TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY BẢOHIỂM PVI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm tại công ty công ty bảo hiểm PVI (Trang 44)

 Tên công ty:TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI  Tên giao dịch tiếng Anh: PVI Insurance Corporation

 Địa chỉ : 154 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội.  Số điện thoại : (04) 3.7335588

 Số Fax : (04) 3.7336284

 Website : http://www.pvi.com.vn

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI - nay là Công ty Cổ phần PVI) được thành lập theo quyết định số 3484/QĐ-BCN ngày 05/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước 1 thành viên - Công ty bảo hiểm Dầu khí và được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động số 42GP/KDBH ngày 12/03/2007với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

TổngCông ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) được thành lập ngày 01/08/2011 bởi Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (nay là Công ty cổ phần PVI) với tư cách là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty cổ phần PVI (PVI holding) sở hữu 100% vốn điều lệ (800 tỷ đồng). Đến năm 2012 Tổng công ty đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.700 tỉ đồng.Trong 21 năm kể từ khi thành lập đến nay (1996 – 2017), PVI đã trưởng thành và liên tục phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính. Cụ thể như sau:

Năm 2006 Công ty chính thức phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.

Năm 2007, Công ty chính thức chuyển đổi sang hình thức Tổng công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu tăng vốn để tăng vốn điều lệ lên 890 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.754 tỷ đồng. Ngày 08/08/2007, PVI chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán và trở thành Công ty đại chúng, nằm trong top 20 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường (tính trên cả 2 sàn Hà Nội và TP. HCM) từ 2007 đến nay.

Cũng từ năm 2008, vốn điều lệ của Công ty đã lên 1.035,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 2.288 tỷ đồng, tổng tài sản 4.918 tỷ đồng.

Năm 2010, PVI là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính A.M. Best đánh giá xếp hạng B+ (tốt) về năng lực tài chính (Financial Strength Rating) và là Doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam được tạp chí World Finance, một tạp chí tài chính hàng đầu của Anh có trụ sở đặt tại Luân Đôn trao giải thưởng Doanh nghiệp bảo hiểm của năm 2010 (World Finance Insurance Company of the year 2010). Thời gian này Công ty hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.597.103.640.000 đồng, được đón nhận Huân trương lao động hạng nhất cho Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 2011, Công ty nhận danh hiệu Anh hùng lao động do Chủ tịch nước trao tặng; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.

Đến năm 2016 Công ty duy trì vị trí số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, có Tổng doanh thu đạt 7.912.453.925.439 đồng, duy trì thành công xếp hạng B++ về năng lực tài chính của A.M.Best.

Đến nay toàn bộ nhân sự của Bảo hiểm PVI có trên 2.200 người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu, am hiểu về mọi lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và các lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến bảo hiểm tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước (Anh, Mỹ, Úc, Hà Lan, Pháp…).

Trong suốt 22 năm qua, PVI là một trong những DNBH Việt Nam dẫn đầu về việc phát triển và duy trì mạng lưới quan hệ hợp tác quốc tế. PVI có quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài với nhiều nhà tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Zurich, Swiss Re và Munich Re, QBE, Ping An, PICC… Đây là sự đảm bảo an toàn tối ưu cho các khách hàng vì PVI chỉ giữ lại mức trách nhiệm tương ứng với năng lực tài chính của mình.

Với phương châm: “Trung thành, tận tụy với khách hàng”, các dịch vụ của Bảo hiểm PVI luôn được khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnh tranh. Là nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, Bảo hiểm PVI luôn tích cực hỗ trợ khách hàng trong công tác tư vấn và xây dựng chương trình quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất. Bảo hiểm PVI đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn của ngành Dầu khí với giá trị nhiều tỷ đô la Mỹ như: Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt Xô, Nhà Máy lọc dầu Dung Quất, Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa, Nhà Máy Đạm Phú Mỹ, Dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, các dự án dầu khí của Nhà thầu BP (Anh), UNOCAL (Mỹ), Petronas (Malaysia)…

Ngoài ra, Bảo hiểm PVI còn là doanh nghiệp bảo hiểm tiên phong trong việc cung cấp chương trình bảo hiểm ra thị trường nước ngoài như các dự án đóng giàn khai thác tại Hàn Quốc, bảo hiểm cho các hoạt động khai thác ở vùng chồng lấn PM3 giữa Malaysia – Việt Nam, bảo hiểm cho các dự án tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Algeria, Nga, Cuba, Trung Quốc… mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm PVI đang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ bảo hiểm ngoài lĩnh vực dầu khí như: Bảo hiểm hàng không, bảo hiểm ngân hàng, bảo hiểm xe cơ giới, con người, tàu thuyền, tài sản và bảo hiểm xây dựng lắp đặt cho các dự án lớn của Quốc gia như: Bảo hiểm cho đội bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bảo hiểm cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động quốc gia, Đường Hồ Chí Minh, cầu Thanh Trì, Dự án xây dựng cầu Cần Thơ, Tòa nhà văn phòng Quốc hội, Thủy điện Xekaman 3 tại Lào, thủy điện Bản Chát, thủy điện Nậm Chiến, Dự án nạo vét luồng Soài Rạp - Giai đoạn 2, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đê tả sông Đáy huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống đê tả, hữu sông Sò tỉnh Nam Định, Công trình Hồ Tả Trạch - Tỉnh Thừa Thiên Huế, gói thầu 1A cụm công trình đầu mối - Dự án Thủy lợi Phước Hòa…

