Phương thức truyền lây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 34)

Vi rút gây bệnh LMLM có thể lây truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con khoẻ khi nhốt chung hoặc chăn thả chung trên đồng cỏ. Vi rút từ nước bọt, dịch mụn nước, các chất bài xuất, bài tiết của con vật mắc bệnh xâm nhập vào con khoẻ. Bệnh cũng có thể truyền lây gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống,

máng ăn, máng uống, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi, tay chân, quần áo người chăn nuôi bị nhiễm vi rút. Bệnh LMLM được coi là bệnh điển hình do con người làm lây lan. Tại các nước Châu Âu, với phương tiện hiện đại, công nhân có thể mang mầm bệnh đi rất xa do quần áo của mình (Lubroth J. and Brown, 1995). Lịch sử cũng đã ghi nhận ổ dịch đã xảy ra sau chuyến đi kiểm tra của các bác sĩ thú y (Donaldson and Kitching, 1989; Gurhan et al., 1991).

Chó, mèo, gà, chim muông, hoang thú, côn trùng không mắc bệnh nhưng có thể truyền bệnh theo con đường cơ học từ nơi này đến nơi khác. Những con vật đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang vi rút trong móng chân, máu, nước tiểu là nguồn gốc gây ra các ổ dịch mới. Gió cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm lây lan bệnh qua không khí. Vi rút từ con vật mang bệnh có thể được gió chuyển xa tới 250 km (Sorensen et al., 2001).

Loài nhiễm bệnh có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến sự lây lan. Ví dụ một con lợn có khả năng thải tiết ra môi trường 400 triệu đơn vị lây nhiễm vi rút trong một ngày. Loài nhai lại bài tiết 120.000 đơn vị lây nhiễm trong một ngày (Donaldson, 1988).

Một đặc điểm quan trọng là vi rút LMLM thường được bài xuất ra ngoài trước khi con vật có biểu hiện bệnh. Phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM quốc tế Pirbright đã chứng minh với type O, lợn bài xuất vi rút trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là 10 ngày, bò và cừu là 5 ngày, trung bình là 2,5 ngày (Sorensen et al., 2001).

Vi rút LMLM có thể lây truyền qua đường cấy chuyển phôi nhưng nguy cơ là rất thấp (1/16.000/năm) (Asseged et al., 2012). Côn trùng này dường như không có khả năng truyền bệnh (Van Vuuren et al., 1993).

Bê bị nhiễm vi rút LMLM thải vi rút qua dịch miệng, hơi thở, nước tiểu, phân làm ô nhiễm môi trường. Nhốt gia súc cảm thụ vào môi trường đã ô nhiễm trước đó 3 - 6 ngày, có đến 44% gia súc cảm thụ bị nhiễm vi rút LMLM và phát bệnh. Kết quả này cảnh báo vệ sinh môi trường là một khâu quan trọng trong phòng chống LMLM (Bravo de Rueda et al., 2015).

2.5.5. Đường xâm nhập

Trong tự nhiên, vi rút xâm nhập qua đường tiêu hoá là chủ yếu. Vi rút vào cơ thể qua niêm mạc miệng, ngoài ra vi rút LMLM có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da, nhất là da ở vú. Đường hô hấp và sinh dục cũng có

thể là đường xâm nhập của vi rút nhưng ít, tuy nhiên, đường xâm nhập chính lại là đường hô hấp (Grubman and Baxt, 2004). Bò là loại mẫn cảm qua đường hô hấp, chỉ cần 20 TCID50 là có thể nhiễm bệnh nhưng qua đường tiêu hóa thì lượng vi rút phải gấp 10.000 lần.

Trong phòng thí nghiệm, đường tiêm nội bì có hiệu quả nhất. Ở bò và lợn, người ta thường tiêm vi rút vào nội bì niêm mạc lưỡi. Ở chuột lang, tiêm vào nội bì gan bàn chân. Những đường tiêm khác như bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch… cho kết quả không chắc chắn và đòi hỏi liều vi rút cao hơn. Đường phúc mạc có khi cho kết quả cao hơn ở bê mới đẻ và nhịn đói.

2.5.6. Tình trạng mang trùng

Động vật mang trùng được coi là vấn đề quan trọng trong dịch tễ học của bệnh LMLM hiện tại. Tình trạng “mang trùng” được xác định khi phân lập được vi rút trên con vật sau 28 ngày nhiễm bệnh. Thời gian mang trùng khác nhau tùy theo các loài nhiễm bệnh và có thể kéo dài tới 3,5 năm trên bò và tới 5 năm trên trâu ở Châu Phi. Thời gian mang trùng được cho rằng phụ thuộc vào chủng, serotype huyết thanh của vi rút LMLM và loài nhiễm bệnh (Moonen and Schrijver, 2000). Để phát hiện vi rút LMLM trên con vật mang trùng cần lấy mẫu dịch hầu họng bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên biệt là cốc probang, các phương pháp lấy mẫu khác được đánh giá là không có hiệu quả (Andersen, 1981).

