Những tồn tại trong QLNN về ATTPcủa Chi cục QLTT tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 108)

Thiết bị, máy móc xét nghiệm, cán bộ kỹ thuật làm công tác xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng quyết định độ chính xác của các mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, đầu tư cho công tác xét nghiệm tại Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên còn rất hạn chế, các thiết bị còn thiếu và nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm chưa được thực hiện, chỉ dừng lại ở việc xác định nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Do đó, chỉ áp dụng các biện pháp nhắc nhở đối với các đơn vị có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Trong thời gian tới công tác giám sát, điều tra và xử lý NĐTP tại tỉnh Thái Nguyên cần được chú trọng hơn nữa để nâng cao hiệu quả của việc giám sát, điều tra và xử lý NĐTP.

4.1.6. Những tồn tại trong QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

4.1.6.1. Cơ chế chính sách

Hiện đã có nhiều văn bản quản lý về ATTP được ban hành và có hiệu lực như: Luật ATTP; Nghị định thi hành một số điều của Luật ATTP; Chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP; Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về ATTP. Ngoài ra, Bộ Y

tế, Bộ NN&PTNT đã ban hành các văn bản phân công cụ thể đến từng cấp quản lý; quy chuẩn kỹ thuật… Văn bản chỉ đạo nhiều, chồng chéo đã phát sinh một số khó khăn, bất cập cần sự phối hợp hợp lý giữa các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại cơ sở cũng như trách nhiệm của mỗi cơ quan khi phát hiện ra sai phạm trong ATTP. Ví dụ vẫn là chiếc bánh mỳ nhưng thành phần bột mỳ làm nên vỏ bánh thì do Bộ Nông nghiệp quản lý, chất lượng vệ sinh chiếc bánh do Bộ Y tế đảm đương còn sau khi đã đóng gói đưa ra thị trường lại thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Vì cùng quản lý nên dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi chiếc bánh mỳ bị phát hiện vi phạm về ATTP. Hay theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT thì dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đều có thành phần thuộc cả 3 Bộ cùng quản lý; đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) do cả Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế cùng quản lý; các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến do Bộ Nông nghiệp quản lý nhưng nếu đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng thì lại do Bộ Y tế quản lý… Tất cả sự chồng chéo đó đều gây khó khăn, phiền phức cho công tác thanh, kiểm tra về ATTP, gây trở ngại cho cả người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Hệ thống văn bản quy định về ATTP đã hoàn chỉnh nhưng còn nhiều bất cập, hướng dẫn của địa phương chưa kịp thời.

Ngày 30/3/2015 Sở Công Thương Thái Nguyên ban hành văn bản số 218/SCT- QLTT về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại năm 2015, tuy nhiên khi thực hiện vẫn có sự chồng chéo giữa các cấp với nhau.

Hiện tại, đã có quy định về việc thành lập cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Công thương đó là: Chi cục Quản lý thị trường, song chưa có những văn bản, chính sách quy định hỗ trợ hoạt động thanh tra chuyên ngành một cách cụ thể.

Như vậy, hệ thống chính sách về ATTP nói chung hiện nay đang chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị chức năng và khi triển khai một hành động (cấp chứng nhận, tổ chức kiểm tra, thanh tra...) có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau khó tạo ra sự thống nhất, khó khăn do liên quan đến nhiều thủ tục, giấy tờ gây phiền hà cho cơ sở và dễ xảy ra sai sót. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn và chính sách hỗ trợ ban hành chậm, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý ATTP.

4.1.6.2. Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP

Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về ATTP tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và Chi cục QLTT nói riêng còn chưa hoàn thiện; có nhiều đầu mối tham gia quản lý nhà nước về ATTP nhưng việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP ở một số lĩnh vực và đối với một số sản phẩm còn chồng chéo. Chưa thiết lập được hệ thống cảnh báo và đánh giá nguy cơ chủ động, có hiệu quả. Do vậy, cần phải có một bộ máy quản lý NN từ TW đến địa phương đầy đủ, thống nhất. Chức năng về quản lý phải làm tốt được ba vấn đề: Lập kế hoạch - Tổ chức phân công triển khai thực hiện - Giám sát, kiểm tra, đánh giá.