Thực hiện cam kết của mình với khách hàng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Bảo hiểm PVI luôn phối hợp cùng các bên có liên quan kịp thời xác định nguyên nhân tổn thất, tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng. Bảo hiểm PVI đã giải quyết nhiều vụ tổn thất lớn với số tiền bồi thường lên tới hàng trăm tỷ Đồng như: tổn thất giếng CNV1P 450 tỷ đồng, tổn thất đường ống JVPC 200 tỷ đồng, tổn thất hàng hóa của Tổng công ty thương mại Sài Gòn 150 tỷ đồng…

Ngành nghề kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ với các sản phẩm chính, như:

- Kinh doanh bảo hiểm gốc; - Kinh doanh tái bảo hiểm; - Hoạt động đầu tư;

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI

Toàn bộ hệ thống kinh doanh và cơ cấu tổ chức của PVI hiện tại với với 33 Công ty thành viên và 102 Phòng kinh doanh khu vực và gần 2.137 đại lý nhằm đảm bảo phục vụ và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Bảo hiểm PVI

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN

BAN KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN KINH

BAN GIẢI QUYẾT KHIẾU

BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ BẢO

BAN BẢO HIỂM DẦU KHÍ – HÀNG

BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN BẢO HIỂM

DỰ ÁN BAN TÁI BẢO HIỂM

VĂN PHÒNG BAN TIN HỌC

THÔNG TIN BAN KIỂM SOÁT

NỘI BỘ

BAN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ CON

CHI NHÁNH

PVI HUẾ PVI PHÍA NAM

PVI HÀ NỘI PVI TP HỒ CHÍ PVI THĂNG PVI SÀI GÒN PVI ĐÔNG ĐÔ PVI BẾN THÀNH PVI HẢI DƯƠNG PVI VŨNG TÀU

PVI QUẢNG PVI TÂY NAM PVI BAC SÔNG PVI NAM PVI NAM SÔNG CÀ MAU PVI SÔNG HỒNG PVI KHÁNH PVI THANH HÓA PVI TÂY

PVI DUYÊN HẢI PVI ĐÔNG NAM PVI BẮC ANH PVI BÌNH PVI ĐÀ NẴNG PVI SÔNG TIỀN

Trong hoạt động cũng như định hướng phát triển, Bảo hiểm PVI luôn đặt yếu tố nhân lực lên vị trí quan trọng hàng đầu. Hàng năm Bảo hiểm PVI cử một số lượng lớn người lao động đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại các trung tâm đào tạo bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI

Đảm bảo sức mạnh khi hội nhập với thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, trong những năm qua Bảo hiểm PVI luôn đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính là ưu tiên hàng đầu. Với năng lực tài chính vững mạnh, PVI đã tập trung đầu tư vào các công trình lớn của ngành dầu khí như: tàu chứa dầu, dự án khí thấp áp, các ngân hàng, kinh doanh chứng khoán và các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, truyền thông và chứng khoán.

Năm 2010, 2011, 2012 và 2013 PVI liên tục được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới A.M. Best đánh giá xếp hạng B+ (năng lực tài chính vững mạnh) và chỉ số tín nhiệm cho nhà phát hành đạt mức “bbb-” (công ty duy trì được khả năng thực hiện các cam kết tài chính tốt).

Năm 2014, A.M. Best đã chính thức công bố việc nâng hạng tín nhiệm cho Bảo hiểm PVI từ mức B+ (tốt) lên mức B++ (tốt).

Năm 2015 PVI tiếp tục duy trì mức xếp hạng tín nhiệm B++ (tốt) của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới A.M. Best.

Mức xếp hạng B++ của A.M. Best cho PVI có thể được nhìn nhận tương đương với mức BBB+ (năng lực tài chính tin cậy) của Standard & Poor’s, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính nổi tiếng toàn cầu. Kết quả xếp hạng của PVI được A.M. Best và các chuyên gia trong lĩnh vực xếp hạng đánh giá cao bởi trong bối cảnh xếp hạng quốc gia của Việt Nam theo đánh giá của Standard & Poor’s là BB-, PVI đã đạt được hạng mức tín nhiệm cao hơn, tương đương mức BBB của tổ chức này.

Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đưa PVI trở thành nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm có tầm cỡ trong khu vực, tương lai xa hơn là một định chế Bảo hiểm – Tài chính có thương hiệu quốc tế.

Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng doanh thu của Tổng công ty Bảo hiểm PVI

Đơn vị: tỷ VNĐ

Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính của PVI

Theo số liệu của Bộ Tài chính và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm PVI là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ số 1 thị trường bảo hiểm Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (năm 2014, 2015, và 2016) và năm 2017 tiếp tục duy trì đứng đầu trong 1 số lĩnh vực bảo hiểm quan trọng. Bảo hiểm PVI đã trở thành “người bạn đồng hành” của không chỉ với các công trình Dầu khí mà còn của rất

6,081 6,882 7,823 7,912 8,213 2013 2014 2015 2016 2017 2,100 2,199 2,100 2,211 2,6002,715 2,6002,734 10,589 9,199 11,096 13,107 2014 2015 2016 2017

Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

nhiều dự án, công trình trọng điểm của hầu hết các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế:

Biểu đồ 3.3. Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ việt nam năm 2015

Biểu đồ 3.4. Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ việt nam năm 2016

PVI 20.84% Bảo Việt 18.52% Bảo Minh 8.88% PTI 7.59% PJICO 6.96% Khác 37.21% PVI 18% Bảo Việt 17.9% Bảo Minh 8.38% PTI 8.37% PJICO 6.74% Khác 40.61%

Biểu đồ 3.5. Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ việt nam năm 2017

Thị phần Bảo hiểm PVI trong một số lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp chính trong năm 2017:

Biểu đồ 3.6. Thị phần Bảo hiểm PVI trong một số lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp chính trong năm 2017

PVI 16.1% Bảo Việt 19.5% Bảo Minh 8.2% PTI 7.6% PJICO 6.2% Khác 42.4% PVI 99% Khác 1% NĂNG LƯỢNG PVI 50% Khác 50% XÂY DỰNG LẮP ĐẶT PVI 55% Khác 45% HÀNG KHÔNG PVI 40% Khác 60% HÀNG HẢI

Về tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ và Tổng tài sản của PVI với những doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu thị trường khác (Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO) cũng có những phát triển tiến bộ rõ rệt.

Biểu đồ 3.7. Tăng trưởng vốn, tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016

Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy PVI chỉ thua kém Bảo Việt, còn phần lớn đều có các chỉtiêu cao hơn các doanh nghiệp bảo hiểm khác.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

a. Thu thập tài liệu thứ cấp

Tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa các thông tin, các nguồn số liệu đã được công bố từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

- Nguồn số liệu được công bố hàng năm của Công ty Bảo hiểm PVI và các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Đó là các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, Báo cáo tình hình hoạt động theo từng nội dung của Công ty cũng như kế hoạch, chiến lược hoạt động của Công ty trong ngắn và dài hạn.

- Nguồn số liệu, thông tin các đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan được công bố trên tạp chí chuyên ngành, sách báo, thông tin trên website…

- Những thông tin tư liệu cơ bản về tình hình phát triển của Công ty, tình hình khách hàng, các đối tác, các tác nhân liên quan đến kênh phân phối sản phẩm của Công ty…

1,547 1,500 3,979 1,545 1,500 6,155 2,300 755 3,858 844 709 1,930

Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ Tổng tài sản

b.Thu thập số liệu sơ cấp

Để có thông tin cập nhật, thấy được ý kiến, sự quan tâm của khách hàng, các đại lý, đối tác… tôi đã xây dựng mẫu phiếu điều tra cho một số đối tượng có liên quan đến kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty.

Tiến hành phát phiếu điều tra cũng như phỏng vấn trực tiếp 100 đối tượng gồm cán bộ của PVI, các đại lý, trung gian phân phối sản phẩm và khách hàng.

Thu thập phiếu điều tra, ý kiến phỏng vấn và xử lý máy tính trên phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, các số liệu điều tra sẽ được mã hoá trong quá trình xử lý.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra những kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, cách so sánh thực hiện chủ yếu là so sánh theo thời gian và không gian. Cụ thể, so sánh tăng trưởng doanh thu, khách hàng, sự phát triển kênh phân phối qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017, so sánh với các điển hình tiên tiến trong kinh doanh bảo hiểm...

Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp.

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường được biểu hiện là nghiên cứu ở cả hai phía, tức là từ phía người tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó.

Phương pháp nghiên cứu thị trường trong kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm được thực hiện theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

Phương pháp nghiên cứu trực tiếp, sử dụng lực lượng trực tiếp tiếp cận

thị trường. Đây là phương pháp đòi hỏi nhiều lao động, phương tiện do đó chi phí kinh doanh lớn. Các hình thức nghiên cứu trực tiếp thị trường thể hiện như: tổ chức hội nghị vào cuối năm, tham gia hội nghị, hội thảo về thị trường bảo hiểm, tổ chức phòng vấn trực tiếp khách hàng, các đại lý về chất lượng sản phẩm mà

Công ty cung cấp cho các khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu gián tiếp, là việc tổ chức nghiên cứu thị trường và được thực hiện theo các nội dung như:Tổ chức công tác điều tra, khảo sát và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm tại công ty công ty bảo hiểm PVI (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)