2.1.3.1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị cho phát triển dịch vụ thẻ
Thẻ ngân hàng vừa là sản phẩm, vừa mang tính chất dịch vụ của ngân hàng nên việc phát hành thẻ không chỉ đem lại tiện ích cho xã hội, cho người sử dụng thẻ, mà mang lại cả lợi ích cho ngân hàng.
Do nhu cầu thanh toán của các đối tượng khách hàng khác nhau do có sự khác biệt về giới, độ tuổi, mức thu nhập, xu hướng tiêu dùng…, nên việc phát hành loại thẻ nào, hạn mức thanh toán, phạm vi và thời gian sử dụng có tính quyết định đến hiệu quả của việc phát hành thẻ nói chung.
Mỗi ngân hàng, tùy thuộc vào điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn lực khả năng con người, khả năng công nghệ, khả năng vốn và đặc điểm địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng… mà có chiến lược kinh doanh khác nhau, trong đó có nội dung phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ thanh toán.
Việc phát hành thẻ đều phát sinh các chi phí liên quan đến quảng bá, giới thiệu sản phẩm thẻ; các chi phí vật chất tạo ra sản phẩm, chi phí giao dịch trong thanh toán… Đặc biệt đối với thẻ công nghệ cao, vừa có nhiều tiện ích, độ bảo mật và tính an toàn cao thì đòi hỏi các chi phí phải nhiều hơn. Chính vì vậy, việc phát hành mỗi loại thẻ với số lượng là bao nhiêu, cho đối tượng nào… cần phải có những thông tin, để các nhà quản lý phát triển thẻ sử dụng trong việc quyết định phát hành các loại thẻ. Các thông tin đảm bảo độ tin cậy sẽ vừa nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ của khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ thẻ có thể làm tăng doanh thu, lượng tiền giao dịch qua ngân hàng, đồng thời ngân hàng thu được các khoản phí theo quy định, cũng làm tăng nguồn thu, gia tăng lợi ích, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Như vậy, để phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ cần rất nhiều thông tin từ bên ngoài, thông tin nội bộ ngân hàng; các thông tin kinh tế và phi kinh tế, trong đó có thông tin liên quan đến khách hàng và các chi phí, thu nhập từ hoạt động của các loại dịch vụ thẻ.
Các loại thông tin trên được thu thập bằng nhiều nguồn, cách thức khác nhau và được phân tích để sử dụng làm căn cứ cho việc phát hành thẻ, trong đó thông tin kế toán nói chung, thông tin kế toán quản trị nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Các thông tin kế toán luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan nên có độ tin cậy cao. Để có các nguồn thông tin này, các ngân hàng cần tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, coi trọng hệ thống kế toán quản trị để đáp ứng các nhu cầu về thông tin nói chung, thông tin cho việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng.
Thẻ ngân hàng là sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đem đến lợi ích cho khách hàng và nền kinh tế, tuy nhiên thông qua lợi ích đó ngân hàng cũng thu được lợi ích, nhờ thu hút được khách hàng và tăng được các giao dịch. Việc phát hành thẻ sẽ làm phát sinh chi phí cho ngân hàng. Chính vì vậy, để hoạt động phát hành thẻ mang lại hiệu quả cần phải dựa vào nhiều nguồn thông tin, trong đó thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng.
2.1.3.2. Nội dung thông tin kế toán quản trị cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh, mọi quyết định đều có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp hay tổ chức. Một quyết định đúng sẽ làm tăng lợi ích cho doanh nghiệp, ngược lại các quyết định sai lầm sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho đơn vị và nếu trầm trọng có thể đưa đến phá sản. Hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng luôn chịu áp lực cạnh tranh và tiềm ẩn mọi rủi ro. Khi thiếu thông tin, các quyết định của nhà quản trị dễ mắc sai lầm và doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả. Trong lĩnh vực ngân hàng, các quyết định liên quan đến lãi suất ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn và cho vay. Các quyết định liên quan đến các khoản tín dụng khi cho vay nếu thiếu thông tin, hoặc phân tích thông tin không đầy đủ sẽ là nguyên nhân đưa đến các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi.
Nói một cách đầy đủ hơn, các quyết định liên quan đến kinh tế cần phải dựa trên những thông tin kinh tế, thị trường và khách hàng… Đây là những thông tin chủ yếu do kế toán cung cấp. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán để thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị kế toán, trên cơ sở vân dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp nhà quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất.
Để thu nhận, xử lý thông tin, kế toán phải thông qua một hệ thống các phương pháp khoa học, đồng thời phải tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Cùng với việc tổ chức bộ máy, các đơn vị cũng cần phải có đội ngũ làm công tác kế toán hiểu biết chuyên sâu chuyên môn, nghiệp vụ và được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng. Nói cách khác, công tác kế toán của đơn vị phải có sự kết hợp giữa tổ chức bộ máy và tổ chức con người làm kế toán một cahs chuyên nghiệp.
