Giải pháp huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 107)

nông thôn

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc huy động các nguồn lực tham gia ĐTN cho LĐNT của HND chủ yếu là từ ngân sách, việc liên kết với doanh nghiệp để ĐTN còn rất hạn chế. Nguồn ngân sách hàng năm cho ĐTN có xu hướng giảm, đặc biệt từ năm 2017, khi tỉnh Hải Dương được Chính phủ giao tự cân đối ngân sách nên việc huy động từ ngân sách cho ĐTN sẽ rất khó khăn.

Thực tế tại Hải Dương, có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, da giầy... có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo. Do đó Trung tâm Dạy

nghề & HTND tỉnh Hải Dương cần mạnh dạn liên hệ với các doanh nghiệp để nhận đào tạo nghề và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp này. Qua đó có thể thu được phí dịch vụ do các doanh nghiệp chi trả để bù đắp chi phí ĐTN cho LĐNT.

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương, HND các huyện cần tích cực phối hợp hơn nữa với các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp để có thêm kinh phí xây dựng các mô hình gắn với các lớp ĐTN. Đặc biệt Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, HND các cấp cần mở rộng phối hợp với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ LĐNT sau ĐTN phát triển nghề bền vững. HND các cấp cần tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp với vai trò đào tạo kỹ thuật cho LĐNT tham gia vào chuỗi liên kết.

Đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp có chất lượng đảm bảo, được đánh giá qua thực hiện các mô hình trình diễn, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần xây dựng các quy trình hướng dẫn sử dụng trong nội dung chương trình, bài giảng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, phối hợp với HND cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ 1 phần kinh phí phục vụ công tác đào tạo, quản lý lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

4.3.5. Giải pháp tham gia các hoạt động đào tạo

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh cần đăng ký đào tạo các nghề, xây dựng các chương trình, bài giảng phù hợp với nhu cầu của LĐNT, hướng đến ĐTN theo nhu cầu thị trường. Việc tổ chức các lớp ĐTN nông nghiệp cần phù hợp, tránh thời điểm thu hoạch sản phẩm nhưng phù hợp với quy trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Cần phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ chi, tổ Hội Nông dân cơ sở trong tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác phối hợp tuyển sinh, lựa chọn những LĐNT có nhu cầu thực sự tham gia ĐTN, bởi đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng các lớp ĐTN. Trong công tác tuyển sinh, cán bộ HND cơ sở và cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần sâu sát hơn, không chỉ phối hợp với đài truyền thanh cơ sở viết bài tuyên truyền, phát thông báo tuyển sinh tới LĐNT mà cần đi trực tiếp đến từng hộ để trao đổi, nắm bắt nhu cầu, trực tiếp tuyển sinh những LĐNT có nhu cầu thực sự để tham gia các lớp ĐTN. Thông qua đó cũng nắm được quy

mô, trình độ sản xuất của từng hộ để phản ánh với cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề để có chương trình, bài giảng cho phù hợp với từng địa phương.

Trong quá trình tổ chức lớp học, cán bộ HND cơ sở được giao nhiệm vụ tham gia quản lý lớp cần tích cực phối hợp chặt chẽ với cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề để quản lý lớp, đôn đốc học viên tham gia lớp học, lựa chọn địa điểm đào tạo đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, các mô hình sản xuất thực tế của học viên.

4.3.6. Giải pháp về giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương

Hội Nông dân các cấp trong đó đặc biệt là Hội Nông dân cơ sở cần tăng cường hơn nữa việc giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phương, việc giám sát cần thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua quá trình tham gia tổ chức lớp, đồng thời mở rộng phạm vi giám sát các lớp ĐTN do các đoàn thể, cơ sở dạy nghề khác tổ chức tại địa phương theo đúng quy định được giao. Trong giám sát cần chú trọng hơn nữa vai trò giám sát cộng đồng của hội viên, nông dân, LĐNT để kịp thời phản ánh những bất cập trong quá trình tổ chức lớp như thời gian, địa điểm, kinh phí hỗ trợ cho LĐNT.

