Phương pháp nghiên cỨu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin kế toán quản trị cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 65)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu cần thu thập chủ yếu là tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng, đối tượng tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ nói chung và của BIDV CN Thành Đô nói riêng.

Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như báo cáo về huy động vốn, thẻ, các sản phẩm thẻ, thanh toán thẻ…. các báo cáo của ngân hàng nhà nước qua các tạp chí, báo, thông tư…

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được là các số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được điều tra hoặc lấy ý kiến qua các câu hỏi đã

chuẩn bị. trên cơ sở chọn lọc các đối tượng được phỏng vấn về sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng trên góc độ số lượng và chất lượng. Cụ thể là phỏng vấn trực tiếp hoặc phiếu điều tra các cán bộ ngân hàng sử dụng thông tin kế toán quản trị để đư xây dựng, đánh giá và đưa ra quyết định có thực hiện phát hành sản phẩm thẻ hay thực hiện nghiệp vụ đó hay không. sau đó lấy ý kiến vào phiếu đánh giá khảo sát và tập hợp phiếu đó.

Lãnh đạo chi nhánh : 02 người.

Trưởng phòng : 10 người.

Phó phòng : 15 người.

Nhân viên phòng kết toán : 06 người Nhân viên giao dịch khách hàng : 20 người Nhân viên phòng ban khác : 04 người

Để tiến hành điều tra, chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra (Mẫu phiếu phần phụ lục). Phương pháp điều tra vừa thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại chi nhánh, hoặc gửi phiếu đến các đối tượng, sau đó thu thập phiếu và xử lý thông tin.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến công tác nghiên cứu, như tài liệ lý luân, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập từ các phòng ban của chi nhánh BIDV Thành đô.

Đối với số liệu sơ cấp sau khi thu thập, được lược những số liệu cần thiết sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng các phần mềm như microsogt Excel tiến hàn tổng hợp cho việc so sánh phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm kết luận thực tế.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê:

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổthống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số liệu tương đối, tuyệt đối, số bình quân. Sử dụng các chỉ tiêu số tuơng đối, tuyệt đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động……Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tô dến tình hình sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng tại chi nhánh và tại địa bàn khu vực quận long biên.

- Phương pháp so sánh:

So sánh phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có cùng tính chất tương tự nhau để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu tại từng đơn vị, từ đó giúp ta có thể tìm được những mặt chưa phát triển cần đựoc cải thiện và những mặt đã phát triển để phát huy và cải tiến hơn nữa. sau khi đã tìm được điểm yếu thì ta đưa ra các giải pháp để tăng sự phát triển của sản phẩm dịch vụ thẻ của chi nhánh lên.

- Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp mà dựa vào ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, thực trạng phát triển dịch vụ phát hành thẻ và dịch vụ thẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận chính xác để đưa ra giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ cho chi nhánh trên địa bàn.

- Phương pháp thang đo

Đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ phù hợp đối với việc lấy thông tin về việc sử dụng thông tin kế toán cho việc phát hành sản phẩm dịch vụ thẻ tại chi nhánh thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn 57 lãnh đạo và nhân viên chi nhánh. Các nội dung thể hiện trong phiếu điều tra phỏng vấn, thông qua các bảng hỏi đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 với mức điểm 5 là rất phù hợp và điểm 1 là rất không phù hợp. Theo hướng dẫn phân tích dữ liệu thống kê của MBA Bách Khoa, giá trị khoảng cách được xác định bằng số điểm cao nhất – 1/số điểm cao nhất (n-1/n). Theo đó, giá trị khoảng cách của thang đo 5 cấp được xác định cụ thể như sau: 1-1,8 là rất không phù hợp; 1,81-2,6 là ít phù hợp; 2,61- 3,4 là bình thường; 3,41 đến 4,2 là phù hợp; và 4,21-5,0 là rất phù hợp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ 4.1.1. Tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh Thành Đô

Hệ thống ngân hàng BIDV là một loại hình doanh nghiệp đặc thù nhưng qua thực tế cho thấy hoạt của chi nhánh có các phòng ban trực thuộc nhưng tất cả đều phải làm theo sự chỉ đạo cũng như điều hành của lãnh đạo chi nhánh và không có các đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị cơ sở hạch toán độc lập, hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh thành đô nói riêng đang áp dụng mô hình tổ chức

bộ máy kế toán tập trung. Tất cả các hoạt động hạch toán kế toán của chi nhánh

đều tập trung tại Phòng Kế toán tại trụ sở chi nhánh.

Theo mô hình này, toàn đơn vị ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc đều không tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Phòng kế toán tại trụ sở chi nhánh thực hiện toàn bộ công tác kế toán của ngân hàng, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản trị kinh doanh ngân hàng và báo cáo NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước khác.

