Một số bài học kinh nghiệm trong quản trị bán hàng rút ra đối với xí nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bán hàng tại xí nghiệp in, nhà máy z176 tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 33 - 35)

Xí nghiệp

vị cùng ngành, chúng ta có thể đúc rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác quản trị bán hàng tại Xí nghiệp như sau:

Một là, Nghiên cứu thị trường phù hợp với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh hợp lý.

Hai là, Các nhà quản trị doanh nghiệp không nên đặt ra các mục tiêu quá cao cho các nhân viên bán hàng của mình. Dẫn tới việc các nhân viên bán hàng khó thực hiện được nhiệm vụ đề ra, việc làm này mặt khác dẫn tới sự chán nản, thiếu nhiệt tình của nhân viên bán hàng khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Ba là, Doanh nghiệp nên xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, am hiểu về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ của nhân viên đặc biệt là lực lượng bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán để nâng cao chất lượng bán hàng.

Bốn là, Công tác tổ chức quản lý lực lượng bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp lý có các chính sách khích lệ nhân viên thực hiện tốt công việc. Doanh nghiệp cần phải có các chính sách đãi ngộ các nhân viên bán hàng một cách hợp lý. Tăng lương, tăng chiết khấu, thưởng, thăng tiến trong sự nghiệp... điều này tạo ra sự hăng say, nhiệt tình cho các nhân viên. Họ cảm thấy được quan tâm, từ đó vô hình tạo nên một sợi dây rằng buộc nhân viên với doanh nghiệp. Chắc chắn, không một nhân viên nào muốn rời đi một nơi mà có chính sách đãi ngộ tốt, môi trường làm việc năng động. Bên cạnh đó, cũng cần phải đặt ra quy chế cho nhân viên khi họ làm sai quy định của doanh nghiệp, phạt hay cho thôi việc cũng là một điều cần thiết để làm gương cho các nhân viên khác khi mắc phải sai phạm quá lớn so với mức quy định của doanh nghiệp đề ra.

Năm là, Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để phù hợp với hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của mỗi doanh nghiệp.

Sáu là, Có kế hoạch chăm sóc khách hàng sau bán hàng thật tốt. Ví dụ như gọi điện hỏi thăm khách hàng về các sản phẩm mà công ty đã sản xuất có tốt, có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng , khách hàng có vướng mắc gì khi sử dụng sản phẩm cần được tư vấn hay không... Điều này tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, chăm sóc. Từ đó, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của đơn vị.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bán hàng tại xí nghiệp in, nhà máy z176 tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)