Nguồn lực cho QLNN về ATTP tại Chi cục QLTT (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin) phải đáp ứng được yêu cầu thực tế. Mặc dù có nhiều cố gắng và quan tâm của nhà nước, song đầu tư cho công tác quản lý chất lượng ATTP còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngân sách cho quản lý chất lượng ATTP chưa được tách thành mục riêng trong chi ngân sách, lại phân tán nên việc chi cho công tác quản lý chất lượng ATTP thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT quy định việc phân công, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm đảm bảo nguyên tắc 01 sản phẩm, 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của 01 cơ quan Nhà nước. Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 Bộ trở lên, trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý; cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối. Đối với hoạt động đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Cũng theo Thông tư này, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Đồng thời, chủ động chủ trì tổ chức, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra ATTP theo phạm vi quản lý được phân công quy định tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012. Các Bộ liên

quan có trách nhiệm tham gia phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra ATTP theo đề nghị của cơ quan chủ trì thực hiện hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.Tuy nhiên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các cấp, các ngành quản lývà chưa hoàn toàn bảo đảm được hoạt động thanh tra, kiểm tra thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

4.1.6.3. Hoạt động quản lý nhà nước về ATTP

* Công tác giám sát và quản lý ngộ độc

Công tác phối hợp giám sát và quản lý ngộ độc còn rất hạn chế do chưa nêu bật được vai trò, chức năng của từng đơn vị phối hợp. Kỹ năng giám sát của một bộ phận cán bộ QLNN còn chưa thuần thục do chưa chú trọng việc trau dồi kiến thức thực tiễn, không chịu tìm hiểu pháp luật nên kinh nghiệm giám sát chưa cao dẫn đến thông tin còn hạn chế.

Tuy số vụ NĐTP giai đoạn 2014 - 2016 có giảm, nhưng số người mắc và số người tử vong trong các vụ NĐTP vẫn còn. Ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể tuy có chiều hướng giảm so với giai đoạn trước song vẫn còn cao. Điển hình là năm 2014 có 07 người tử vong do NĐTP với tỷ lệ NĐTP không xác định được nguyên nhân bằng xét nghiệm là 33,33%. Đây là một thách thức lớn với công tác giám sát và quản lý ngộ độc.

* Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Hoạt động thanh kiểm tra về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn mang nặng tính thủ tục hành chính rườm rà; chưa xử phạt hành chính đối với các đơn vị để xảy ra ngộ độc thực phẩm do khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và phân tích trách nhiệm của các bên liên quan.

Số lượng cán bộ được biên chế làm công tác thanh tra ATTP tại Chị cục QLTT tỉnh Thái Nguyên còn quá mỏng so với địa bàn hoạt động. Do vậy, hoạt động thanh tra còn chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung vào tháng hành động chất lượng ATTP và các dịp Lễ, Tết... Mặt khác, trang thiết bị phục vụ tác nghiệp còn thiếu; việc xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết; mức xử phạt thấp nên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó, do phối hợp hoạt động giữa các lực lượng thanh tra chuyên ngành còn chưa chặt chẽ nên có tình trạng trong một năm có nhiều đoàn thanh tra đến 1 doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, đồng bộ nhưng xử lý vi phạm còn nương nhẹ, ở tuyến huyện, xã chủ yếu là nhắc nhở, cảnh cáo.

