Khái quát về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 66)

3.1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của lực lượng Quản lý thị trường cả nước theo Nghị định số 290/TTg Ngày 03/7/1957 của Thủ Tướng Chính phủ. Ngày 02/10/1983 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 299/HĐBT thành lập Đội QLTT trực thuộc Ban Quản lý thị trường các tỉnh. Tại Thái Nguyên (lúc đó là tỉnh Bắc Thái) Đội QLTT của tỉnh nằm trong Sở Thương nghiệp, Đội QLTT các huyện do Phòng Thương nghiệp điều hành. Ngoài ra các Đội QLTT còn thành lập Trạm kho thị trường Đa Phúc; thành lập Trạm kiểm soát liên ngành đường sắt gồm: QLTT, Kiểm lâm đặt tại các ga Đồng Quang, Lưu Xá, Lương Sơn...Từ tháng 01/1992 Ban chỉ đạo QLTT tỉnh Bắc Thái được thành lập và đi vào hoạt động với bộ máy có 14 đội trực thuộc gồm có 134 cán bộ, công chức.

Ngày 23/3/1996 thực hiện Nghị định 10/CP ngày 23/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Thái đã ban hành Quyết định số 141/QĐ-UB giải thể Ban chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh và thành lập Chi cục QLTT trực thuộc Sở Thương mại & Du lịch Bắc Thái. Theo đó, ngày 01/4/1996 UBND tỉnh Bắc Thái ban hành Quyết định số 141/QĐ-UB thành lập Chi cục QLTT Bắc Thái dựa trên cơ sở bộ máy và cán bộ từ BCĐ QLTT tỉnh chuyển sang. Ngày 6-11- 1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Thực hiện Quyết định chia tách tỉnh ngày 01/10/1997 Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã được thành lập và phát triển cho tới nay.

Với sự cố gắng, nỗ lực trong những năm qua Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục QLTT, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND Tỉnh đánh giá cao, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý ghi để nhận thành tích như: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2011, Bằng khen của UBND tỉnh năm 2009; Cờ thi đua của UBND tỉnh các năm 2010 - 2011 cho tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ công Thương năm 2010, Bằng khen của BCĐ 127TW năm 2009 và 2010... Ngoài ra nhiều tập thể và cá nhân của Chi cục Quản lý thị trường Thái Nguyên cũng được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu đó là không ngừng củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhân viên QLTT theo hướng chính quy, hiện đại để không ngừng hội nhập và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức trong lực lượng nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc hơn nữa mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, giao phó để xứng đáng là lực lượng chủ công, đi đầu trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong giai đoạn mới.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT-BCT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường địa phương. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015 và thay thế Thông tư số 09/2001/TT-BTM ngày 13 tháng 4 năm 2001 của Bộ Thương mại hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường ở địa phương.

a. Nhiệm vụ của Chi cục Quản lý thị trường

Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Thương mại (Nay là Sở Công Thương) hoặc Sở có chức năng quản lý Nhà nước về thương mại (sau đây gọi tắt là Sở). Chi cục có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể là:

- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường; phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm quy định về thương nhân và hoạt động thương mại theo Luật Thương mại, như:

+ Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;

+ Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;

+ Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật cấm kinh doanh;

+ Vi phạm về điều kiện kinh doanh đối với những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm các qui định của Nhà nước về thực hiện khung giá, mức giá; niêm yết giá hàng hoá, giá dịch vụ thương mại;

+ Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;

+ Vi phạm các qui định về ghi nhãn hàng hoá;

+ Vi phạm các qui định của Nhà nước về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;

+ Vi phạm các qui định về thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ trong mua - bán và lưu thông hàng hoá;

+ Các hành vi gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;

+ Vi phạm các qui định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; + Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp;

+ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại;

+ Các hành vi chống đối Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ. - Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường từng thời kỳ báo cáo Sở quyết định; tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục, các vụ việc do các Đội quản lý thị trường chuyển lên, chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục trưởng Cục Quản lý thị trường xử lý.

- Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.

b. Chức năng của Chi cục Quản lý thị trường

Với chức năng của mình Chi cục QLTT thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm; chống sản xuất, buôn bán hàng giả; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về thương mại; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Sở Công Thương các giải pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh tổ chức triển khai tốt công tác quản lý địa bàn, qua đó nắm và giám sát các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thị trường, tham gia quy hoạch, sắp xếp đưa các hoạt động kinh doanh thương mại của các thương nhân trên thị trường từng bước đi vào nề nếp;

Với vai trò là Tiểu ban Thường trực BCĐ 389 tỉnh và cơ quan Thường trực Hội Bảo vệ người tiêu dùng của tỉnh, Chi cục đã tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh và bảo vệ người tiêu dùng; phối hợp với chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền và BCĐ 389 các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng;

Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, lực lượng Quản lý thị

trường đã góp phần làm tăng hiệu lực chức năng quản lý nhà nước của ngành Công thương; kiểm soát tốt các hoạt động kinh doanh trên địa bàn, kịp thời phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý Nhà nước từ đó tham mưu, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách phù hợp góp phần tích cực quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước.

Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật quy định và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao trên địa bàn cấp tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

- Thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương chống buôn lậu, chống sản xuất - buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hoạt động kinh doanh trái phép khác diễn ra ở địa phương.

- Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên thị trường.

- Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo sự phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định; xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toàn Chi cục.

c. Quyền hạn và trách nhiệm của Chi cục Quản lý thị trường

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 10/CP và Điều 252, 253 Luật Thương mại, khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại, Chi cục Quản lý thị trường có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

* Quyền hạn

- Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết liên quan trực tiếp đến việc kiểm tra; được quyền kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu

vi phạm pháp luật thương mại tại hiện trường nơi sản xuất, cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, sổ sách, chứng từ, hoá đơn, hợp đồng và các giấy tờ có liên quan khác;

- Được quan hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh, thu thập tình hình, số liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác kiểm tra;

- Yêu cầu các cơ quan chức năng giám định tang vật vi phạm trong trường hợp cần thiết;

- Lập biên bản kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết;

- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và theo các quy định của pháp luật.

* Trách nhiệm

- Tuân thủ pháp luật, quy chế công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình;

- Khi tiến hành việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường; trong trường hợp pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra phải có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc xuất trình thẻ kiểm tra phải xuất trình quyết định kiểm tra;

- Thực hiện đúng thủ tục thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân;

Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị biện pháp giải quyết.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, hiện cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT Thái Nguyên gồm có Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng, có 03 phòng chuyên môn (Phòng Tổ chức- Hành chính, Nghiệp vụ-Tổng hợp, Pháp chế-Thanh Tra), 10 đội QLTT trực thuộc (Đội QLTT Thành phố Thái Nguyên, QLTT Thành phố Sông Công, QLTT Phổ Yên, QLTT Phú Bình, QLTT Đại Từ, QLTT Võ Nhai, QLTT Phú Lương, QLTT Định Hóa, QLTT Đồng Hỷ, QLTT Cơ Động) với tổng số biên chế của toàn lực lượng 109 cán bộ, công chức (số liệu hiện tại đến tháng 4/ 2017); 100% cán bộ, công chức đã có trình độ trung học trở lên, trong đó: Trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 15%, trung cấp lý luận chính trị và tương đương chiếm 70%,

trình độ Đại học và sau Đại học chiếm gần 80%, công chức, nhân viên QLTT đều được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở công thương về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện hoạt động đã từng bước được tăng cường, hiện nay 10/10 Đội đều có trụ sở riêng, các đơn vị được cấp kinh phí và phương tiện làm việc cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

Ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên qua sơ đồ sau:

Nguồn: Chi cục QLTT Thái Nguyên (2016) Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy QLNN của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG UBND TỈNH CHI CỤC QLTT TỈNH Đội QLTT TP Thái Nguyên Đội QLTT TP Sông Công Đội QLT T Phổ Yên Đội QLTT Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)