Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 57)

3.1.3.1. Khái quát về môi trường hoạt động kinh doanh tại BIDV Từ Sơn

- Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Thị xã Từ Sơn nói riêng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhƣ: Lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động mạnh, thị trƣờng bất động sản đóng băng, thị trƣờng buôn bán sản xuất kinh doanh làng nghề suy thoái, thị trƣờng chứng khoán sụt giảm liên tục và kéo dài đã tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Song với các biện pháp kinh tế quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự điều hành chính sách tiền tệ của của NHTW kinh tế vĩ mô nhằm tháo gỡ những khó khăn ngày 24/2/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP chuyển trọng tâm chỉ đạo từ “tăng trƣởng nhanh và bền vững” sang “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” ổn định kinh tế Việt Nam nói chung, nói riêng đã bƣớc đầu vƣợt qua suy giảm và phục hồi, thể hiện: Tăng trƣởng GDP Việt Nam năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78%. GDP của tỉnh tăng bình quân 5 năm là 16,3%, tổng sản phẩm năm 2010 gần gấp 2 lần năm 2006, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đƣợc quan tâm, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo.

Tình hình kinh tế khó khăn khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng gần nhƣ ngừng trệ, hoạt động gặp nhiều khó khăn.

- Môi trƣờng kinh tế vi mô

Áp lực cạnh tranh giữa các khối Ngân hàng thƣơng mại có vốn Nhà nƣớc và khối Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần ngày càng mạnh mẽ đặc biệt trong thời gian gần đây có sự chuyển dịch mạnh mẽ về thị phần từ khối ngân hàng thƣơng mại có vốn Nhà nƣớc sang khối ngân hàng TMCP, chủ yếu là thị phần khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó trong những năm qua đã xuất hiện rất nhiều các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng cá nhân đã tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh .

hàng thƣơng mại cổ phần và 25 Quỹ tín dụng nhân đân cơ sở. Trong đó thế mạnh từng nhóm nhƣ sau:

+ Ngân hàng Nông nghiệp: Địa bàn rộng, công nghệ mạnh.

+ Ngân hàng TMCP mới thành lập: Chính sách cạnh tranh quyết liệt. + Ngân hàng Công thƣơng: Số lƣợng cán bộ ít, điều hành gọn nhẹ, nhanh. + Ngân hàng Ngoại thƣơng: Lợi thế trong việc phát triển sản phẩm thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu.

+ Các NHTMCP khác: Sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: chuyên nghiệp, đa dạng.

Môi trƣờng hoạt động trên địa bàn ngày càng cạnh tranh nhiều hơn quyết liệt hơn hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều tập trung tăng trƣởng sản phẩm . Vì vậy, ngân hàng nào nắm đƣợc cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ (Ngân hàng bán lẻ) cho một lƣợng dân cƣ khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tƣơng lai.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn

- Tình hình huy động vốn tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM. BIDV chi nhánh Từ Sơn đã tăng cƣờng huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ. Tạo điều kiện cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến những nơi có nhu cầu đầu tƣ, nhu cầu sử dụng vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn. Trên cơ sở chiến lƣợc thị trƣờng, thị phần và kế hoạch kinh doanh đã đƣợc xây dựng, cùng với các biện pháp mở rộng mạng lƣới, lãi suất linh hoạt, hợp lý, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tăng cƣờng tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, trong đó tăng cƣờng phát hành thẻ rút tiền, chuyển tiền... nhằm thu hút khách hàng và tạo lập nguồn vốn ổn định thông qua hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các giao dịnh thanh toán đƣợc tiến hành nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã huy động đƣợc nguồn vốn dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Từ Sơn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Tỷ đồng cấu (%) Tỷ đồng cấu (%) Tỷ đồng cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân (%) Nguồn vốn huy động (quyVND) 3.069 100 3.625 100 4.470 100 118,12 123,31 120,69 I. Phân theo loại tiền 1 - VND 2.476 80,68 3.310 91,31 3.799 84,99 133,68 114,78 123,87 2 - Ngoại tệ 593 19,32 315 8,69 671 15,01 53,12 212,99 106,37 II. Theo kỳ hạn 1. < 12 tháng 1.657 53,99 2.247 61,99 2.950 66 135,61 131,29 133,43 2. > =12 tháng 1.412 46,01 1.378 38,01 1.520 34 97,58 110,30 103,75

III. Theo đối tượng huy động

1. Tiền gửi tổ

chức 859 27,99 1.135 31,31 983 21,99 132,13 86,60 106,97 2. Tiền gửi dân

cƣ 2.210 72,01 2.490 68,69 3.487 78,01 112,67 140,04 125,61 Nguồn: BIDV Chi nhánh Từ Sơn Qua bảng 3.1 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ 3.069 tỷ đồng năm 2016 đến năm 2018 đã tăng lên 4.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 20,69%. Điều này có xu hƣớng tốt do Chi nhánh đã hấp dẫn đƣợc khách hàng lƣợng vốn huy động tiền VNĐ đã tăng 23,87% .