4.1.6.4. Nguồn lực tài chính phục vụ công tác QLNN về ATTP

Nguồn lực tài chính là một trong những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về ATTP. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011 đến năm 2016, tuy đã được Chính phủ quan tâm nhưng kinh phí đầu tư cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn rất thấp. Cụ thể, kinh phí này trong giai đoạn 2001-2005 chỉ bằng 1/25 của Thái Lan (Thái Lan là 1 đô la Mỹ/người/năm; còn Việt Nam là 780 đồng/người/năm). Giai đoạn 2011-2015 bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 2.800 đồng/người/năm, trong khi tại Bắc Kinh (Trung Quốc) mỗi năm chi trên 100.000 đồng/người. Tương tự, đối với Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011-2016, số kinh phí được cấp chỉ bằng 20% (101 tỉ đồng) so với số được phê duyệt cho Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện tại, kinh phí chi cho công tác bảo đảm ATTP nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP nói riêng của tỉnh rất khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ nhất là cho công tác giám sát, kiểm nghiệm mẫu và tiêu hủy sản phẩm thực phẩm vi phạm. Ví dụ theo nhu cầu của tỉnh năm 2016 cần được cấp 950 triệu đồng phục vụ công tác này nhưng đến thời điểm này vẫn là con số 0. Những năm trước có kinh phí chương trình mục tiêu, nhưng từ năm 2015 đã cắt giảm 70% và năm nay chưa có kế hoạch và chưa được cấp. Định mức kinh phí hoạt động chỉ đủ để chi trả cho con người và điện nước, văn phòng phẩm… Số tiền xử phạt vi phạm hành chính phải nộp ngân sách Nhà nước 100%, thu phí ATTP được để lại 90% nhưng số kinh phí này rất thấp. Các khoản thu khác không có. Nguồn kinh phí eo hẹp gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức hoạt động cũng như hiệu quả của các đợt thanh, kiểm tra.

4.1.6.5. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước về ATTP

* Nguyên nhân khách quan

Việc sản xuất và chế biến thực phẩm ở quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, quy trình thực hành tốt và quản lý ATTP. Mặc dù đã có cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất an toàn nhưng vẫn còn mới và chưa được triển khai rộng khắp trong thực tế.

Nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước về tầm quan trọng của công tác kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại còn chưa đầy đủ, nên sự chỉ đạo còn thiếu kiên quyết và sát sao.

Thực phẩm liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, do vậy có tình trạng “cát cứ”, lĩnh vực của bộ nào thì bộ đó quản lý, ít quan tâm đến tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý thực phẩm; sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề “xung đột” lại né tránh, không quy định cụ thể nên việc thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, có tình trạng cục bộ về lợi ích nên một số quy định không bảo đảm tính khách quan, gây chồng chéo, cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

* Nguyên nhân chủ quan

Kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng pháp luật về ATTP nói chung và kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng còn thấp.

Nguồn nhân lực còn mỏng so với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật vẫn còn tình trạng chưa được cập nhật thường xuyên cán bộ, công chức thực thi pháp luật không biết có văn bản mới để triển khai thực hiện; nhiều địa phương, việc áp dụng văn bản pháp luật còn ở tình trạng chờ đợi cấp trên phổ biến, hướng dẫn rồi mới “chính thức” triển khai.

Công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị chức năng tại địa phương trong quản lý ATTP hiệu quả chưa cao.

Đầu tư cơ sở vất chất, trang thiết bị cho bộ cán bộ làm công tác quản lý về ATTP còn hạn chế và thiếu đồng bộ.

Cơ chế quản lý nguồn thu lệ phí và thu phạt vi phạm về ATTP chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích người thực hiện ví dụ như nộp 100% số tiền thu được vào ngân sách nhà nước.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ ATTP CỦA CHI CỤC QLTT TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2.1. Yếu tố Cơ chế chính sách

Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về ATTP, nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh có liên quan đến công tác kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại cũng đã được ban hành như: Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Hình sự, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ thực vật,... và hàng loạt các văn bản

dưới luật cũng được ban hành. Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách về ATTP thuộc phạm vi Bộ Y tế, Bộ Công Thương ban hành, quản lý đã và được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách pháp luật quy định về ATTP tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo quy định chung của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, các Thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương, Sở Công Thương và có cụ thể hóa tại địa bàn tỉnh.

Đối với mỗi hoạt động đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: Quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện. Đầu tiên là gửi hồ sơ đăng ký đến cuối cùng là cấp chứng nhận đều có quy định cụ thể làm hành lang pháp lý cho hoạt động này.

Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách về ATTP đây chính là căn cứ để thực hiện công tác QLNN về lĩnh vực này ngày càng có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, còn nhiều văn bản chồng chéo, khó triển khai, thực hiện, hỏi phải cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản từ Trung ương đến địa phương để hoạt động ATTP đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)