4.3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp đào tạo nghề

Để nâng cao hiệu quả các lớp đào tạo nghề, trước hết Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương cần phải xây dựng chương trình, bài giảng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của từng địa phương. Căn cứ trên khung chương trình chung đã được phê duyệt, Trung tâm cần cụ thể hóa đối với từng nghề, gắn với điều kiện, thế mạnh, định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, nhu cầu thực tế của LĐNT. Trong đó vẫn chú trọng việc đào tạo thực hành là chính theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, trực tiếp trên từng mô hình sản xuất của học viên.

Trong quá trình lớp học diễn ra, HND cơ sở cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề định hướng thành lập các tổ nhóm liên kết, câu lạc bộ với nòng cốt là học viên các lớp học nghề. Đây là nơi để các học viên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, giúp áp dụng tốt nhất kiến thức được học. Thông qua đó liên hệ với với doanh nghiệp có uy tín tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện cho LĐNT được tiếp cận với các sản phẩm tốt, giảm bớt các khâu trung gian, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Nông dân tỉnh cần hỗ trợ tốt hơn nữa nguồn vốn cho các LĐNT đã tham gia ĐTN thông qua nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân do HND tỉnh quản lý, đồng thời HND cần tích cực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương tăng cường nguồn cho LĐNT vay sau khi được ĐTN.

4.3.8. Giải pháp nâng cao năng lực của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương

Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đặc biệt là Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tuyển sinh để nâng cao nhận thức của cán bộ HND các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của HND tham gia ĐTN cho LĐNT, đặc biệt là đối với những cán bộ mới được luân chuyển, được bầu sau các kỳ đại hội HND các cấp, cán bộ chi, tổ Hội Nông dân.

Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh mở rộng các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của LĐNT, xây dựng các chương trình, bài giảng phù hợp với nhu cầu và điều kiện và định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Việc xây dựng chương trình bài giảng phải thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, gắn với phát triển theo hướng an toàn sinh học, tạo ra những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể phối hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cũng nghiên cứu mở rộng đội ngũ giáo viên, đồng thời thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng của Trung tâm, đáp ứng được nhu cầu của người học.

Trong quá trình tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT, Hội Nông dân cơ sở cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề lựa chọn địa điểm học lý thuyết và thực hành đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất. Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần tăng cường trang bị các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề lưu động để tổ chức các lớp đào tạo nghề ngay tại các địa phương.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã rất tích cực tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Qua nghiên cứu, Đề tài đã thu được các kết quả chính sau đây:

Thứ nhất, Đề tài đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các khái niệm cơ bản: Hội Nông dân, vai trò của Hội Nông dân, sự tham gia của Hội Nông dân, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc điểm, vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thể hiện thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn; Tham gia xây dựng kế hoạch; Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, truyên truyền hiệu quả đào tạo nghề; Huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo; Giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương; Kết quả các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra 4 tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thứ hai, Đề tài đã khảo sát tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Hải Dương; khảo sát đánh giá công tác ĐTN cho LĐNT tỉnh Hải Dương từ năm 2014 - 2016. Đề tài đã điều tra cán bộ HND từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ ngành Lao động Thương binh Xã hội, cán bộ ngành Nông nghiệp & PTNT từ tỉnh đến cơ sở, Lãnh đạo UBND cấp huyện, Lãnh đạo UBND cấp xã, cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề, LĐNT đã hoặc đang học nghề và LĐNT chưa học nghề. Kết quả cho thấy, bên cạnh việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động LĐNT tham gia ĐTN, huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động đào tạo, tổ chức một số hoạt động hỗ trợ LĐNT trong và sau quá trình ĐTN thì HND tỉnh Hải Dương vẫn còn một số hạn chế như: Công tác điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu ĐTN chưa thật sát, còn nhiều đối tượng LĐNT có nhu cầu ĐTN nhưng không được tìm hiểu nắm bắt nhu cầu; Công tác ĐTN mới chú trọng đến ĐTN nông nghiệp cho

LĐNT trực tiếp phát triển sản xuất tại địa phương, việc ĐTN phi nông nghiệp để LĐNT chuyển đổi nghề còn hạn chế; Công tác giám sát hoạt động ĐTN cho LĐNT tại địa phương không được chú trọng nhiều.

