Công tác xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

luật về ATTP

4.1.1.1. Công tác xây dựng, các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP

Đây là một trong những công tác quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương để hoạt động về ATTP có hiệu quả.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương, Cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương, Chi cục QLTT đã kịp thời giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành.

* UBND tỉnh:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt diễn biến của thị trường, làm tốt công tác dự báo, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các năm 2014, 2015, 2016. (Các văn bản, chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 2).

* Ban Chỉ đạo 389 tỉnh:

Với vai trò là Cơ quan Thường trực tiểu ban giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục QLTT đã giúp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành Kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các năm 2014, 2015 và 2016, trong đó có công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về lĩnh vực nông nghiệp (Các văn bản, chính sách được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 3).

Hàng năm, Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh việc chỉ đạo, triển khai, tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm; tham mưu quyết định bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo và Thành viên Tiểu ban Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt

động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg, ngày 25/10/2010 và Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg, ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; ban hành Kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo từng năm;

Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm trên địa bàn tỉnh;

Hiện nay Chi cục QLTT đã xây dựng xong dự thảo và trình UBND tỉnh ban hành Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và xây dựng Dự thảo văn bản triển khai thi hành pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trình UBND tỉnh quyết định ban hành.

* Sở Công Thương tỉnh:

Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên thường xuyên phối hợp với các Phòng chuyên môn của Sở Công Thương xây dựng và trình Giám đốc Sở Công thương ký ban hành các văn bản, chính sách về công tác QLNN về ATTP (Các văn bản, chính sách của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 4)

Các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm như: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên các năm 2014, 2015, 2016 và đã được Giám đốc Sở Công Thương phê duyệt triển khai thực hiện, đặc biệt đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2015 về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sở Công thương chủ trì tham mưu giúp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định nhãn hàng hóa, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, gian lận thương mại trên thị trường.

Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng và UBND cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm không đủ điều kiện nhưng vẫn sản xuất, kinh doanh và lưu thông sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của pháp luật.

* Cục QLTT:

Các văn bản pháp luật quy định về ATTP được Cục QLTT tham gia soạn thảo, trước khi trình Cục trưởng xem xét, quyết định và đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ Công Thương thẩm định.

Chi cục QLTT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho Cục QLTT xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Chi cục QLTT còn tham mưu giúp Cục QLTT về công tác tổ chức, kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện những sai phạm, kiến nghị các giải pháp, trong đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong trinh sát, nắm bắt, kiểm tra, xử lý nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, những vụ lớn có tính chất phức tạp. Trong quá trình phối hợp triển khai, lực lượng QLTT luôn phát huy vai trò chủ lực trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát, góp phần ổn định thị trường, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại, dịch vụ và các hành vi kinh doanh trái phép khác, nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi và các giải pháp phát triển kinh tế, bình ổn thị trường (Các văn bản, chính sách của Cục QLTT về công tác QLNN về ATTP năm 2014 – 2016 được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 5)

Thông qua việc ban hành các Quyết định, Chỉ thị, các văn bản về quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh cho thấy sự quan tâm UBND tỉnh về vấn đề QLNN về ATTP. Bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu cụ thể thực hiện chiến lược quốc gia về ATTP đã đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ngoài ra, các quyết định, chỉ thị được ban hành tiếp theo đều có xu hướng phân cấp rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp của các cơ quan trong QLNN về ATTP, tạo điều kiện áp dụng dễ dàng hơn trong thực tiễn.

4.1.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản, chính sách về ATTP

Nguyên được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong quá trình thực hiện (Tình hình thực hiện mục tiêu QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở Phụ lục 4 bảng 6).

Nhìn chung, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt được. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiện nay chưa đạt được, do nhiều nguyên nhân như điều kiện trang bị cơ sở vật chất chưa tốt; sự biến động của các cơ sở thực phẩm; khó khăn trong quản lý các cơ sở quy mô nhỏ và đặc biệt khó khăn trong ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

4.1.1.3. Đánh giá các văn bản, chính sách về ATTP

Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật thông suốt đã tạo hành lang pháp lý cho công tác QLNN về ATTP. Các văn bản, chính sách về pháp luật được ban hành phải luôn phù hợp với tình hình thực tế, mang tính thực tiễn cao, đồng thời góp phần phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đánh giá các chính sách về ATTP có thể cho thấy:

Thứ nhất, văn bản 135/QLTT-NVTH ngày 19/8/2015, đây là văn bản chỉ

đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong dịp Tết Trung thu năm 2015. Qua văn bản này đã thấy rõ được sự phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các đội QLTT, từ đó đưa ra các chế tài xử lý có hiệu quả, để từng bước nâng cao hiệu quả cho công tác QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên văn bản này còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Còn thiếu các quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng cho các đối tượng cụ thể gặp không ít khó khăn.