Tổng nguồn vốn huy động từ dân cƣ và TCKT đạt 4.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 20,69%. Cụ thể huy động của các tổ chức năm 2016 là 983 tỷ đồng đạt mức cao hơn năm 2016 và thấp hơn so với năm 2017. Vì việc huy động đã khó nhƣng sự lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi lại càng khó hơn vì mỗi loại có mỗi đặc trƣng và rủi ro riêng. Nhất là những nguồn chi phí huy động thấp thì rủi ro càng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định lƣợng các chiều hƣớng rủi ro là không dễ dàng. Chính vì vậy sự linh hoạt, chủ động, kết hợp với

chiến lƣợc huy động vốn lâu dài sẽ giúp giảm bớt rủi ro đầu vào cho ngân hàng và cũng nhƣ giảm bớt rủi ro đè nặng lên hoạt động tín dụng.

Qua những số liệu trên cho thấy kết quả của việc huy động vốn của chi nhánh là tƣơng đối ổn định và tăng trƣởng. Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Với quy định cho phép mở và sử dụng tài khoản thanh toán của DN tƣ nhân, cá nhân, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, làm cho tiền thu hút vào ngân hàng ngày càng nhiều. Thanh toán qua ngân hàng đã có những tăng trƣởng, tỏ rõ lợi thế về nhanh, hiệu quả.

Với nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên vững chắc BIDV chi nhánh có điều kiện mở rộng vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng trƣởng kinh tế của thành phố.

- Tình hình sử dụng vốn tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

BIDV chi nhánh Từ Sơn sử dụng vốn dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: cho vay, đầu tƣ, phát hành thẻ tín dụng… Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên nhất, đồng thời hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Chi nhánh. Thật vậy tình hình dƣ nợ của Chi nhánh đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nhƣ vậy tổng dƣ nợ của Chi nhánh cũng tăng nhanh qua 3 năm: Cụ thể tổng dƣ nợ tại ngày 31/12/2018 là 4.589 tỷ đồng, tăng 19,38% so với cùng kỳ năm 2017, tổng dƣ nợ tại ngày 31/12/2017 là 3.844 tỷ đồng, tăng 8,16% so với cùng kỳ cuối năm 2016 (tổng dƣ nợ tại ngày 31/12/2016E là 3.554 tỷ đồng); chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh có xu hƣớng tốt. Điều này là do trong các năm qua, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã tích cực huy động mọi nguồn vốn trên địa bàn, kịp thời đầu tƣ cho nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức và đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

+ Tình hình dư nợ theo thời hạn: Năm 2016 dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 68,35% trong tổng dƣ nợ của BIDV Từ Sơn và năm 2017 và 2018 tỷ lệ này là 69,77% và lên đến 71,52%. Về cơ bản thì dƣ nợ những món vay ngắn hạn với thời gian ngắn rủi ro sẽ ít hơn, và ngân hàng cũng nhanh thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh hơn. Nhìn vào tỷ trọng dƣ nợ nhƣ trên là tƣơng đối hợp lý.

Bảng 3.2. Tình hình dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) ST % ST % ST % 15/14 16/15 BQ Tổng dƣ nợ ( Quy VND) 3.554 100 3.844 100 4.589 100 108,16 119,38 113,77 A.Theo thời hạn 1. Cho vay ngắn hạn 2.429 68,35 2.682 69,77 3.282 71,52 110,42 122,37 116,39 2. Cho vay trung, dài hạn 1.125 31,65 1.162 30,23 1.307 28,48 103,29 112,48 107,88

B. Theo loại tiền

1. VNĐ 2.742 77,15 3.223 83,84 3.979 86,71 117,54 123,46 120,50

2. Ngoại tệ 812 22,85 621 16,16 610 13,29 76,48 98,23 87,35

C. Theo đối tƣợng khách hàng

1.Tổ chức 3.138 88,29 3.256 84,7 3.795 82,7 103,76 116,55 110,16

2. Cá nhân 416 11,71 588 15,3 794 17,3 141,35 135,03 138,19

+ Tình hình dư nợ dư nợ theo loại tiền: Trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay giữa VND và ngoại tệ thay đổi thƣờng xuyên (VND 77,15% - 86,71%, Ngoại tệ 22,85% - 13,29%, Bảng 3.2), điều này phản ánh sự linh hoạt trong cơ cấu cho vay. Tuy năm 2018 là năm thị trƣờng ngoại tệ căng thẳng, nguồn ngoại tệ không dồi dào nhƣng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ đã giảm ít so với các năm trƣớc. Cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ nhƣ trên là hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản trong điều kiện nguồn ngoại tệ khó khăn nhƣ hiện nay.

