Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 101)

4.1.4.1. Công tác đào tạo, tập huấn

Theo báo cáo của Chi cục QLTT, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có trên 10.700 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm. Trong

quý I năm 2016, toàn tỉnh đã cấp trên 90 giấy xác nhận kiến thức ATTP cho cá nhân, tập thể; cấp 20 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp 19 giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và 8 giấy xác nhận công bố phù hợp; các cơ quan truyền thông đã thực hiện trên 100 chuyên mục về ATTP góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội… Để bảo đảm ATTP trên địa bàn toàn tỉnh, công tác quản lý ATTP được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai. Chi cục QLTT cũng đã tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các nhóm đối tượng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm.

Tại các lớp học tập huấn năm 2016, các học viên đã được cập nhật, phổ biến Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 21-11-2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý ATTP ngành Công Thương và Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 21-11-2016 về việc phê duyệt phân công, phân cấp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp & PTTN. Cùng với đó là một số kiến thức chung về ATTP và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp & PTNT quản lý. Không chỉ cung cấp kiến thức về ATTP, lớp tập huấn còn tổ chức cho học viên ký cam kết đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh.

83

Bảng 4.6. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh số người tham dự (%) Số lớp (lớp) Số người tham dự (người) Số lớp (lớp) Số người tham dự (người) Số lớp (lớp) Số người tham dự (người) 15/14 16/15 BQ

1 Tập huấn kỹ năng giám sát

điều tra cho tuyến huyện, xã 3 120 3 125 4 163 104,16 130,40 116.55

2 Tập huấn đảm bảo ATTP

cho tuyến xã 25 721 30 735 18 805 101,94 109,52 105.66

3 Tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

105 3572 98 3721 190 4052 104,17 108,89 106.51

Tổng 133 4413 130 4221 210 5020 310,27 348,81 328.72

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, và kỹ năng quản lý, giám sát ATTP là rất cần thiết, tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế: Chưa phát huy được vai trò của người dân và các tổ chức chính trị xã hội trong việc giám sát hoạt động, sản xuất, kinh doanh thực phẩm; công tác quy hoạch các vùng chuyên canh rau, chăn nuôi, chế biến thực phẩm ở một số địa phương chưa được quan tâm; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP; người tiêu dùng thiếu kiến thức về ATTP, sử dụng thực phẩm theo thói quen, tham rẻ, chưa quan tâm đến chất lượng ATTP. Sự đầu tư kinh phí cho hình thức tập huấn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu.

4.1.4.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP được Lãnh đạo Chi cục đặc biệt quan tâm, ngay sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính, luật ATTP có hiệu lực, Chi cục QLTT đã tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính do giảng viên Trường Đại học luật Hà Nội trực tiếp truyền đạt cho toàn thể cán bộ, công chức trong toàn lực lượng, đồng thời Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp với các cơ quan Báo, Đài truyền hình ở Trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện các phóng sự, đưa nhiều tin bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; thực hiện các phóng sự về công tác quản lý thị trường. Hàng năm, Chi cục QLTT thường xuyên phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ Sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phân biệt Hàng thật - Hàng giả cho Công chức QLTT, các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng; thực hiện tuyên truyền và ký cam kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh không tiếp tay tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện điều kiện kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đưa tin bài về kết quả kiểm tra, xử lý về hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm về lĩnh vực nông nghiệp... Kết quả từ năm 2014 đến năm 2016 đã đưa trên 1.300 tin, bài, hình ảnh và các phóng sự về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương.

Điển hình trong năm 2015, thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2015 về lĩnh vực ATTP, Chi cục đã chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với Phòng

Nghiệp vụ - Tổng hợp của Chi cục QLTT, các ngành chức năng của địa phương, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và cơ quan Báo, Đài truyền hình của tỉnh, địa phương tổ chức thành công các Hội nghị phổ biến tuyên truyền trực tiếp về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ATTP (Có 480 bài phát thanh, 20 lần truyền hình. Các tài liệu tuyên truyền do các Kiểm soát viên Quản lý thị trường trực tiếp biên soạn và thực hiện tuyên truyền). Qua các năm 2014 -2016 Chi cục QLTT đã tổ chức tại 09 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh với trên 91 lượt lễ phát động, 8 hội thảo chuyên đề, 52 lượt nói chuyện về ATTP. Các cá nhân trực tiếp tham dự Hội nghị, hội thảo đồng thời tổ chức ký cam kết tuân thủ pháp luật với trên 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt nhiều tin, bài, hình ảnh kiểm tra, xử lý về An toàn thực phẩm, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi của Đội kiểm tra liên ngành tỉnh do Chi cục Quản lý thị trường chủ trì đã được đưa tin trên chương trình chống buôn lậu, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng phát trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam và được Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND tỉnh đánh giá cao về công tác tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ và thông tin tuyên truyền.

