Trước thực trạng thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh đang len lỏi đến từng gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, công tác truyền thông về ATTP được các ngành chức năng trong tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh cũng như vai trò của người tiêu dùng về ATTP. Theo đó, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức. Để hiểu rõ hơn hiệu quả của công tác thông tin, giáo dục truyền thông, nghiên cứu tiến hành trên 128 đối tượng, bao gồm Cán bộ QLNN (35,15%); Người sản xuất, chế biến (33,59%); Người kinh doanh (7,8%) và người tiêu dùng (23,44%) và kết quả thu được như sau:
Đồ thị 4.1.Thực trạng hiểu biết kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Qua điều tra cho thấy nhóm cán bộ quản lý nhà nước về ATTP có 86,67% cán bộ có hiểu biết đúng kiến thức ATTP, đạt so với chỉ tiêu thực hiện của tỉnh. Tỷ lệ người có hiểu biết đúng về kiến thức ATTP trong nhóm“người sản xuất, chế biến thực phẩm” là 65,11%; “người kinh doanh thực phẩm” là 60,0% và “người tiêu dùng” là 73,33%. Tỷ lệ “người kinh doanh thực phẩm” hiểu chưa đúng” kiến thức về ATTP vẫn còn cao (40%) so với mục tiêu mà toàn tỉnh đề ra. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về ATTP là nhóm cần có những hiểu biết đúng và đầy đủ về kiến thức ATTP nhằm giúp công tác QLNN về ATTP được triển khai toàn diện. Tuy nhiên, kết quả công tác tập huấn, tuyên truyền chưa triển khai được hết trong phạm vi toàn tỉnh, tất cả các đối tượng, nên vẫn còn một tỷ lệ khá lớn người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng đều không hiểu biêt đúng về ATTP. Nhận thức thực hành về ATTP của người dân cũng còn thấp đây chính là nguyên nhân làm gia các vụ ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua. Chính vì vậy những biện pháp thực hành ATTP như thực hành bàn tay tốt, thực hành cửa hàng thực phẩm tốt, thực hành nhãn mác thực phẩm tốt, thực hành 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn... đã trở nên rất hữu ích cho mỗi người dân.
Để tìm hiểu về kiến thức thực hành, tiến hành điều tra trên 128 đối tượng, bao gồm cán bộ QLNN; người sản xuất, chế biến; người kinh doanh, người tiêu dùng và kết quả thu được như sau:
Đồ thị 4.2. Thực trạng kiến thức thực hành về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Để làm tốt công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh, trong nhiều năm qua, Chi cục QLTT đã triển khai các cuộc điều tra kiến thức, thực hành của các đối tượng nhằm đánh giá thực trạng ATTP và tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý ATTP trên địa bàn. Đội ngũ điều tra viên được lựa chọn triển khai thực hiện là cán bộ làm công tác ATTP tại Chi cục QLTT. Đối tượng thực hiện điều tra đánh giá kiến thức, thực hành về ATTP gồm 128 đối tượng, bao gồm: 45 người lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo, quản lý nhà nước, cán bộ chuyên trách về ATTP); 43 người trực tiếp sản xuất thực phẩm; 10 người kinh doanh dịch vụ ăn uống và 30 người tiêu dùng thực phẩm. Điểm đánh giá là thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ của các cơ sở thực phẩm và điều kiện chế biến thực phẩm. Chi cục QLTT cũng đã đề ra chỉ tiêu hiểu biết về kiến thức thực hành ATTP của các đối tượng nghiên cứu như sau: 68% người sản xuất, 68% người kinh doanh, 68% người tiêu dùng và 77% cán bộ quản lý lãnh đạo hiểu và thực hành đúng về ATTP.
Kết quả điều tra cho thấy, kiến thức thực hành của các nhóm đối tượng đạt ở mức cao (67,44% người sản xuất, 60% người kinh doanh, 63,33% người tiêu dùng và 73,33%). Cán bộ quản lý lãnh đạo tuy nhiên các nhóm đối tượng nghiên cứu vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Qua đánh giá thực tế các chỉ tiêu chưa đạt được do các cơ sở sản xuất điều tra phần lớn ở quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ cho người sản xuất còn hạn chế. Với kết quả điều tra, Chi cục QLTT tỉnh tiếp tục tham mưu cho các cấp, các ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện xã hội hóa công tác đảm bảo ATTP. Trong đó chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đối với sức khỏe của người tiêu dùng bằng các biện pháp như cấp giấy đủ điều kiện đảm bảo ATTP; khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất, chế biến; đồng thời mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, phát huy quyền được lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, tẩy chay các thực phẩm kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ có như vậy, sức khỏe mỗi người dân mới được đảm bảo và những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ không có đất để tồn tại.