Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 123)

THỰC PHẨM CỦA CHI CỤC QLTT TỈNH THÁI NGUYÊN

4.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

4.3.1.1. Quan điểm chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về ATTP

Thứ nhất, khẳng định vai trò quan trọng của an toàn thực phẩm trong hoạt

động thương mại (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm). Các tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thực phẩm an toàn, các thực phẩm đã được đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, bảo đảm tính minh bạch của thị trường thực phẩm, cung cấp đủ số

lượng, bảo đảm chất lượng, giá bán và tránh tình trạng đầu cơ độc quyền gây lũng đoạn thị trường thực phẩm.

Thứ ba, huy động sự tham gia của các thành phần khác nhau vào việc quản

lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thực phẩm an toàn.Việc tăng cường QLNN về ATTP phải được diễn ra thường xuyên, liên tục và đồng bộ.

4.3.1.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Thứ nhất, xã hội hóa công tác giám sát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là

nâng cao vai trò quản lý ở cấp cơ sở. Phát huy tinh thần giám sát và tự giác của người dân khi phát hiện hàng thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng.

Thứ hai, tổ chức sắp xếp lại thị trường thực phẩm (từ khâu sản xuất – kinh

doanh) theo hướng giảm số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán manh mún, nhỏ lẻ, phát triển các hệ thống có quy mô lớn, phân phối, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tập trung hướng đến xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải tuân theo quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa…

Thứ ba, phối hợp hoạt động thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cấp, các ngành và chính quyền cơ sở nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thực phẩm, góp phần ổn định thị trường nội địa.

Thứ tư, giảm thiểu việc sử dụng các chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn

nuôi; các hành vi vi phạm về ATTP; và giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm.

Thứ năm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, các chất phụ gia thực

phẩm có nguồn gốc sinh học thân thiện, ít độc hại và không tồn dư trong thực phẩm và môi trường.

Thứ sáu, nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm về ATTP đối với mỗi

cơ sở, mỗi người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm.

4.3.1.3. Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Một là, xây dựng bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP hiệu quả,

bảo đảm đủ về số lượng và giỏi về chuyên môn. Phân cấp, phân quyền và quy định rõ trách nhiệm tránh chồng chéo giữa các cơ quan chức năng tham gia quản lý nhà nước về ATTP và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Hai là, hoàn thiện và triển khai thực thi hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật nhanh chóng và đồng bộ. Các văn bản quy phạm pháp luật cần nêu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV.

Ba là, xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử, yêu cầu các cơ quan chức

năng thường xuyên cập nhật kiến thức về ATTP, kiến thức pháp luật, danh mục các chất được phép sử dụng, các chất cấm sử dụng. Các công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có trách nhiệm phải công khai các thông số kỹ thuật, nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm… để đảm bảo có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Bốn là, nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các

nhóm đối tượng. Mục tiêu:

Đến năm 2017: 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người quản lý (bao gồm Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; lãnh

đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm), 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATVSTP.

Đến năm 2018: 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 100% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức về thực hành đúng về ATVSTP.

Năm là, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Đến năm 2016: 80% các huyện, thành phố hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về ATVSTP và thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về ATTP tại tỉnh.

Đến năm 2020: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy hệ thống quản lý ATVSTP bảo đảm tính chuyên trách từ tỉnh đến huyện, xã.

Sáu là, cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở

sản xuất, chế biến thực phẩm.

Đến năm 2018: 80% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATVSTP như GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000…đạt ít nhất 30%; có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này; triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thuỷ sản tiêu thụ nội địa).

Đến năm 2020:100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATVSTP như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000…đạt ít nhất 70%; 40% cơ sở chế biến nông sản, 60% cơ sở chế biến thuỷ sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về ATVSTP; 40% cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thuỷ sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo ATVSTP và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (quy phạm vệ sinh chuẩn); 60% vùng nuôi thuỷ sản tập trung thâm canh; 60% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hoá chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

Bẩy là, cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Mục tiêu:

Đến năm 2017: 40% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 80% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; 100% siêu thị được kiểm soát ATVSTP; 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATVSTP (không bao gồm chợ tự phát).

Đến năm 2018: 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, 80% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATVSTP (không bao gồm chợ tự phát).

Tám là, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Mục tiêu:

Đến năm 2018: Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên. Tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận giảm xuống còn dưới 08 trường hợp/100.000 dân.

