Thời gian qua, Việt Nam luôn có chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, bằng việc khuyến khích tổ chức, người dân sử dụng thẻ thanh toán và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Nhà nước, đại diện là Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo hành lang pháp lý để phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời đảm bảo sự vận hành trong khuôn khổ quy định đối với hoạt động ATM. Một vấn đề đang diễn ra là đã đưa ra lộ trình đổi toàn bộ thẻ từ sang thẻ chip nhằm an toàn cho khách hàng.
Tuy nhiên, công tác phát hành thẻ ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua nổi lên một số vấn đề quan tâm sau:
Một là, các NHTM đều nhận thức rõ về việc thực hiện đề án TTKDTM
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, về vai trò, lợi ích của việc phát triển dịch vụ thẻ đem lại, không chỉ hạch toán đơn thuần của nghiệp vụ thẻ, mà cho phép thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng mới, bán chéo các sản phẩm khác, từ huy động vốn, thấu chi, cho vay tiêu dùng, chuyển tiền và các dịch vụ khác. Vì vậy lên kế toán quả trị phải bám sát hơn nữa sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng để dự báo cho sự phát triển sản phẩm thẻ dịch vụ thẻ.
Hai là, khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai đó là thói quen sử dụng
tiền mặt của người dân. Bởi vậy, về phía Chính phủ cần chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng dịch vụ TTKDTM; đồng thời có các giải pháp đồng bộ, chuyển động thực sự trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, như: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, học phí, viện phí, nước sạch, cước phí giao thông, truyền hình cáp, thu thuế… phối hợp với các NHTM triển khai mạnh mẽ các biện pháp TTKDTM.
Kế toán quản trị phải cung cấp thông tin chính xác và đề ra các phương án tiếp cận với các đơn vị liên quan để lên kế hạch cho thanh toán qua tài khoản gia tăng như thanh toán các sản phẩm dịch vụ trên qua tài khoản thẻ không qua tiền mặt để hạn chế dần và tạo thói quen.
Ba là, về quản lý, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên có… đề xuất ban
hành, có chế tài cụ thể, mạnh hơn về việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các cơ quan, đơn vị thụ hưởng nguồn ngân sách nhà nước, thanh toán qua Kho bạc nhà nước, hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp, quy định về giải ngân vốn vay không được sử dụng tiền mặt. Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành chế tài đối với các nơi bán hàng và cung ứng dịch vụ từ chối thanh toán thẻ, hay thu thêm phí thanh toán thẻ của khách hàng.
Bốn là, do tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư còn lớn, doanh nghiệp cũng
muốn thanh toán bằng tiền mặt để trốn thuế và không tốn các chi phí khác, do đó các NHTM cần phải kiên trì và có nhiều giải pháp tiếp thị, đưa ra các sản phẩm thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, như: sinh viên, giới trẻ, công nhân, viên chức, người làm kinh doanh… với đa dạng các kênh tiếp thị khác nhau.
Hiện nay các NHTM đã nắm bắt được xu hướng nói trên và đang chủ động ứng dụng công nghệ, phối hợp với các tổ chức và đơn vị có liên quan, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và của NHNN, nhưng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành có liên quan.
Phát triển thị trường thẻ NH là một trong những giải pháp để tiến tới mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta.
Nhìn lại thời điểm được coi là khởi đầu vào năm 2003, khi thị trường xuất hiện 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM là Connect 24 của Vietcombank và F@asAcess của Techcombank thì tổng số lượng thẻ phát hành (bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) mới đạt 234.000 thẻ. Nhưng đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ đã rất cao, có những năm dạt trên 300%.
Theo thời báo ngân hàng ngày 22/03/2019 Hội thẻ ngân hàng việt nam tổ chức hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng và tổng hợp cho thấy hoạt động thẻ năm 2018 là khá thành công.
