Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.4.1. Thuận lợi
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng, có hệ thống giao thông thuận lợi nên có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hoá. Tỉnh Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp, làng nghề có nhu cầu lớn về lực lượng lao động đặc biệt là lao động qua đào tạo. Trên địa bàn tỉnh cũng đang phát triển mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên nhu cầu tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức tuyên truyền, tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.1.4.2. Khó khăn
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương vẫn là một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tỉnh đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp tập trung, đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tình hình chăn nuôi đang có xu hướng phát triển nhanh nhưng các cơ sở, chuồng trại chăn nuôi lại chủ yếu nằm xen kẽ, rải rác trong khu dân cư nên rất
khó khăn cho việc mở rộng quy mô, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Lực lượng lao động đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, do đó đòi hỏi phải được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng tay nghề. Lực lượng lao động nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp có độ tuổi tương đối lớn, trình độ không đồng đều nên tại một số địa phương công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo gặp khó khăn.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, đề tài chọn 4 điểm nghiên cứu là HND huyện Ninh Giang, HND thị xã Chí Linh, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang (huyện Ninh Giang). Tại huyện Ninh Giang, chọn 2 đơn vị là xã Đông Xuyên và xã Ninh Hải, tại thị xã Chí Linh, chọn 2 đơn vị là phường Cộng Hòa và xã Tân Dân, đây là những địa phương có Hội Nông dân tham gia tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nghiên cứu, đồng thời lựa chọn một số lao động nông thôn đã, đang và chưa tham gia đào tạo nghề tại các xã này để nghiên cứu. Việc lựa chọn 2 Trung tâm Dạy nghề (1 thuộc Hội Nông dân tỉnh, 1 không thuộc Hội Nông dân tỉnh) để giúp có cái nhìn tổng quan về vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, vừa trực tiếp tham gia đào tạo, vừa phối hợp đào tạo.
Các xã lựa chọn nghiên cứu đều là những xã đang có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo các mức độ khác nhau của tỉnh Hải Dương, có xã đã quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung như vùng nuôi thủy sản xã Tân Dân, xã Ninh Hải, quy vùng chăn nuôi gà đồi phường Cộng Hòa, có xã mức độ chuyển đổi còn chưa nhiều (xã Đông Xuyên); có xã đại diện cho vùng đồi núi (phường Cộng Hòa), có xã đại diện vùng đồng bằng (Ninh Hải, Đông Xuyên, Tân Dân). Tại các xã này, Hội Nông dân tham gia ĐTN cho LĐNT ở các mức độ khác nhau.
Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1220- QĐ/TU ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương trên cơ sở đổi tên và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm trực thuộc Hội Nông dân tỉnh. Trung tâm chịu
sự quản lý trực tiếp của HND tỉnh Hải Dương. Trung tâm có chức năng dạy nghề, đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho nông dân; tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân và các hoạt động dịch vụ khác để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của Trung tâm; thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hoặc tỉnh giao. Đây là đơn vị trực tiếp tham gia tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT theo hệ thống Hội Nông dân.
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương, được thành lập theo quyết định số 1078/QĐ - UBND ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Ngoài chức năng tư vấn, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông (Khối THCS và Khối THPT), Trung tâm có chức năng đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn trên địa bàn. Đây là đơn vị được HND phối hợp để tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
a. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa các tài liệu, văn bản, số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố như: + Các báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, Hội Nông dân các huyện.
+ Nguồn thông tin thứ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá tình hình tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân được thu thập thông qua các số liệu và thông tin về hoạt động ĐTN cho LĐNT nói riêng được tổng hợp từ báo cáo các năm lưu tại Sở Lao động TBXH, Sở Nông nghiệp & PTNT và Hội Nông dân tỉnh Hải Dương.
+ Các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, báo cáo tổng kết, các số liệu điều tra về dân số, lao động, về hộ nông dân; các tài liệu khác có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
+ Các tài liệu về chủ trương, chính sách, luật, nghị quyết, quyết định, chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo… của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, địa phương và từ nguồn Internet… Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
+ Niên giám thống kê các năm 2013-2015, số liệu quản lý, ĐTN tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.
b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
4) Thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được thu thập, điều tra bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan.
Bảng 3.8. Đối tượng, số lượng và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
TT Đối tượng Số lượng
(người)
Phương pháp thu thập số liệu 1 Cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã, chi, tổ
Hội
42 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi
2 Lãnh đạo, cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện; lãnh đạo UBND xã, cán bộ Lao động Thương binh xã hội, cán bộ khuyến nông, thú y
30 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi
3 Cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân thuộc HND tỉnh; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang
20 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi
4 Lao động nông thôn đã hoặc đang học nghề (15 người/xã)
60 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi
5 Lao động nông thôn chưa học nghề (15 người/xã)
60 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi
Tổng cộng 212
3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê, phân nhóm.
- Phương pháp so sánh: Để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình; kết quả và hiệu quả của Hôi Nông dân tỉnh Hải Dương tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HND tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
TT Nhóm chỉ tiêu Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định lượng 1 Chỉ tiêu phản ánh
Hội Nông dân tham gia đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn
- Cách thức và hiệu quả các cách xác định nhu cầu đào tạo nghề của Hội Nông dân.