Như vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tại đơn vị, trên cơ sở thực hiện các phương pháp kế toán khoa học, thực hiện các nguyên tắc kế toán cơ bản… không chỉ đáp ứng các yêu cầu hạch toán, mà quan trọng hơn là cung cấp các thông tin đáp ứng nhu cầu của các đối tượng và các cấp quản lý trong đơn vị.
Do chức năng của kế toán tài chính chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài nên các đơn vị cần kết hợp tổ chức hệ thống kế toán quản trị, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị nội bộ. Kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và cụ thể liên quan đến kinh tế, tài chính của đơn vị, từ đó giúp cho lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng.
Kế toán quản trị cũng đề cập, phản ánh tất cả các hoạt động liên quan, bao gồm cả nội dung kinh tế và nội dung phi kinh tế. Nói khác đi, kế toán quản trị cũng phải thực hiện chức năng thu nhận, xử lý, phản ánh và cung cấp thông tin ở tất cả các nội dung nhưng mức độ phải chi tiết, cụ thể theo từng khâu, từng bộ phận, lĩnh vực, sản xuất nhất định. Như vậy, kế toán quản trị cũng phải giám sát, phản ánh tình hình hàng tồn kho, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tình hình doanh thu, công tác bán hàng, xác định kết quả kinh doanh…trong doanh nghiệp. Ngoài các nội dung trên đây. Kế toán quản trị còn phải phản ánh thành quả của các cá nhân, bộ phận theo quyền hạn và trách nhiệm khi được phân cấp. Đây là nội dung hết sức quan trọng trong quản lý cần phải có thông tin phản ánh một cách trung thực và khách quan thông qua chức năng của kế toán quản trị.
Hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng luôn phải thay đổi và liên tục phát triển theo sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng càng ngày càng phát triển, đã tạo một ngành công nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ đòi hỏi ngày càng hoàn thiện, trên nền tảng ứng dụng công nghệ ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của những nghiệp vụ cơ bản thì hàng loạt các dịch vụ mới tiện ích đã ra đời, như: dịch vụ bảo lãnh L/C, nghiệp vụ thuê mua, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, chiết khấu hối phiếu… và đặc biệt là việc phát hành các loại thẻ thanh toán. Cũng như các quyết định hoạt động khác, hoạt động phát hành thẻ thanh toán của ngân hàng cũng cần phải có thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán quản trị. Trên cơ sở có đầy đủ các thông tin trên, việc phát triển thẻ không chỉ đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho từng đối tượng, mà còn tiết kiệm chi phí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Qua thực tế hoạt động và quản lý, các thông tin kế toán quản trị cần được cung cấp làm cơ sở cho các quyết định phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng, gồm:
- Các thông tin liên quan đến khách hàng: thông tin về giới tính, độ tuổi, ngành nghề, khả năng tài chính, sở thích tiêu dùng…. Những thông tin này được thu thập từ các nội dung liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của khách hàng, nó giúp các nhà quản trị nắm cụ thể tình hình khách hàng để có quyết định liên quan thích hợp.
- Các thông tin liên quan đến chi phí cho phát hành thẻ cho từng loại thẻ: chi phí vật tư, lao động, chi phí quảng bá, giới thiệu và các chi phí liên quan khác…
- Các thông tin liên quan đến các giao dịch qua dịch vụ thẻ của khách hàng: liên quan đến từng loại thẻ, từng đối tượng khách hàng, nội dung thanh toán, mức giao dịch một lần…
- Các thông tin về doanh thu qua hoạt động dịch vụ thẻ, các khoản phí… cũng như các khoản lợi ích mà ngân hàng thu được qua hoạt động dịch vụ thẻ: liên quan đến từng loại thẻ phát hành, các đối tượng khách hàng…
Sản phâm dịch vụ thẻ là một trong các sản phẩm kinh doanh bán lẻ có hiệu quả của ngân hàng, không chỉ dừng lại ở tính mang lại lợi nhuận mà sản phẩm dịch thẻ còn là một hình ảnh mà khách hàng gần như biết đến ngân hàng đầu tiên và đơn thuần nhất. Để phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ có hiệu quả và kinh tế nhất thì việc sử dụng thông tin kế toán quả trị để phát triển là điều không thể thiếu và việc áp dụng như thế nào cũng rất quan trọng với ngân hàng.
Ngoài các thông tin trên, ngân hàng cũng cần quan tâm, nắm bắt tình hình kinh tế tại địa bàn hoạt động hay mức độ sử dụng thẻ ngân hàng của các tầng lớp dân cư. Các thông tin về trình độ học vấn, tập tục thói quen tiêu dùng của dân cư tại địa bàn… Từ đó, giúp nhà quản trị của ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý trong việc phát hành, phát triển thẻ cho các đối tượng một cách hiệu quả nhất.
Các thông tin kế toán quản trị đưa ra trên cơ sở dự báo về tương lai cho sự phát triển của địa bàn như: sự phát triển khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng… cũng là nội dung quan tâm vì nó có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của sản phẩm dịch vụ thẻ trong tương lai.
