Định hƣớng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 102)

nhánh Từ Sơn đến năm 2020

BIDV Chi nhánh Từ Sơn cần tiếp tục phát triển, nghiên cứu, hoàn thiện các dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện có và xây dựng các dịch vụ mới, cung cấp thêm nhiều tiện ích mới cho khách hàng nhằm thu hút và duy trì số lƣợng khách hàng hiểu biết ngày càng tăng, phấn đấu có Trung tâm Ngân hàng điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài việc phát triển sâu rộng SMS-banking, Mobile-banking, Internet- banking, Home-banking, BIDV cũng cần đẩy mạnh việc phát triển những tiện ích của sản phẩm NHĐT bằng cách mở rộng liên kết với các tập đoàn, nhà cung cấp mua bán qua mạng, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Ngày càng phát huy tối đa các chức năng của Ngân hàng điện tử để tích hợp và hỗ trợ hoạt động Ngân hàng truyền thống. Tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc để hợp tác học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị, liên kết, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm mới… Từ đó, tiến tới việc đầu tƣ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ Ngân hàng tiên tiến. Ngoài ra, BIDV cũng không ngừng nâng cao, hoàn thiện mạng lƣới công nghệ thông tin, trình độ quản trị hệ thống và bảo mật thông tin nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử, nâng cao niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ Ngân hàng điện tử, dần dần biến nó thành thói quen thanh toán của khách hàng.

Tuy nhiên, BIDV phải chấp nhận những khó khăn thách thức trong phát triển dịch vụ NHĐT:

Cạnh tranh và cuộc chạy đua làm chủ công nghệ mới, việc nhanh chóng đƣa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trƣờng là một đặc trƣng của Ngân hàng điện tử.

Trong hoạt động Ngân hàng truyền thống, việc triển khai ứng dụng Ngân hàng mới thƣờng đƣợc tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện trong một thời gian dài trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng. Với Ngân hàng điện tử, do chịu sức ép cạnh tranh, các ứng dụng, sản phẩm mới đƣợc Ngân hàng chấp nhận với thời gian thử nghiệm ngắn hơn. Vì vậy, đối với việc phát triển ứng dụng mới trong Ngân hàng điện tử, xây dựng một chiến lƣợc phát triển hợp lý, phân tích rủi ro, đánh giá an ninh đang là những thách thức trong hoạt động của BIDV.

Sự phụ thuộc công nghệ, giao dịch Ngân hàng điện tử đƣợc tích hợp ngày càng nhiều trên các hệ thống máy tính, trang thiết bị công nghệ thông tin và mạng Internet đã cho phép xử lý hiệu quả các giao dịch điện tử trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu các sai sót và gian lận thƣờng phát sinh trong môi trƣờng xử lý thủ công truyền thống, nhƣng cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động của các hệ thống công nghệ.

Sự phụ thuộc vào đối tác thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo đảm an ninh, mở rộng quan hệ, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty truyền thông và các đối tác công nghệ khác (đối tác thứ ba), mà trong số đó nhiều sản phẩm, dịch vụ nằm ngoài sự kiểm soát của BIDV.

Tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, đánh cắp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân trên mạng ngày càng tăng. Điều đó khiến BIDV phải chú trọng nhiều đến công tác kiểm soát an ninh, chứng thực khách hàng, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm toán theo vết, bảo đảm tính riêng tƣ của khách hàng.

Sự chấp nhận của người dân, đây là một vấn đề cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Thực tế hiện nay cho thấy việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen của ngƣời dân. Vì vậy, việc thay đổi thói quen này để dần đƣa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống cũng là một thách thức đối với BIDV.

4.4.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV- Chi nhánh Từ Sơn đến năm 2020

Mở rộng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phải đạt ba mục tiêu cơ bản:

vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, thực thi điều hành qua chính sách tiền tệ, tỷ giá, quản lý ngoại hối và kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng, từng bƣớc xây dựng Ngân hàng Trung ƣơng hiện đại, chủ động hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế.

Thứ hai, cải cách, đổi mới toàn diện, hiện đại, đảm bảo hoạt động Ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh cao trong môi trƣờng toàn cầu hóa của các Ngân hàng thƣơng mại. Từng bƣớc xây dựng, hình thành các mô hình tập đoàn tài chính của Việt Nam.

Và sau cùng, hiện đại hóa hệ thống kế toán và thanh toán, tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý Ngân hàng theo hƣớng tập trung, phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nƣớc, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, các dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tạo điều kiện phát triển TMĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 102)