Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 66)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học.

Để thu thập thông tin thứ cấp về sơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường QLNN về an toàn thực phẩm của chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, tôi đã thu thập từ các nguồn:

- Các báo cáo tổng tổng kết năm, các tài liệu được công bố từ năm 2014 – 2016 của các cơ quan chức năng trong tỉnh Thái Nguyên đã được thống kê, báo cáo (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên) và các bộ phận chức năng của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên như: Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Nghiệp vụ-

Tổng hợp, Phòng Pháp chế - Thanh Tra, các Đội QLTT.

- Thu thập thông tin từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các năm trước đó.

- Thu thập thông tin từ các webside, từ các tạp chí chuyên ngành…

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp: Thu thập qua các điều tra bằng bộ câu hỏi.

Để thu thập thông tin sơ cấp tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP (Key Information Panel).

Đây là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp chọn mẫu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để chia các đối tượng trong tổng thể mẫu thành các nhóm nhỏ đông nhất (các tầng) và chọn mẫu ngẫu nhiên từ mỗi tầng. Cụ thể, tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 128 người bao gồm: Các cán bộ, lãnh đạo trong Sở Công Thương, Chi cục QLTT, cán bộ Đội QLTT cấp huyện, những người làm nghề kinh doanh, chế biến thực phẩm, người tiêu dùng để thấy được thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Qua điều tra sẽ nắm được diễn biến ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, ở các bếp ăn tập thể... Các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATTP, mối quan tâm của họ đến vấn đề ATTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay. Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp về tăng cường QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Loại mẫu Đối tượng

phỏng vấn

Số mẫu

Nội dung thu 1. Cơ quan QLNN về ATTP thuộc Sở Công thương - Sở Công thương - Chi cục QLTT - Đội QLTT 05 10 30 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý - Hệ thống chế độ chính sách về ATTP.

- Việc Thanh, kiểm tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, tuyên truyền… - Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo ATTP, ứng dụng KHCN

- Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về ATTP. 2. Người kinh doanh thực phẩm - Người kinh doanh thực phẩm

10 Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chấp hành quy định về ATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP 3. Người sản xuất, chế biến, thực phẩm - Người sản xuất - Người chế biến 20 23 - Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm - Chấp hành quy định về ATTP - Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP 4. Người tiêu

dùng

Người tiêu dùng 30 - Hiểu biết về Quy định ATTP - Đánh giá về côn gtác Tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTP - Ý thức

- Thực hành - Thói quen

3.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp Nội dung

Thống kê mô tả

Mô tả về bộ máy quản lý nhà nước về ATTP, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý: kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, số lượng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp so sánh

So sánh sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết quả hoạt động, nguồn nhân lực trong 3 năm 2014-2016

Phương pháp PRA

Bao gồm các nội dung: thảo luận chung, cây vấn đề, cây mục tiêu,… để phân tích thực trạng bộ máy quản lý nhà nước tìm hiểu các vấn đề tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Tiếp cận thể chế

Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm

Phương pháp chuyên gia

Đi sâu đánh giá điển hình về kiến thức, thực hành của cán bộ làm công tác quản lý ATTP và người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng ở các điểm nghiên cứu, qua đó nhận định vấn đề nổi cộm, điển hình đi sâu phân tích tìm ưu điểm và tồn tại, nhận định nguyên nhân để có giải pháp thích hợp

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ cán bộ làm công tác ATTP + Số lượng cán bộ;

+ Trình độ cán bộ;

+ Hiệu quả công việc của cán bộ;

- Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý

+ Cơ chế chính sách: Các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP;

+ Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATTP, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý nhà nước về ATTP:

+ Đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức;

+ Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền, số lượng bài viết, tin đưa;

+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra;

+ Cấp phép về ATTP: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận công bố hợp quy.

+ Công tác xét nghiệm: Số phòng xét nghiệm đạt chuẩn, số lượng chỉ tiêu làm xét nghiệm, số lượng mẫu làm xét nghiệm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP luật về ATTP

4.1.1.1. Công tác xây dựng, các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP

Đây là một trong những công tác quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương để hoạt động về ATTP có hiệu quả.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương, Cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương, Chi cục QLTT đã kịp thời giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành.