Như vậy, để có thông tin kế toán chất lượng, tin cậy cần phải tổ chức tốt công tác kế toán, bao gồm cả kế toán tài chính, kế toán quản trị, trong đó tính đầy đủ và chất lượng thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nội dung thông tin kế toán quản trị cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ cụ thể cho từng đối tượng như sau như sau:
- Thứ nhất, đối với thẻ ghi nợ nội địa (bao gồm thẻ ATM Etran, Harmony, thẻ sinh viên…), để phát hành thẻ nhà quản trị cần được cung cấp những thông tin chủ yếu sau:
+ Chi phí phải trả trung tâm thẻ cho 01 thẻ;
+ Chi phí phả trả cho nhân viên khi thực hiện phát hành thẻ; + Chi phí tiếp thị mô giới nếu có;
+ Chi phí chăm sóc khách hàng;
+ Tiền lãi không kỳ hạn thu được từ việc mởi tài khoản thẻ;
+ Tiền phí thu được từ khách hàng sử dụng dịch vụ khi mở tk thẻ như BSMS, Smarbaking…
+ Tỷ lệ tăng nền khách hàng mới là bao nhiêu có đáp ứng chỉ tiêu trung ương giao
+ Tỷ lệ tăng nền số thẻ phát hành ra
+ Phí thường niên thu được thẻ là bao nhiêu một năm + Lợi nhuận thu được từ thẻ của khách hàng là bao nhiêu…
Tất cả các thông tin trên nhà quản trị sẽ được cung cấp bằng nhiều hình thức khác nhau như báo cáo cáo của hệ thống, các thông tin bên ngoài do nhân viên cung cấp từ đó nhà quản trị xây dựng kế hạch, kiểm tra, đánh giá và cho ra quyết định có phát hành thẻ hay không. Tuy nhiên, nhiều thông tin được cung cấp từ bộ phận kế toán và do KTQT thực hiện.
- Thứ Hai, phát hành thẻ ghi nợ quốc tế (bao gồm thẻ Master các loại), đây là loại thẻ khách hàng chi tiêu trên số tiền có trong tài khoản của mình và sử dụng thẻ đi thanh toán như thẻ visa. Để phát hành loại thẻ này, nhà quản trị cần cung cấp những thông tin như thẻ ghi nợ nội địa, còn cần có các thông tin quan trọng, như:
+ Độ tuổi và giới tính của khách hàng; + Thu nhập của khách hàng;
+ Khả năng sử dụng tiện ích thẻ của khách hàng; + Mức chi tiêu thẻ của khách hàng…
- Thứ ba, phát hành thẻ Visa. Đây là loại thẻ mang tính chất tín dụng, tức là khách hàng tiêu trước trả sau nên hồ sơ phát hành thẻ của khách hàng phức tạp hơn, cần nhiều thông tin hơn hồ sơ phát hành thẻ ghi nợ. Khi đó, nhà quản trị, ngoài các thông tin liên quan đến phát hành hai loại thẻ trên, còn cần phải thu thập thêm các thông tin, như:
+ Thu nhập hàng tháng của khách hàng; + Đơn vị công tác;
+ Tổng dư nợ hiện tại tại các tổ chức tín dụng (tra trên CIC); + Tài sản thế chấp nếu có;
+ Phí thu được khi khách hàng chi tiêu…
Rất nhiều yếu tố mà nhà quản trị cần phải thu thập đầy đủ và chính xác để có được quyết định cuối cùng có phát hành thẻ hay không. Và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng mà khách hàng đó mang lại khi đi vay tín dụng, gửi tiết kiệm,… từ đó mà có quyết định cuối cùng cho việc phát hành thẻ.
- Thứ tư, đối với dịch vụ thẻ: như dịch vụ lắp POS cho các DVCNT. Nhà quản trị cần có các thông tin kế toán sau:
+ Loại hình kinh doanh của DVCNT; + Mặt hàng kinh doanh củ DVCNT; + Vị trí của DVCNT;
+ Doanh thu một ngày của DVCNT; + Tỷ lệ phí thu được từ DVCNT; + Chi phí cho việc lắp đặt 01 POS;
+ Chi phí cho việc duy trì bảo dưỡng hoạt động của POS; + Lợi ích mang lại từ việc lắp đặt POS…
Từ các thông tin trên về việc lắp đặt POS nhà quản trị từng bước phân tích xây dưng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá DVCNT từ đó đưa ra quyết định có lắp POS hay không.
Nói tóm lại, để phát hành thẻ ngân hàng đem lại lợi ích cho khác hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng phải cần nhiều thông tin, trong đó thông tin do kế toán cung cấp luôn là nguồn chính thống và có độ tin cậy cao.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin KTQT cho phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng
Những nhân tố chủ quan, bao gồm:
- Trình độ, năng lực nguồn nhân lực của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là người sử dụng thông tin kế toán quản trị, như các cấp lãnh đạo: trưởng phòng, phó phòng, Giám Đốc chi nhánh, Phó giám đốc có vai trò quyết định.
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, là lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất) có tác động đến sự phát triển của một Doanh nghiệp nói chung, cung cấp sản phẩm dịch vụ nói riêng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các sản phẩm thẻ của các NH có sự tương đồng khá lớn về tính năng thì việc NH nào có chính sách đào tạo nhân lực cho hoạt động kinh doanh