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ số thẻ theo các năm của các ngân hàng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2018/2017 (%)
Số lượng % Số lượng % Số lượng thẻ đang lưu hành(cái)
Thẻ nội địa 67.958.170 89 75.509.026 87 111 Thẻ quốc tế 9.156.425 11 10.789.382 13 117 TỔNG 77.174.595 86.298.408 11 Doanh số sử dụng thẻ, bao gồm cả DS RTM (tỷ đồng) Thẻ nội địa 1.986.812 87 2.030.964 83 102 Thẻ quốc tế 291.736 13 420.226 17 144 TỔNG 2.278.549 2.451.190 108
Doanh số thanh toán thẻ, bao
gồm cả DS RTM (tỷ đồng)
Thẻ nội địa 2.013.764 85 2.526.744 83 125
Thẻ quốc tế 366.521 15 531.234 17 145
TỔNG 2.380.286 3.057.978
Doanh số thanh toán thẻ, không
bao gồm cả DS RTM (tỷ đồng)
Thẻ nội địa 241.097 53 280.068 48 116
Thẻ quốc tế 212.641 47 305.098 52 145
TỔNG 453.741 588.166 130
Hoạt động phá triển mạng lưới
(cái) ATM 17.649 18.434 104 POS 236.722 91 218.427 71 92 mPOS 13.885 5 27.565 9 199 QR 8.178 3 57.969 19 709 Ecom 1.160 0,4 2.525 0,8 228 Tổng số lượng DVCNT không tính ATM 259.945 100 305.486 100 118
Tính đến cuối năm 2018, số lượng thẻ đang lưu hành đạt trên 86 triệu thẻ, tăng trưởng 12% so với năm 2017. Trong đó, thẻ quốc tế tăng trưởng cao hơn so với thẻ nội địa, ở mức 17% so với 11%. Do đó, tỷ trọng về số lượng thẻ đang lưu hành cũng có sự thay đổi, với thẻ quốc tế từ chiếm 11% đã tăng lên 13%. Tuy nhiên, lượng thẻ nội địa vẫn chiểm tỷ trọng lớn, đến cuối năm 2018 là 87%.
Nhưng, cũng trong năm 2018, tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tiếp tục giảm xuống mức thấp, chỉ đạt 8% so với năm 2017 (tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 22% và năm 2017 là 12%), giá trị đạt trên 2,45 triệu tỷ đồng, bao gồm cả doanh số rút tiền mặt. Đặc biệt trong đó, doanh số sử dụng thẻ nội địa chỉ tăng trưởng 2%. Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ quốc tế tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 44% trong năm 2018 và với kết quả này, doanh số sử dụng thẻ quốc tế chiếm tỷ lệ 17%, từ mức 13% của năm 2017.
Cơ cấu về tỷ trọng doanh số sử dụng của thẻ quốc tế tăng dần qua các năm và đạt 17% năm 2018. Thẻ nội địa vẫn được sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt (tỷ trọng doanh số rút tiền mặt vẫn ở mức cao 94%).
Về doanh số thanh toán thẻ, tổng giá trị năm 2018 đạt gần 3,058 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với 2017. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng cao hơn thẻ nội địa (45% so với 25%) và đạt tỷ trọng 17% vào cuối năm 2018. Doanh số thanh toán chi tiêu tăng trưởng nhanh hơn ở mức 30%. Tỷ trọng doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng từ 15% năm 2017 lên 17% năm 2018. Tỉ trọng doanh số rút tiền của thẻ nội địa trên tổng doanh số rút tiền mặt giảm nhẹ 1%. 91% doanh số rút tiền đến từ thẻ nội địa.
Đáng chú ý, tổng số lượng đơn vị chấp nhận thẻ đang lưu hành trên thị trường đạt 304.486 đơn vị, tăng trưởng 17%. Nhưng trong đó, số lượng ATM lưu hành trên thị trường đến hết năm 2018 đạt 18.434 máy, tăng 4% so với năm 2017. Trong khi đó, số lượng máy POS có xu hướng giảm (-8%).
Theo báo cáo, số lượng POS có xu hướng giảm do sự phát triển của các hình thức thanh toán mới trên thị trường bắt đầu từ năm 2017 như Ecom (thương mại điện tử), QR, mPOS có tốc độ tăng trưởng về số lượng rất cao trong năm 2018.