Qua Bảng 4.12. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 đã cho thấy số buổi lễ phát động, số lần nói chuyện đã tăng dần qua các năm. Số buổi hội thảo chuyên đề; số buổi phát thanh; truyền hình năm 2016 có giảm hơn so với năm 2015. Một trong những nguyên nhân gây giảm là do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bị cắt giảm. Tuy nhiên để đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến diễn ra có hiệu quả, các công cụ tuyên truyền như: Băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng đĩa vẫn được duy trì và tăng lên qua các năm.

Kết quả trên cho thấy sự quan tâm, sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Chính điều này đã tạo động lực để các cơ quan quản lý đặc biệt là Chi cục QLTT phát huy hơn nữa tính chủ động, sang tạo trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

86

Bảng 4.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

TT Hoạt động truyền thông ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

1 Tổ chức lễ phát động Buổi lễ 29 30 32 103,44 106,67 105.04

2 Nói chuyện Lần 16 19 17 118,75 89,47 103.08

3 Hội thảo chuyên đề Lần 1 5 2 250,00 60,00 141.42

4 Phát thanh Lần 387 480 478 124,03 99,58 111.14

5 Truyền hình Lần 10 20 17 200,00 85,00 130.38

6 Băng rôn, khẩu hiệu Cái 915 1120 1230 122,40 109,82 115.94

7 Áp phích, pa nô Cái 176 207 256 117,61 123,67 120.60

8 Tờ rơi Tờ 1000 2100 2500 210,00 119,04 158.11

9 Băng đĩa Cái 110 120 210 109,09 175,00 138.17

4.1.4.3. Đánh giá công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên được tổ chức thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Các lớp tập huấn được tổ chức phù hợp với thực tiễn và tuân theo các quy định của pháp luật, các hình thức tuyên truyền đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng. Tuy nhiên, do kinh phí cho hoạt động tập huấn, tuyên truyền còn hạn hẹp nên việc tuyên truyền, phổ biến chưa sâu, rộng đến được toàn bộ các đối tượng. Đồng thời cũng chưa nêu cao được vai trò, hiệu quả của công tác tuyên truyền... Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được tập huấn đạt khoảng 80 – 90% và có khoảng 75% các đối tượng tiếp cận được các hình thức tuyên truyền. Tuy nhiên, các đối tượng đã qua tập huấn, tuyên truyền đều đánh giá cao về nội dung của các bài tuyên truyền, tập huấn.

Bảng 4.8. Đánh giá công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Cán bộ quản lý NN Người sản xuất, chế biến Người kinh doanh Người tiêu dùng SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1. Công tác tập huấn

Thời gian mở các lớp tập huấn phù hợp 42 93,33 35 81,39 8 80,00 26 86,67 Số lượng các lớp/năm phù hợp 45 100,00 37 86,04 9 90,00 25 83,33 Nội dung tập huấn phù hợp 45 100,00 38 88,37 8 80,00 28 93.33

2. Công tác tuyên truyền

Các hình thức tuyên truyền đa dạng 40 88,88 39 90,69 9 90,00 28 93,33 Thông tin tuyên truyền phong phú 42 93,33 40 93,02 9 90,00 29 96,67 Nội dung tuyên truyền phù hợp 43 95,55 42 97,67 8 80,00 27 90,00 Công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao 42 93,33 39 90,69 9 90,00 26 86,67

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên (2016)

Qua bảng đánh giá công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016, cho thấy các chỉ tiêu về: Cán bộ quản lý nhà nước, người sản xuất chế biến, người kinh doanh, người tiêu dùng đều ở mức cao. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông giúp

nâng cao nhận thức của chủ DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và nhân dân về vấn đề bảo đảm ATTP. Nâng cao nhận thức của các cấp Uỷ đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên về công tác ATTP. Đồng thời nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, công tác tham mưu cho cấp Ủy đảng, chính quyền các cấp đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác ATTP để hoàn thiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đúng, sát tình hình thực tế tại địa phương. Xây dựng các tiêu chí về vệ sinh ATTP gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, vận động nhân dân thay đổi những phong tục, tập quán ăn uống mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tăng cường phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP, đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)