2.1.6.1. Cơ chế chính sách pháp luật là hành lang pháp lý cho hoạt động ATTP
Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Lĩnh vực vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời.
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật
2.1.6.2. Nguồn lực dành cho công tác quản lý
a. Nguồn nhân lực
Cán bộ quản lý là yếu tố chính quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về ATTP, quá trình quản lý đạt hiệu quả hay không là nhờ vào năng lực của các bộ quản lý. Nếu kiến thức, năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý tốt thì họ sẽ có những nhận định chính xác, xử lý tốt các tình huống và đưa ra những định hướng đúng đắn giúp quá trình quản lý đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, họ cũng là người trực tiếp thanh tra giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn và tiếp thu các ý kiến phản hồi từ quá trình thực thi pháp luật ở cơ sở.
Số lượng cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý. Nếu số lượng cán bộ thanh tra, giám sát đủ sẽ thường xuyên thực hiện tốt hơn các hoạt động QLNN về ATTP từ đó các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm sẽ không sản xuất và cung ứng ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo ATVSTP.
Trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa của cán bộ quản lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về ATTP. Người cán bộ quản lý có trình độ học vấn cao, có kiến thức về quản lý sẽ tiếp cận được những tri thức mới, có khả năng tư duy sáng tạo, tiếp thu nhanh các chính sách của Chính phủ, nắm rõ được vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan, của bản thân, để từ đó lập kế hoạch thực hiện, triển khai chính sách xuống cơ sở, nắm bắt nhanh tình hình
Luật An toàn thực phẩm
Nghị định, nghị quyết
Thông tư, quyết định, hướng dẫn
Quyết định, chỉ thị, công văn chỉ đạo, thực hiện
của địa phương và có những giải pháp cụ thể kịp thời trong mỗi tình huống, qua đó có những ứng xử trách nhiệm với công việc được giao.
b. Nguồn lực tài chính
Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức hiểu biết về ATVSTP ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát QLNN về ATTP. Nếu nguồn tài chính đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người tiêu dùng thực phẩm, đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP được tổ chức thường xuyên hơn và ngược lại khi nguồn tài chính eo hẹp không đáp ứng được yêu cầu thì số lượng các cuộc tập huấn, tần suất thanh tra, kiểm tra sẽ giảm đi và không thường xuyên, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NN về ATTP.
Chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng đến trách nhiệm của người quản lý đối với công tác QLNN về ATTP. Do trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cán bộ quản lý phải tiếp xúc với nhiều hóa chất, thực phẩm mất an toàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nhiệt tình của cán bộ quản lý. Chế độ đãi ngộ, lương, thưởng hợp lý sẽ khuyến khích tinh thần làm việc nhiệt tình hơn, phát huy hết khả năng của bản thân, trung thực và có trách nhiệm hơn trong công việc được giao và nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho cán bộ quản lý cần được cân nhắc sao cho phù hợp để tránh tình trạng tiêu cực trong quản lý.
2.1.6.3. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị
Cơ sở vật chất và các trang thiết bị hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý NN về ATTP. Kiểm tra chất lượng ATTP để trực tiếp gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm với sản phẩm của họ. Hiện nay, các Chi cục QLTT không có phòng phân tích, thiết bị để kiểm định chất lượng ATTP. Khi đi kiểm tra thị trường nếu có nghi ngờ cán bộ thanh tra, kiểm tra phải thực hiện lấy và gửi mẫu thực phẩm lên Cục VSATTP, gây mất thời gian và kinh phí tốn kém. Việc thiếu các thiết bị kiểm tra nhanh đã gây ra nhiều hạn chế và khả năng kiểm tra, đặc biệt, nhiều nơi cán bộ thanh tra tiến hành tịch thu các hàng hóa kém chất lượng, các hàng hóa có nguy cơ cao về mất VSATTP… nhưng không có nơi để chứa và kinh phí tiêu hủy gây khó khăn cho công tác tạm giữ tang vật (Trần Thị Ngọc Lan, 2016).
2.1.6.4. Nhận thức về ATTP
Nhận thức về ATTP của cán bộ QLNN, của người kinh doanh thực phẩm, của người sản xuất chế biến thực phẩm và đặc biệt là của người tiêu dùng, được thể hiện thông qua thực trạng hiểu biết kiến thức về ATTP; thực trạng kiến thức thực hành về ATTP của các đối tượng tham gia công tác ATTP.
Nhận thức về ATTP càng cao, hiểu biết kiến thức về ATTP cũng như kiến thức thực hành đúng, sẽ tạo cho công tác QLNN về ATTP gặp nhiều thuận lợi.
2.1.6.5. Sự phân công, phối hợp QLNN về ATTP giữa các cơ quan quản lý nhà nước
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã quy định và phân công quản lý ATTP cho 3 Bộ: Y Tế, Công Thương, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Để hướng dẫn thực hiện các quy định thì 03 Bộ: Y Tế, Công Thương, Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm và có sự phân công, phân cấp rõ ràng cho các sở, các địa phương triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Ngày 9 tháng 4 năm 2014 liên Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT (có hiệu lực từ 29/5/2014) theo đó hướng dẫn phân công quản lý ATTP theo hướng một sản phẩm chịu sự quản lý của 1 bộ, ngành và kèm theo danh mục các ngành, hàng của từng bộ quản lý. Sở Công Thương hướng dẫn các Phòng Kinh tế và Phòng Công Thương trong việc phối hợp cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.
Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT và Quyết định số 2937/QĐ- UBND, Sở Công Thương đã hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, trình tự thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ cơ sở đủ điều kiện ATTP cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm hàng: Rượu; bia; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bánh kẹo; bột và tinh bột; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên và hệ thống các chợ, siêu thị. Sở Công Thương ngoài việc thẩm tra tại đơn vị cũng kết hợp tuyên truyền, phổ biến, vận động thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo chất lượng an toàn, không sản xuất, kinh doanh thực
phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; bên cạnh đó cũng tiến hành kiểm tra, xử lý những cơ sở không chấp hành các quy định về chất lượng ATTP.