- Luật ATTP đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thể áp dụng toàn bộ vào thực tiễn hoạt động kiểm soát ATTP. Lý do chính là Chính phủ cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn chậm trễ trong công tác soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương...) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi.

- Chưa có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện ATTP.

Thứ hai, văn bản 124/QLTT-NVTH được ban hành ngày 26/8/2014, Về

việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tổ chức tuyên truyền, ký cam kết tới các cơ sở kinh doanh.

Văn bản này đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm. Hỗ trợ các biện pháp, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên hệ thống các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ATTP còn nhiều chồng chéo gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Bên cạnh đó hoạt động kiểm soát ATTP chưa có chiến lược quản lý dài hạn nên có tình trạng văn bản ban hành chỉ để giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi các vấn đề cơ bản của công tác quản lý lại chưa được đầu tư nghiên cứu sâu để có lộ trình giải quyết.

Thứ ba, văn bản 53/QLTT-NVTH; được ban hành 17/4/2015; về việc thực

hiện “tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015.

Văn bản này đã góp phần tổ chức thực hiện tốt chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tạo bước chuyển biến mới trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng đối với công tác đảm bảo ATTP. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ATTP của các đơn vị chức năng đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên văn bản chưa mang tính thực tiễn cao nên việc triển khai thực hiện phong trào thi đua ATTP tại một số đơn vị, địa phương chưa quyết liệt. Chưa có giải pháp đồng bộ và chưa xây dựng được mô hình điểm về ATTP. Công tác tuyên truyền thực hiện chưa thường xuyên, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Vì vậy việc sản xuất, chế biến thực phẩm tại nhiều cơ sở chưa bảo đảm quy định, người tiêu dùng chưa nhận thức rõ tác hại của thực phẩm không an toàn.

Thứ tư, văn bản 72/QĐ-QLTT ban hành ngày 10/7/2015 về việc giao nhiệm

vụ tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về chất lượng ATTP và trang bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra về ATTP cho đội QLTT Cơ Động. Mặt tích cực của văn bản được thể hiện ở chỗ: Phân rõ trách nhiệm của từng cấp quản lý và đưa ra hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP. Đảm bảo quyền lợi, môi trường làm việc cho cán bộ làm công tác QLTT.

Mặt hạn chế của văn bản thể hiện ở chỗ chưa xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý của các ngành với nhau, đã có phân cấp rõ ràng nhưng thực tế vẫn còn sự quản lý chồng chéo giữa các cấp dẫn đến tạo áp lực cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nói tóm lại việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo... đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về ATTP có hiệu quả. Bên cạnh những ưu điểm mà các văn bản đã đạt được như: Đã phân công rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận làm công tác quản lý nhà nước; góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Tuy nhiên các văn bản này còn bộc lộ một số nhược điểm khi triển khai thực hiện như: Vẫn còn sự chồng chéo giữa các đơn vị quản lý; nhiều văn bản chưa có tính thực tiễn cao nên khi áp dụng hết sức khó khăn, máy móc...; các văn bản chỉ đạo đôi khi chưa mang tính thời sự, còn tình trạng vụ việc xảy rồi mới có văn bản chỉ đạo...

Như vậy, những mặt hạn chế của văn bản cần phải được khắc phục và phát huy những mặt tiêu cực của văn bản, để các văn bản luôn được hoàn thiện và phù hợp với thực tế.

Việc đánh các chính sách về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua Bảng 1 (Phụ lục 3).

Các chính sách QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Công tác QLNN về ATTP cũng đã thể hiện được sự phân công nhiệm vụ của từng ngành, cấp thực hiện. Tuy nhiên trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa gắn liền với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực con người để thực thi vì trong thực tế lực lượng cán bộ mỏng và thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, xét nghiệm. Đây chính là những rào cản cho việc hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời, sự chồng chéo trong chính sách và công tác tổ chức thực hiện dẫn đến việc QLNN về ATTP còn chưa hoàn thiện. Trong thời gian tới cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản pháp luật về QLNN về ATTP. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường tuyên truyền, nhất là với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh thực phẩm; thông tin kịp thời trên phương tiện truyền thông tên các cơ sở cung cấp sản phẩm bảo đảm an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn... cũng như cơ sở vi phạm để người dân chọn lựa, theo dõi và nắm bắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)