Động vật (kể cả hoang dã, gia súc, ngoại trừ lợn) mắc bệnh sau khi hồi phục thường mang trùng (50% bò, cừu, dê mang trùng) (Anni McLeod và cs., 2013). Các tiểu gia súc giữ vai trò quan trọng trong việc mang trùng. Cừu có thể mang trùng (ở vùng hầu) tới 05 tháng và duy trì sự nhân vi rút ở mức độ thấp (Salt, 1993). Trước đây người ta cho rằng lợn nhà không phải là loài vật mang trùng, tuy nhiên sau 35 - 60 ngày, vẫn phát hiện RNA và protein vi rút ở hạch/dịch lâm ba (Stenfeldt C. et al., 2016). Không thể phân lập được vi rút có khả năng gây nhiễm từ lợn; vi rút tồn tại ở vùng tăng sinh của hạch lâm ba nhưng không nhân lên. Bằng thực nghiệm, người ta đã phục hồi vi rút và truyền bệnh qua động vật thí nghiệm (các mô bào từ 3 - 7 tuần; mũi, họng, tuyến vị khoảng 6 tháng).

Vai trò mang trùng của động vật nhai lại trong việc lây lan nguồn bệnh vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Chỉ có trâu Châu Phi là mắt xích dịch tễ “nguồn dịch thiên nhiên” duy nhất được biết đến, tàng trữ các vi rút SAT 1, SAT 2 và SAT 3, truyền lây cho trâu, bò nuôi tại lục địa này (Bachrach, 1968). Động vật bị stress

do vận chuyển và được nhốt chung với bò mang trùng cũng sẽ là nguyên nhân gây ra ổ dịch mới do tiếp xúc với vi rút đào thải ra môi trường (Salt, 1993).

Trâu, bò được tiêm vắc xin thải tiết vi rút ít hơn và trong thời gian ngắn hơn so với trâu, bò không được tiêm vắc xin và không phụ thuộc vào tình trạng chúng có trở thành mang trùng hay không. Trình tự nucleotit genome của vi rút được bảo tồn khi ở tình trạng mang trùng (Parthiban et al., 2015).

Thời gian mang trùng khác nhau tùy theo các loài nhiễm bệnh, chủng vi rút và tình trạng miễn dịch: 3,5 năm trên bò và tới 5 năm ở trâu Châu Phi (Moonen P. and Schrijver, 2000). Ở trâu, bò tơ, vi rút LMLM các type O, A và SAT2 được tàng trữ ở vòm trên của mũi hầu họng trong 80,89% trường hợp và 71,43% ở vòm khẩu cái, ít thấy vi rút khu trú ở dịch thanh quản, hầu và hạch lympho dọc hầu họng. Một phần vi rút được tái sinh ở tế bào biểu mô vùng hỗn hợp lympho-niêm mạc. Ở những tế bào (tổ chức) mang vi rút, giảm sinh tổng hợp 14 loại cytokine (Pacheco et al., 2015). Tế bào võng lưới nội mô, nơi mà tế bào B cũng được tạo thành là nơi dự trữ kháng nguyên (Heesters et al., 2013).

2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH 2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM có thể thực hiện khi bệnh xảy ra tại khu vực đã được xác định là có dịch bệnh LMLM (Salt, 1993; Botner and Belsham, 2012). Hoặc căn cứ các đặc điểm dịch tễ như: Bệnh đại lưu hành, tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết thấp, động vật móng guốc chẵn đều mắc bệnh.

Các biểu hiện thường gặp là con vật sốt cao, chảy nước bọt nhiều, có biểu hiện què, có các mụn nước ở niêm mạc miệng, lợi, chân răng, lưỡi, kẽ móng, gờ móng, ở vú. Những gia súc mới khỏi bệnh thì trên niêm mạc miệng, lợi, chân răng, lưỡi, kẽ móng, ... có các vết sẹo. Đối với lợn da trắng, có thể xuất hiện các vệt đen trên móng chân màu trắng, thông thường lợn mắc bệnh dễ bị tụt móng chân hơn bò. Tuy nhiên, việc chẩn đoán lâm sàng thường bị nhầm với các bệnh khác như: Viêm miệng mụn nước, bệnh mụn nước ở lợn, bệnh dịch tả trâu bò, bệnh tiêu chảy do vi rút của bò. Khi trâu bò mắc bệnh, chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng là tương đối chính xác, ở lợn thì cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh mụn nước (Donaldson and Kitching, 1989).

2.6.2. Chẩn đoán vi rút học

bào nuôi hoặc tiêm cho động vật thí nghiệm. Phương pháp thường sử dụng hiện nay là nuôi cấy vi rút trên môi trường tế bào. Các tế bào nhạy cảm với vi rút LMLM bao gồm tế bào tuyến giáp trạng sơ cấp của bò, tế bào thận sơ cấp của cừu, bê hoặc lợn, các tế bào dòng, như tế bào BHK. Nếu bệnh phẩm có vi rút LMLM, sau khi gây nhiễm 24 giờ sẽ thấy bệnh tích tế bào.

Ngoài ra, có thể tiêm huyễn dịch bệnh phẩm cần chẩn đoán vào nội bì lưỡi bò hoặc da gan bàn chân chuột lang, chuột nhắt trắng 2 - 7 ngày tuổi và bôi huyễn dịch bệnh phẩm vào. Nếu bệnh phẩm có chứa vi rút LMLM thì sau 12 - 48 giờ, xuất hiện mụn nước hoặc mụn nhỏ màu đỏ ở chỗ tiêm hoặc bôi bệnh phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 30 - 34)