Đến năm 2020: Giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên. Tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận giảm xuống còn dưới 07 trường hợp/100.000 dân.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong thời gian qua cũng đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc từ Trung ương cho đến các địa phương; thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội, người tiêu dùng. Có thể nói rằng công tác đảm bảo về ATTP chưa bao giờ cấp bách như hiện nay. Để nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP thì những vấn đề hiện nay là phải hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp quy ATTP; tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm ATTP cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng. Công tác thanh kiểm tra, giám sát cả quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, công tác tăng cường nguồn nhân lực, đầu tư về cơ sở vật chất cũng phải được coi trọng. Vì vậy, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về ATTP chính là vấn đề cấp bách cần thực hiện.

4.3.2. Giải pháp tăng cường QLNN về ATTP của chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

4.3.2.1. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác QLNN về ATTP

Hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP chưa hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra. Do vậy, cần:

- Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành ATTP tại các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ của Chi cục QLTT và các Đội QLTT.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành ATTP hàng năm nhằm đáp ứng được khối lượng công việc và phù hợp với mức độ gia tăng, phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Bổ sung các chức danh còn thiếu đối với Chi cục QLTT.

- Bổ sung đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên cho các bếp ăn tập thể.

- Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ quản lý ATTP.

- Đào tạo nâng cao năng lực kiển nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị.

- Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ATTP trong những trường hợp khẩn cấp.

- Tăng cường phân cấp quản lý; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong quản lý ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra

- Chuẩn hoá các chức danh, kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục QLTT tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, theo hướng dẫn Thông tư số 34/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 27/10/2015 về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của QLTT địa phương.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cấp huyện về an toàn thực phẩm.

- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về ATTP.

- Công tác thanh kiểm tra cần được xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về tần suất/năm và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn.

+ Đối với cơ sở sản xuất chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên.

+ Đối với các lễ hội có ăn uống cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc ăn uống.

- Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở. Cụ thể:

+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chưa được quản lý ATTP; đưa các cơ sở này vào diện quản lý về ATTP.

+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng ATTP của thực phẩm chế biến đưa từ tỉnh ngoài vào thị trường trong tỉnh, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở nhỏ, chưa có thương hiệu.

- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra ATTP. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trường hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.

4.3.2.3. Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ QLNN về ATTP

* Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ QLNN về ATTP

- Nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc, kiểm tra, thanh tra, bổ sung trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm hiện tại đáp ứng yêu cầu trở thành các phòng kiểm chứng cấp quốc gia.

- Bổ sung trang thiết bị cần thiết cho lực lượng QLTT để tăng cường QLNN về ATTP, nhằm thu nhập nhanh và chính xác thông tin, mẫu thực phẩm, mẫu thức ăn nghi ngờ mất ATTP.

- Xây dựng cơ chế gắn kết các phòng kiểm nghiệm trong ngành; tận dụng trang thiết bị, tay nghề kiểm nghiệm viên, hiệu quả sử dụng thiết bị, máy móc … của các phòng kiểm nghiệm.

* Tăng nguồn kinh phí phục vụ QLNN về ATTP

Nguồn kinh phí phục vụ QLNN về ATTP là từ nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây nguồn kinh phí này đã được tăng lên đáng kể, song so với thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay thì nguồn kinh

phí vẫn là eo hẹp. Để tăng nguồn kinh phí phục vụ QLNN về ATTP thì cần phải tranh thủ các nguồn tài chính nội lực và ngoại lực (Nội lực là từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP, từ nguồn kinh phí cho công tác ATTP hàng năm ở cấp tỉnh...; Ngoại lực: Các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATTP).

4.3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, giáo dục, truyền thông

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, giáo dục, truyền thông được coi là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong các hoạt động QLNN về ATTP.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm truyền đạt cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về nội dung chính sách pháp luật về ATTP, đồng thời triển khai thực hiện theo mục đích, nội dung các văn bản quy định quy định.

Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về ATTP, các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thi tìm hiểu về ATTP để thông qua đó tuyên truyền các kiến thức về ATTP.

Kết hợp thường xuyên với cơ quan báo chí, đài truyền hình, đặt biệt là hệ thống phát thanh xã, phường để công tác ATTP luôn được cập nhật. Huy động chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)