- Tổng số lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề hàng năm do Hội Nông dân xác định.
2 Chỉ tiêu phản ánh Hội Nông dân tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm của Hội Nông dân.
3 Chỉ tiêu phản ánh Hội Nông dân tham gia tuyên truyền, vận động nông dân học nghề, tuyên truyền hiệu quả đào tạo nghề
- Mức độ hiệu quả của các cách thức tuyên truyền.
- Mức độ tiếp cận thông tin tuyên truyền của lao động nông thôn.
- Kết quả công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân: số buổi tuyên truyền, số tin bài tuyên truyền... 4 Chỉ tiêu phản ánh
sự huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân
- Kết quả huy động từ nguồn ngân sách nhà nước. - Kết quả huy động từ các doanh nghiệp, đợn vị khác. - Kết quả huy động từ chính quyền địa phương.
- Kết quả huy động từ người lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.
5 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia các hoạt động đào tạo
- Kết quả phối hợp tuyển sinh lao động nông thôn cho các lớp đào tạo nghề.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia quản lý các lớp đào tạo nghề.
- Kết quả tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 6 Chỉ tiêu phản ánh
sự tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương
- Mức độ thực hiện giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
- Nội dung giám sát, kết quả giám sát.
7 Chỉ tiêu phản ánh kết quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tham gia tổ chức
- Chất lượng các lớp đào tạo nghề.
- Hiệu quả các lớp đào tạo nghề, tác động của học nghề và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh của lao động nông thôn.
- Số lượng các lớp nghề đã mở, số lao động nông thôn đã được học nghề
8 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề của Hội Nông dân
- Công tác phối hợp của Hội Nông dân với các ngành, đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đặc điểm, trình độ của lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức.
- Trình độ, năng lực cán bộ Hội Nông dân các cấp
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Hội Nông dân tham gia xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hàng năm, căn cứ trên nhu cầu của hội viên, nông dân, lao động nông thôn tại các địa phương, HND các cơ sở tiến hành đánh giá xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương mình. Hội Nông dân huyện (thành phố, thị xã) tổng hợp nhu cầu cần đào tạo của từng huyện (thành phố, thị xã) gửi về Hội Nông dân tỉnh. Đây được coi là căn cứ quan trọng để Hội Nông dân các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm.
Theo quy định, nhu cầu ĐTN của LĐNT tại các địa phương được HND cơ sở tổng hợp báo cáo lên HND huyện xong trước ngày 20/11 hàng năm. HND huyện tổng hợp nhu cầu ĐTN của LĐNT huyện mình báo cáo về HND tỉnh xong trước ngày 30/11 hàng năm. Căn cứ trên tổng hợp chung toàn tỉnh, HND tỉnh báo cáo nhu cầu ĐTN cho LĐNT lên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là một căn cứ để Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm sau trình UBND.
Để xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tại địa phương, Hội Nông dân các cấp, trong đó trực tiếp là Hội Nông dân cơ sở, cán bộ chi, tổ Hội đã nắm bắt nhu cầu của hội viên, nông dân, lao động nông thôn thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, phối hợp với các đoàn thể khác nắm nhu cầu, hoặc trực tiếp điều tra, khảo sát. Kết quả khảo sát 42 cán bộ HND từ cấp tỉnh đến cơ sở cho thấy, việc nắm bắt nhu cầu ĐTN thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội vẫn là chủ yếu.
Bảng 4. 1. Hiệu quả cách đánh giá nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân
TT Chỉ tiêu
Tổng số người được điều tra
Mức độ hiệu quả cách đánh giá nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND
Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Ít hiệu quả Không hiệu
quả
Không thực hiện
Người % Người % Người % Người % Người % Người % Người %
1 Cán bộ Hội trực tiếp điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu 42 100 11 26,2 14 33,3 7 16,7 0 0,00 0 0 10 23,8 2 Xác định nhu cầu qua sinh hoạt chi, tổ Hội Nông dân
42 100 21 50,0 17 40,5 4 9,5 0 0,00 0 0 0 0,00
3
Phối hợp điều tra khảo sát với các ngành, đoàn thể
42 100 0 0,0 8 19,0 10 23,8 7 16,7 0 0 17 40,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.1 cho thấy, có 38/42 người (90,5%) đánh giá việc xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT qua sinh hoạt chi, tổ Hội là có hiệu quả; Có 27/42 người (64,3%) cho rằng việc cán bộ HND trực tiếp điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu ĐTN là hiệu quả, có 10/42 người (23,8%) không thực hiện điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu ĐTN. Có 25/42 người (59,5%) cho biết HND có phối hợp với các ngành, đoàn thể để xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT, tuy nhiên mức độ hiệu quả không cao, có 17/42 người (40,5%) cho biết HND không phối hợp với các ngành, đoàn thể để xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT tại địa phương. Qua đó cho thấy, việc xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT của HND chủ yếu dựa vào sinh hoạt chi, tổ Hội, nghe phản ánh của hội viên, nông dân, việc tự điều tra, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của HND chưa nhiều, việc phối hợp với một số ngành, đoàn thể tại địa