 586,135 86.424 90.575 93.839 4 Gia cầm 10.821 10.814 10.781 26.808 27.446 28.889
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013-2015)
b. Về tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
Đến nay, Hải Dương có 66 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được công nhận, thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho 31.500 lao động. Tổng số cơ sở làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề trong tỉnh là 15.616 cơ sở với 15.488 hộ, 128 doanh nghiệp. Giá trị sản xuất của sản phẩm làng nghề hàng năm đạt trên 2.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
3.1.2.2. Tình hình văn hoá, xã hội
Chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh Hải Dương luôn được giữ vững và từng bước nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THPT đạt 99,18%. Duy trì thành tích là tỉnh đứng trong tốp đầu toàn quốc về thành tích học sinh giỏi quốc gia, đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình thi đại học. Phát triển thêm các trường mầm non, mở rộng quy mô đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng chuẩn hoá, toàn tỉnh có 418 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 38 trường so với năm học trước; tỷ lệ phòng học kiên cố bậc mầm non đạt 78%, bậc tiểu học đạt 93%, bậc THCS đạt 89%, bậc THPT đạt 97%.
Giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh đã tuyển sinh dạy nghề cho 135.100 người, bình quân hằng năm tạo việc làm mới cho 32.942 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,99% năm 2010 xuống còn 3,27% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 1,5%. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 46 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hệ thống báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng và có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, nhất là Báo Hải Dương và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; đã làm tốt vai trò thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tuyên truyền, quảng bá kịp thời các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và đời sống, đồng thời phản ánh kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp và nguyện vọng của nhân dân với các cấp ủy đảng, chính quyền (UBND tỉnh Hải Dương, 2016).
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê, tổng dân số của tỉnh Hải Dương đến tháng 12/2015 là 1.774.480 người, mật độ dân số là 1.064 người/km2. Dân cư của tỉnh Hải Dương chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm 75,9% tổng dân số toàn tỉnh). Tốc độ đô thị hóa giai đoạn 2013 - 2015 đạt trung bình 107,15%. Dân số ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm dần, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 - 2015 đạt 99,26%.
Bảng 3.6. Tình hình dân số tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2014/ 2013 2015/ 2013 2015/ 2014 1 Dân số 1.747.512 1.763.214 1.774.480 100,9 101,5 100,6 101,03 2 Phân theo giới tính - Nam 856.981 862.826 868.706 100,7 101,4 100,7 100,91 - Nữ 890.531 900.388 905.774 101,1 101,7 100,6 101,14 3 Phân theo khu vực - Thành thị 385.513 407.396 427.577 105,7 110,9 105 107,15 - Nông thôn 1.361.999 1.355.818 1.346.903 99,55 98,9 99,34 99,26 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013- 2015)
Tổng số lao động toàn tỉnh đến tháng 12/2015 là 1.079.541 người, chiếm 60,84% tổng dân số. Cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Tình hình lao động tỉnh Hải Dương
Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2014/ 2013 2015/ 2013 2015/ 2014 1 Tổng số lao động 1.060.952 1.070.491 1.079.541 100,9 101,8 100,8 101,2 1.1 Lao động thành thị 201.642 214.558 226.704 106,4 112,4 105,7 108,1 1.2 Lao động nông thôn 859.310 855.933 852.837 99,6 99,2 99,6 99,5 2 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 1.060.952 1.070.491 1.079.541 100,9 101,8 100,8 101,2 2.1 Nông lâm nghiệp 419.058 403.575 389.018 96,3 92,8 96,4 95,2 2.2 Công nghiệp, xây
dựng 353.297 366.108 381.866 103,6 108,1 104,3 105,3 2.3 Thương mại, dịch
vụ 288.597 300.808 308.657 104,2 107,0 102,6 104,6 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2013- 2015)
Trong tổng số lao động, lao động nông nghiệp là 389.019 người chiếm 36,04% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp thuần tuý; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 35,37%; lao động thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 28,59% tập trung ở các trung tâm các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Trong cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng: Tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 353.297 người năm 2013 lên 381.866 người năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 105,3%; Ngành thương mại dịch vụ tăng từ 288.597 người năm 2013 lên 308.657 người năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 104,6%; Giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp từ 419.058 người năm 2013 xuống còn 389.018 người năm 2015. Điều này cho thấy cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, phù hợp với su hướng phát triển theo định hướng đến năm 2020 Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 3.1.4.1. Thuận lợi 3.1.4.1. Thuận lợi
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng, có hệ thống giao thông thuận lợi nên có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hoá. Tỉnh Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp, làng nghề có nhu cầu lớn về lực lượng lao động đặc biệt là lao động qua đào tạo. Trên địa bàn tỉnh cũng đang phát triển mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên nhu cầu tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức tuyên truyền, tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.1.4.2. Khó khăn
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương vẫn là một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tỉnh đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp tập trung, đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tình hình chăn nuôi đang có xu hướng phát triển nhanh nhưng các cơ sở, chuồng trại chăn nuôi lại chủ yếu nằm xen kẽ, rải rác trong khu dân cư nên rất
khó khăn cho việc mở rộng quy mô, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Lực lượng lao động đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, do đó đòi hỏi phải được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng tay nghề. Lực lượng lao động nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp có độ tuổi tương đối lớn, trình độ không đồng đều nên tại một số địa phương công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo gặp khó khăn.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, đề tài chọn 4 điểm nghiên cứu là HND huyện Ninh Giang, HND thị xã Chí Linh, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang (huyện Ninh Giang). Tại huyện Ninh Giang, chọn 2 đơn vị là xã Đông Xuyên và xã Ninh Hải, tại thị xã Chí Linh, chọn 2 đơn vị là phường Cộng Hòa và xã Tân Dân, đây là những địa phương có Hội Nông dân tham gia tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nghiên cứu, đồng thời lựa chọn một số lao động nông thôn đã, đang và chưa tham gia đào tạo nghề tại các xã này để nghiên cứu. Việc lựa chọn 2 Trung tâm Dạy nghề (1 thuộc Hội Nông dân tỉnh, 1 không thuộc Hội Nông dân tỉnh) để giúp có cái nhìn tổng quan về vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, vừa trực tiếp tham gia đào tạo, vừa phối hợp đào tạo.