+ Tình hình dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng: Năm 2016, 2017, 2018 thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ nhƣ cho vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi, cho vay mua ô tô, vay mua nhà dự án, và mở rộng mạng lƣới các Phòng Giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay tƣ nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 416 tỷ đồng (tỷ trọng 11,71%) vào năm 2016 thì đến năm 2018 đã tăng lên đƣợc 794 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17,3%). Việc phát triển tín dụng bán lẻ là việc làm cần thiết vì để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Những món tín dụng bán lẻ là những món nhỏ với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp. Hơn nữa đây là biện pháp để giảm rủi ro tín dụng tránh tập trung hết dƣ nợ vào một vài khách hàng lớn

- Kết quả kinh doanh tại BIDV chi nhánh Từ Sơn

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn đã có nhiều thay đổi tích cực. Thông qua sự thay đổi trong đƣờng lối chính sách và phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lƣới phục vụ và làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính của Chi nhánh, cụ thể:

Bảng 3.3 chỉ ra chênh lệch thu chi năm 2017 đạt 77 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2016. Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay là 75,7%, do trong năm đến hạn thanh toán công trái giáo dục và Chính phủ tăng lãi suất thanh toán

Tổng thu tăng nhanh từ 643 tỷ đồng năm 2016 lên 970 tỷ đồng năm 2018. trong đó chủ yếu là thu từ lãi tiền vay, tiền gửi.Tổng chi tăng từ năm 2016 là 568 tỷ đồng lên 880 tỷ đồng vì chi nhánh thanh toán công trái giáo dục và Chính phủ. Do vậy hoạt động tín dụng đóng vai trò là nguồn thu chính của chi nhánh với tỷ trọng từ 75- 90% trong tổng thu nhập.

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Tỷ đồng CC (%) Tỷ đồng CC (%) Tỷ đồng CC (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ I. Tổng thu 643 100 769 100 970 100 119,60 126,14 122,82

1.Thu lãi tiền

vay, tiền gửi 566 88,02 582 75,7 750 77,32 102,83 128,87 115,11 2. Thu dịch

vụ 11 1,71 6 1,03 20 2,06 54,55 333,33 134,84 3. Thu khác 66 10,26 181 23,5 200 20,62 274,24 110,50 174,08

II. Tổng chi 568 100 692 100 880 100 121,83 127,17 124,47

1. Lãi tiền gửi,

tiền vay 360 64,3 342 49,4 450 51,14 95,00 131,58 111,80 2. Tài sản 10 1,79 56 8,1 50 5,68 560,00 89,29 223,61 3. Chi phí cho nhân viên 60 8,9 45 6,5 60 6,82 75,00 133,33 100,00 4. Nộp thuế và lệ phí 7 1,25 6 0,9 14 1,59 85,71 233,33 141,42 5 Dự phòng và BHTG 119 21,3 203 29,3 260 29,55 170,59 128,08 147,81 6. Chi khác 12 2,14 40 5,8 46 5,23 333,33 115,00 195,79 III. Chênh lệch thu - chi 75 77 90 102,67 116,88 109,54

Nguồn: BIDV Chi nhánh Từ Sơn Trong khi đó mức thu từ dịch vụ đem lại là khá khiêm tốn chỉ từ 1-2%. Đây là một đặc trƣng điển hình thƣờng gặp tại các NHTM

Ở Việt Nam vì số lƣợng các sản phẩm dịch vụ cung ứng còn tƣơng đối thấp. Ngƣợc lại, các ngân hàng ở các nƣớc phát triển trên thế giới thì nguồn thu từ dịch vụ có thể chiếm từ 40-65% tổng thu nhập, đây là một lĩnh vực kinh doanh không gặp nhiều rủi ro nhƣ hoạt động tín dụng. Riêng khoản thu hàng năm từ hoạt động khác của đơn vị chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao.

Do việc mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí cũng tăng dần theo thu nhập qua 3 năm. Cụ thể mức chi cao nhất vào năm 2016 là 880 tỷ đồng đồng. Chi phí huy động vốn hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất từ 50- 65% vì đây chính là

nguồn cung ứng đầu vào của hoạt động tín dụng. Chi phí cho hoạt động dự phòng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí.

Bên cạnh đó chi phí lƣơng, thƣởng hàng năm cho công nhân viên chiếm tỷ trọng từ 6,5% đến 9% khuyến khích đƣợc tâm lý của nhân viên trong qua trình làm việc; nâng cao tinh thần và trách nhiệm đối với chất lƣợng công việc của các cá nhân.

Cơ cấu đầu tƣ cũng thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, của đất nƣớc. Ngoài ra, chi nhánh còn quan tâm mở rộng các hoạt động khác nhƣ: chuyển tiền trong và ngoài nƣớc, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh… nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập cho chi nhánh, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 57)