Ở các đơn vị phụ thuộc cụ thể là các phòng giao dịch của chi nhánh thì các cán bộ hạch toán có trách nhiệm kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (hàng ngày) chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm hoặc trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc về phòng kế toán tại chi nhánh.

Hiện tại chi nhánh đang hoạt động với 07 cán bộ tại phòng tổ chức kế toán với trình độ 06 nhân sự là trình độ đại học và sau đại học. 01 nhân sự là trình độ cao đẳng. Với cơ cấu 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, và 05 nhân viên. Trưởng phòng quản lý chung tất cả các nghiệp vụ của phòng, 01 phó phòng hoạt động chủ yếu mảng kế toán nội bộ và kế toàn tiền lương. 05 nhân viên mỗi người một mảng và hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức phòng kế toán

Để đánh giá được tổ chức kế toán tại chi nhánh tác giả có đưa phiếu điều tra và thu thập phiếu có kết quả như sau:

Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá về mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh Thành Đô Chỉ tiêu Tổng số điều tra Số lượng CBNV đánh giá các mức độ 5 4 3 2 1 Sự phù hợp của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tai chi nhánh

57 56 1 - - -

Sự phù hợp của mô hình tổ chức bộ máy kế toán đối với việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý

57 50 5 1 1 -

Sự phù hợp của mô hình tổ chức bộ máy kế toán đối tác nghiệp các phòng ban

57 47 5 3 2 -

Bình quân 51 3,6 1,3 1 -

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả (2018) Qua bảng khảo sát cho thấy bộ máy kế toán của chi nhánh là rất phù hợp với tỷ lệ 51/57 phiếu điều tra chiếm 89.4% số phiếu. Điều đó cho thấy mô hình hệ thống kế toán hiện hành là rất phù hợp và chỉ có số ít còn lại cho rằng phù hợp và bình thường. Một mô hình tổ chức kế toán phù hợp sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động của BIDV CN Thành Đô. Giúp việc luân chuyển chứng từ, luân chuyển báo cáo, và chung câp cấp thông tin phù hợp từ đó giảm được công sức cũng như tiết kiệm chi phí cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý của nhà quản trị. Kế toán tiền lương Trưởng phòng Phó phòng Kế toán Thuế Kế toán nội bộ Kế toán nguồn

4.1.2. Tổ chức kế toán quản trị tại Chi nhánh Thành Đô

Khi áp dụng bộ máy kế toán tập trung thì việc sử dụng kế toán quản trị của lãnh đạo chi nhánh cũng như người sử dụng thông tin kế toán quản trị được đễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết luận cuối cùng.

Bảng 4.2. Số lượng lãnh đạo các phòng ban và chi nhánh

Chức vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ lệ (%) 2017/2016 2018/2017 quân Bình * Tổng số lao động 120 129 135 107,5 104,6 106,1 Trong đó: - Giám đốc CN 1 1 1 100 100 100,0 - Phó Giám đốc CN 3 4 4 133,3 100 115,5 - Trưởng phòng 10 13 16 130 123 126,5 -Phó Phòng 15 18 22 120 122,2 121,1

Nguồn: Báo cáo cơ cấu tổ chức của chi nhánh (2018) Năm 2017 và 2018 chi nhánh có tách phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân lên số lượng phòng ban tăng lên dẫn đến số lượng các trưởng phó phòng từ đó mà tăng thêm. Tùy đặc điểm nghiệp vụ từng phòng mà ban lãnh đạo bố trí số lượng người phù hợp với công việc.

Khi phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ thì việc sử dụng thông tin kế toán quản trị đúng lúc và đúng thời điểm giúp cho việc đưa ra quyết dịnh của từng nghiệp vụ là rất quan trọng.

Để đánh giá thước đo phù hợp của mức độ cần thiết và phù hợp của thông tin kế toán quản trị cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, tác giả đã phát phiếu điều tra. Kết quả khảo sát tổng hợp ở bảng sau cho thấy các thành viên đều đánh giá thông tin kế toán quản trị là rất cần thiết cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ. Các tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp thông tin kế toán quả trị cho người sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý và trong phối hợp công việc giữa các bộ phận phòng ban với nhau là phù hợp, là cần thiết và cụ thẻ theo bảng 4.2 qua bảng cho thấy sự cần thiết, sự phù hợp, của thông tin kế toán cho một quyết đinh của nhà quản trị là không thể thiếu.

Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá về thông tin kế toán quản trị tại Chi nhánh

Chỉ tiêu Tổng số điều tra Số lượng CBMV đánh giá các mức độ 5 4 3 2 1

Sự cần thiết của TT KTQT 57 53 2 1 1 -

Sự phù hợp của TT KTQT 57 50 5 1 1 -

Sự cần thiết của TTKTQT khi phối hợp giữa các phong ban

57 45 8 2 2 -

Trung bình 49,3 5 1,3 1,3 -

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả (2018) Phiếu đánh giá cũng theo 05 mức độ như bảng trên với mức đọ 05 rât phù hợp thì cho thấy kết quả là sự cần thiết, sự phù hợp chiếm tỷ lệ rất lớn chiêm trung bình 49.3 phiếu. Điều này cho thấy đây là sự thiết yếu cho việc phát triển thông tin kế toán quản trị cho nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, bảo hiểm ...và không có phiếu nào cho ý kiến rất không phù hợp.

4.1.3. Vị trí công việc của nhà quản trị tại BIDV CN Thành Đô

Giám đốc chi nhánh: Nhà quản trị có quyền lực lớn nhất của chi nhánh,

khi này Giám đốc chi nhánh thu nhận thông tin kế toán quản trị từ các nhà quản trị cấp dưới và sự thu thập số liệu từ các báo cáo. Khi nhận được chỉ đạo bằng công văn của trung ương khi này nhà quản trị tức giám đốc chi nhánh sẽ có những quyết định quản lý sao cho phù hợp và phát triển chi nhánh hiệu quả nhất.

Phó giám đốc chi nhánh: Là nhà quản trị có quyền lực sau Giám đốc chi

nhánh. Đưới sự chi đạo của giám đốc chi nhánh cùng các báo cáo của các phòng ban mà nhà quản trị quản lý từ đó nhà quản trị thu thập được thông tin quản trị và đưa ra các quyết định của mình. Mỗi một nghiệp vụ khác nhau thì nhà quản trị có các phương pháp thu thập số liệu khách nhau và có những cách tiếp cận thông tinkhác nhau để đưa ra các kết quả quản trị khác nhau.

Trưởng phòng, phó phòng: Tại các phòng giao dịch, phòng ban trong chi

nhánh thì trưởng phòng có vai trò quyết định rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ cho chi nhánh. Do được giám đốc phân quyền trong hạn mức cho phép lên đây là nhà quản trị chủ chốt quyết định việc phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ.

Vì là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ lên khi đưa ra quyết định nhà quản trị cần thu thập thông tin theo đúng quy trình quy định mà BIDV đưa ra, công thêm năng lực của nhà quản trị và nhiều yếu tố khác như tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc tính của từng khách hàng... từ đó ảnh tới quyết định của nhà quản trị..

Nhân viên các phòng ban. đây là nhà quản trị có quyền hạn hạn chế nhất

bưởi sự phân quyền là nhỏ nhất. Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và cũng là thu thập hồ sơ thông tin của khách hàng để đưa ra quyết định quản trị của mình. Nhưng quyền hạn không nhiều lên thu thập thông tin là để cung cấp cho lãnh đạo của mình là chủ yếu.

Nguồn: BIDV CN Thành Đô (2018)

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ phân quyền nhà quản trị tại BIDV CN Thành Đô

Để đánh giá sự phân cấp phân quyền của chi nhánh tác giả cũng lấy phiếu ý kiến đánh giá như sau:

Phó giám đốc chi nhánh Giám đốc chi nhánh Trưởng phòng Phó phòng Nhân Viên Phó giám đốc chi nhánh Phó phòng Nhân Viên Nhân Viên Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Phó giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Nhân Viên

Bảng 4.4. Ý kiến đánh giá về sự phân cấp quản lý tại Chi nhánh Chỉ tiêu Tổng số điều tra Số lượng CBNV đánh giá các mức độ 5 4 3 2 1

Sự cần thiết của sự phân cấp cho nhà quản trị

57 57 - - - -

Sự phù hợp của sự phân cấp cho nhà quản trị trong công việc

57 48 5 4 - -

Hiệu quả cho sự phân cấp

nhà quản trị hiện tại 57 50 2 3 2 -

Trung bình 51,6 2,3 2,3 0,6 -

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả (2018) Để hoạt động của BIDV CN Thành Đô hoạt động phát triển thì sự phân cấp cho từng nhà quản trị là rất phù hợp bằng chứng là số phiếu khảo sát thu được với tỷ lệ 51.6 phiếu khảo sát. Trong công việc để tránh chồng chéo thẩm quyền hạn mức phê duyêt của các nhà quản trị trong việc ra quyết định sử dụng thông tin kế toán quản trị thì sự phân cấp là đương nhiên và nó cũng là một yếu tố cho sự tồn tại của một tổ chức.và chỉ có 2.3 phiếu cho cho bình thường và 0.6 cho là không phù hợp. Với tỷ lệ 90.5% thi mô hình phân cấp cho nhà quản trị hiện tại của chi nhánh là rất phù hợp.

4.1.4. Công tác tổ chức phát triển dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin kế toán quản trị cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành đô (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)