* UBND tỉnh:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt diễn biến của thị trường, làm tốt công tác dự báo, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các năm 2014, 2015, 2016. (Các văn bản, chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 2).

* Ban Chỉ đạo 389 tỉnh:

Với vai trò là Cơ quan Thường trực tiểu ban giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục QLTT đã giúp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành Kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các năm 2014, 2015 và 2016, trong đó có công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về lĩnh vực nông nghiệp (Các văn bản, chính sách được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 3).

Hàng năm, Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh việc chỉ đạo, triển khai, tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm; tham mưu quyết định bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo và Thành viên Tiểu ban Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt

động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg, ngày 25/10/2010 và Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg, ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; ban hành Kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo từng năm;

Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm trên địa bàn tỉnh;

Hiện nay Chi cục QLTT đã xây dựng xong dự thảo và trình UBND tỉnh ban hành Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và xây dựng Dự thảo văn bản triển khai thi hành pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trình UBND tỉnh quyết định ban hành.

* Sở Công Thương tỉnh:

Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên thường xuyên phối hợp với các Phòng chuyên môn của Sở Công Thương xây dựng và trình Giám đốc Sở Công thương ký ban hành các văn bản, chính sách về công tác QLNN về ATTP (Các văn bản, chính sách của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 4)

Các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm như: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên các năm 2014, 2015, 2016 và đã được Giám đốc Sở Công Thương phê duyệt triển khai thực hiện, đặc biệt đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2015 về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sở Công thương chủ trì tham mưu giúp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định nhãn hàng hóa, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, gian lận thương mại trên thị trường.

Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng và UBND cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm không đủ điều kiện nhưng vẫn sản xuất, kinh doanh và lưu thông sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của pháp luật.

* Cục QLTT:

Các văn bản pháp luật quy định về ATTP được Cục QLTT tham gia soạn thảo, trước khi trình Cục trưởng xem xét, quyết định và đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ Công Thương thẩm định.

Chi cục QLTT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho Cục QLTT xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Chi cục QLTT còn tham mưu giúp Cục QLTT về công tác tổ chức, kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện những sai phạm, kiến nghị các giải pháp, trong đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong trinh sát, nắm bắt, kiểm tra, xử lý nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, những vụ lớn có tính chất phức tạp. Trong quá trình phối hợp triển khai, lực lượng QLTT luôn phát huy vai trò chủ lực trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát, góp phần ổn định thị trường, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại, dịch vụ và các hành vi kinh doanh trái phép khác, nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi và các giải pháp phát triển kinh tế, bình ổn thị trường (Các văn bản, chính sách của Cục QLTT về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 5)

Thông qua việc ban hành các Quyết định, Chỉ thị, các văn bản về quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh cho thấy sự quan tâm UBND tỉnh về vấn đề QLNN về ATTP. Bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu cụ thể thực hiện chiến lược quốc gia về ATTP đã đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, các quyết định, chỉ thị được ban hành tiếp theo đều có xu hướng phân cấp rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các cơ quan trong QLNN về ATTP, tạo điều kiện áp dụng dễ dàng hơn trong thực tiễn.

4.1.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản, chính sách về ATTP

Nguyên được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong quá trình thực hiện (Tình hình thực hiện mục tiêu QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 6).

Nhìn chung, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt được. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiện nay chưa đạt được, do nhiều nguyên nhân như điều kiện trang bị cơ sở vật chất chưa tốt; sự biến động của các cơ sở thực phẩm; khó khăn trong quản lý các cơ sở quy mô nhỏ và đặc biệt khó khăn trong ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

4.1.1.3. Đánh giá các văn bản, chính sách về ATTP

Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật thông suốt đã tạo hành lang pháp lý cho công tác QLNN về ATTP. Các văn bản, chính sách về pháp luật được ban hành phải luôn phù hợp với tình hình thực tế, mang tính thực tiễn cao, đồng thời góp phần phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đánh giá các chính sách về ATTP có thể cho thấy:

Thứ nhất, văn bản 135/QLTT-NVTH ngày 19/8/2015, đây là văn bản chỉ

đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong dịp Tết Trung thu năm 2015. Qua văn bản này đã thấy rõ được sự phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các đội QLTT, từ đó đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)