Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 58)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa chất

a. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Trung du ở phía Đông Bắc Việt Nam. Thái Nguyên có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2. Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu Việt Bắc cũng như của cả vùng Trung du miền núi Đông Bắc.

b. Địa hình: Về kiểu địa hình tỉnh Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ

rệt: Vùng địa hình vùng núi; vùng địa hình đồi cao, núi thấp; vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi.

c. Địa chất: Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã

phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.2. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều; vùng lạnh và vùng ấm.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản:

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng

khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân…

b. Tài nguyên đất:

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau.

c. Tài nguyên nước mặt:

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: Sông Cầu, Sông Công và Sông Dong, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

d. Tài nguyên du lịch:

Thái Nguyên với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều đoàn khách nước ngoài.

3.1.1.4. Đặc điểm về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên

a. Đặc điểm về kinh tế tỉnh Thái Nguyên

* Công nghiệp:

Kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần.Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép

được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Bảng 3.1. Danh mục các Khu công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

STT Tên KCN Vị trí KCN Quy mô (Ha)

1 KCN Sông Công I TX. Sông Công (xã Tân Quang) 220 2 KCN Sông Công II TX. Sông Công (xã Tân Quang) 250

3 KCN Nam Phổ yên Huyện Phổ Yên 200

4 KCN Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200

5 KCN Quyết Thắng TP.Thái nguyên 200

6 KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015)

* Nông nghiệp:

Năm 2016, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung của tỉnh. Giá trị sản xuất ngành đạt 12.158 tỷ đồng, vượt 0,3% kế hoạch giao. Sản lượng lương thực đạt 469,4 nghìn tấn, bằng 107,9% kế hoạch. Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 88,2 triệu đồng/ha, bằng 100,2% kế hoạch. Diện tích trồng rừng tập trung đạt trên

7.300ha, bằng 138% kế hoạch, ổn định độ che phủ rừng trên 50%. Diện tích trồng mới, trồng lại chè đạt 1.273ha, bằng 127,3% kế hoạch.

Bên cạnh đó, đàn gia súc, gia cầm phát triển khá mạnh. Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung trang trại quy mô lớn với 752 trang trại, gia trại. Chăn nuôi hộ gia đình chuyển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến và có kiểm soát. Diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản vượt kế hoạch giao và có bước phát triển đáng kể.Trong đó, nuôi cá lồng trên các hồ chứa phát triển mạnh với số lồng và thể tích nuôi tăng 6 lần so với năm 2015.

Ngành NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cần thực hiện trong thời gian tới như: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ, đảm bảo lợi ích cho người dân và cải tạo đất đai; từng bước hình thành các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo môi trường; tăng cường giải pháp quản lý, kiểm soát công tác giết mổ, mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; chủ động đề xuất các phương án sản xuất hiệu quả,… nhằm đưa nền nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển hiệu quả và bền vững.

* Thương mại:

Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn. Theo phân loại, có hai chợ loại 1,7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3. Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5%. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ) và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang.

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm của tỉnh Thái Nguyên 2011-2014 và kế hoạch năm 2015 đạt 12%, so với kế hoạch đề ra là 12-13%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước và các địa phương trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, trong đó tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng

tăng 17,91%, vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tăng 7,98% không đạt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,04% vượt kế hoạch đề ra. Năm 2014 và kế hoạch năm 2015 dự kiến có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay do có yếu tố năng lực mới tăng thêm đột biến là tổ hợp công nghệ cao Samsung và dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, dự ước tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 20%, kế hoạch năm 2015 đặt mục tiêu tăng 15%.

b. Đặc điểm về xã hội tỉnh Thái Nguyên

* Đặc điểm về dân số

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 79 người/km2, cao nhất là Thành phố Thái Nguyên với mật độ 1,848 người/km2. Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2015 được chi tiết ở bảng 3.2. sau đây:

Bảng 3.2. Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2015

Phân theo đơn vị cấp huyện Số đơn vị hành chính (đơn vị) Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn tỉnh 180 3,526.64 1,238,785 351 TP Thái Nguyên 27 170.53 315,196 1,848 TP Sông Công 11 96.71 66,054 683 TX Phổ Yên 18 258.89 171,307 662 Huyện Định Hoá 24 513.51 88,175 172 Huyện Võ Nhai 15 839.43 66,674 79 Huyện Phú Lương 16 367.62 107,409 292 Huyện Đồng Hỷ 18 454.40 114,300 252 Huyện Đại Từ 30 573.35 164,730 287 Huyện Phú Bình 21 252.20 144,940 575

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015)

* Đặc điểm về phân bổ lao động

- Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số tập trung đông là Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên.

- Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ. - Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.

- Lao động làm việc trong các ngành tạo việc làm mới được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.3. Phân bổ lao động trong các ngành nghề qua các năm

Đơn vị tính: Người

Năm

Hạng mục 2014 2015 2016

Số lao động đang làm việc 631.217 648.495 665.652 Số lao động nông, lâm, thủy sản 445.449 450.145. 454.840 Số lao động công nghiệp và xây dựng 78.170 87.404 96.637

Số lao động dịch vụ 107.598 110.947 114.175

Số lao động được tạo việc làm 15.000 16.250 16.500 Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên (2015)

* Đặc điểm về giáo dục, văn hoá, y tế

- Giáo dục: Năm học 2010-2011 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 209 trường mầm non, huy động 57.740 trẻ mẫu giáo ra lớp; 441 trường phổ thông trong đó có 226 trường tiểu học với 81.151 học sinh; Trung học cơ sở 178 trường với 59.668 học sinh; 31 trường THPT với 37.237 học sinh.

Thái Nguyên đã được công nhận là tỉnh hoàn thành phổ cập tiểu học năm 2002 và trung học cơ sở năm 2004. Tính đến thời điểm hết năm 2016 có 515/677 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 76,07%. Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước, đứng thứ 3 sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 8 trường đại học, 13 trường cao đẳng và 7 trường trung cấp chuyên nghiệp. Số lượng Cơ sở giáo dục, giáo viên, học viên giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua Bảng 3.4.

- Văn hoá: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh. Tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã có 79,9 % hộ gia đình, 42% xóm phố số được công nhận “Gia đình văn hoá”, “xóm phố văn hoá”.

Hiện toàn tỉnh có 3 nhà văn hoá thông tin cấp tỉnh, 9 nhà văn hoá thông tin cấp huyện và 1.135 nhà văn hoá cấp cơ sở tại 46,1% số làng, bản, khối phố trong

tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 Bảo tàng: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc-Quân khu I, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Nhà trưng bầy ATK Định Hoá.

Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều đã có điểm “Bưu điện văn hoá”. Báo chí được chuyển phát đến ngay trong ngày. Hiện nay 100% các xã trong tỉnh đã được phủ sóng phát thanh - truyền hình.

Bảng 3.4. Số lượng Cơ sở giáo dục, Giáo viên, Học viên giai đoạn 2014 – 2016

Năm, Hạng mục 2014 2015 2016

- Trường Đại học (Trường) + Số lượng giáo viên (người) + Số lượng học viên(người)

5 6 6

1.682 1.824 1.840

49.942 60.201 61.483 - Trường Cao đẳng (trường)

+ Số lượng giáo viên (người) + Số lượng học viên(người)

13 13 13

1.420 1.636 1.668

14.315 27.337 27.483 - Trường Trung học (trường)

+ Số lượng giáo viên (người) + Số lượng học viên (người)

3 3 3

131 127 125

16.237 18.643 16.196 - Cơ sở day nghề (Cơ sở )

+ Số lượng giáo viên (người) + Số lượng học viên (người)

20 22 24

137 151 215

14.674 12.651 12.512 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015)

- Y tế: Tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 541 cơ sở y tế với 4.371 giường bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân (Trong đó có 21 bệnh viện y tế, 26 phòng khám đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã, phường). Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống y tế quân đội gồm Bệnh viện 91 và các bệnh xá ở các đơn vị.

Về chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ: Đến nay tính trên 1 vạn dân đã có 38,0 giường bệnh, 10,8 bác sỹ; phần lớn trạm y tế xã, phường đều đã có bác sỹ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,3%. Các cơ sở y tế nhà nước đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, dự ước đến hết năm 2010 đã có 136/180 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các Chương

trình y tế quốc gia trên địa bàn được triển khai theo đúng kế hoạch. Công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1), H1N1, dịch tiêu chảy cấp ở người trên địa bàn tỉnh được triển khai và duy trì thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)