Thứ ba, từ cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HND tham gia ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đó là việc HND cần phải tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để khảo sát, nắm chắc nhu cầu ĐTN của LĐNT tại địa phương; tăng cường phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp để huy động tối đa nguồn lực cho ĐTN; Chú trọng công tác ĐTN gắn với xây dựng các mô hình trình diễn theo hình thức cầm tay chỉ việc, đào tạo gắn với giải quyết việc làm, tổ chức các hoạt động hỗ trợ sau đào tạo; Tăng cường kinh phí cho HND để điều tra, khảo sát, nắm nhu cầu ĐTN; Tăng cường đầu tư cho công tác ĐTN cho LĐNT, mở rộng điều kiện đối với một số nhóm đối tượng tham gia ĐTN; Có cơ chế hỗ trợ LĐNT đã tham gia ĐTN như tập huấn KHKT nâng cao, vay vốn, mở rộng sản xuất...

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Đảng và Nhà nước: Cần có sự quản lý thống nhất, đồng bộ, sự phân công trách nhiệm rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đề nghị Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng có cơ chế chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HND các cấp, trong đó chú trọng đến cán bộ chi, tổ Hội, có chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ Hội kiêm nghiệm trong quá trình công tác.

Chính phủ cần có quy định cụ thể hơn về vai trò của Hội Nông dân trong tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là một đầu mối chính để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chính phủ có cơ chế chính sách tài chính để hỗ trợ Hội Nông dân thực hiện điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu, tăng cường kinh phí tuyên truyền tuyển sinh học nghề, kinh phí giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương. Đồng thời có sự chỉ đạo để cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

Đề nghị Chính phủ có quy định mở rộng độ tuổi đối tượng LĐNT tham gia ĐTN, đặc biệt là đối với một số nghề nông nghiệp, nam từ 15 tuổi đến 65 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 60 tuổi. Đặc biệt đối với nhóm đối tượng là hộ nghèo, hộ cận

nghèo, cho phép được tham gia ĐTN từ 2 nghề trở lên để đa dạng hóa loại hình sản xuất, qua đó giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm cơ hội thoát nghèo.

Chính phủ cũng có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho LĐNT đã học nghề được vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó khuyến khích các LĐNT khác tham gia ĐTN.

2. Đối với Tổng cục Dạy nghề: Cần đơn giản thủ tục trong đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó có các cơ sở thuộc hệ thống Hội Nông dân) đặc biệt là ĐTN nông nghiệp cho LĐNT. Chỉ nên đăng ký giấy phép giáo dục nghề nghiệp theo nhóm nghề như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, lâm nghiệp, còn các nghề cụ thể trong nhóm nghề được cấp phép do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp linh hoạt trong quá trình triển khai không phải đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung giấy phép.

3. Đối với UBND tỉnh Hải Dương, Trung ương HND Việt Nam:

Đề nghị UBND tỉnh, Trung ương HND Việt Nam tăng cường hơn nữa kinh phí ĐTN cho LĐNT, nâng cao định mức kinh phí ĐTN cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. UBND tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặt ra tiêu chí LĐNT phải được ĐTN khi tham gia sản xuất. Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt kinh phí đào tạo nghề hàng năm sớm ngay trong tháng 1 hàng năm để các cơ sở dạy nghề trong đó có Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương có thể sớm triển khai các lớp ĐTN cho LĐNT đáp ứng nhu cầu của LĐNT và định hướng phát triển của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2013). Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2013 - 2018.

2. Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2015). Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2015).

3. Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2016). Hướng dẫn số 129-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)