Kết quả xác định các topotype và lineage vi rút LMLM tại Việt Nam, gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 63 - 70)

4.2.1. Kết quả xác định các topotype và lineage vi rút LMLM tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2016 - 2018 giai đoạn từ năm 2016 - 2018

Kết quả định type vi rút, giải trình tự gien, phân tích chuyên sâu cho thấy các mẫu vi rút LMLM phân lập được tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 thuộc 02 serotype O và A. Trong đó, các vi rút thuộc serotype O, gồm có: O/ME-SA/Ind-2001, O/SEA/Mya-98, O/Cathay và O/ME-SA/PanAsia; vi rút thuộc serotype A chỉ có A/ASIA/Sea-97 (Bảng 4.7 và Hình 4.8).

Bảng 4.7. Các vi rút LMLM phân lập được ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2016 - 2018

Năm Serotype Topotype and lineage

2016 O O/ME-SA/Ind-2001d O/SEA/Mya-98 O/Cathay A A/ASIA/Sea-97 2017 O O/ME-SA/Ind-2001d; O/ME-SA/Ind-2001e O/SEA/Mya-98 O/ME-SA/PanAsia O/Cathay A A/ASIA/Sea-97 2018 0 O/SEA/Mya-98 O/ME-SA/PanAsia O/Cathay

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Hình 4.8. Bản đồ phân bố các vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2018

4.2.1.1. Đối với vi rút LMLM serotype O

Kết quả giải trình tự và phân tích gien của các mẫu vi rút LMLM serotype O gây bệnh trên bò, trâu và lợn giai đoạn từ năm 2016 - 2018 cho thấy chúng thuộc các chủng: PanAsia, Cathay, Mya - 98, Ind -2001d và e. Trong đó:

- Vi rút LMLM O/SEA/Mya-98: xuất hiện trong cả 03 năm 2016 - 2018. Vi rút gây ra các ổ dịch trên bò năm 2016 tại Quảng Nam và Bình Phước; ổ dịch trên lợn và trâu năm 2017 tại Sơn La, Quảng Ninh và Kon Tum. Kết quả giải mã gien cũng cho thấy, vi rút LMLM type O dòng Mya-98 gây bệnh trên lợn trong thời gian cuối năm 2018 tại 19 tỉnh của cả 3 miền (Bắc, Trung, Nam), bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre. Phân tích trình tự đoạn VP1 của vi rút này cho thấy tỷ lệ tương đồng giống nhau về trình tự nucleotit là từ 99,7 - 100% (Hình 4.9). Điều này chứng tỏ gia súc mắc bệnh LMLM được gây ra từ một nguồn vi rút. Nguyên nhân có thể do: (i) vận chuyển buôn bán gia súc giữa các vùng miền; (ii) khi lợn mắc bệnh LMLM thì lượng vi rút thải ra môi trường gấp nhiều lần so với lượng thải của gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu ở trong nước bọt, dịch tiết, thịt nhiễm vi rút..., và cả trong không khí (vi rút có thể bay theo gió xung quanh bán kính 60 km).

Hình 4.9. Phả hệ vùng gien VP1 của vi rút LMLM O/SEA/Mya-98 phân lập tại Việt Nam (do Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright,

Vương quốc Anh phân tích)

- Vi rút LMLM O/Cathay: được phát hiện đầu tiên tại Hồng Kong (Trung Quốc) và hiện nay chỉ ghi nhận gây bệnh trên lợn.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, vi rút LMLM O/Cathay đã gây ra các ca bệnh LMLM trên lợn tại Bình Thuận năm 2016 và Lạng Sơn, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Long An năm 2017.

Trong năm 2018, vi rút này đã gây ra các ổ dịch trên lợn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị), Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh,

Bình Phước và Tiền Giang) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Hậu Giang và Cà Mau). Kết quả giải mã gien cho thấy 3 chủng vi rút O/Cathay gây bệnh trên lợn tại tỉnh Tiền Giang (tháng 2/2018), Bình Phước (tháng 3/2018) và Nghệ An (tháng 10/2018) có tỷ tệ tương đồng từ 96,2 - 97,9% về trình tự nucleotit và có sự tương đồng với các chủng O/Cathay gây bệnh trên lợn năm 2017 tại tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh là 96,3 - 97,5% về trình tự nucleotit.

- Vi rút LMLM O/ME-SA/PanAsia: gây bệnh cho bò tại các tỉnh/thành phố gồm: Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tiền Giang và Bến Tre năm 2017. Năm 2018, vi rút này gây ra các ca bệnh LMLM ở các tỉnh/thành phố trong vùng Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang và Bến Tre) với sự tương đồng về axit amin là 99,5 - 100% (có khả năng cùng chung 1 nguồn vi rút). Nhưng vi rút này lại có sự khác biệt về axit amin so với vi rút lưu hành ở Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Phước năm 2017, với mức tương đồng chỉ đạt từ 96,7 - 97,7% và các vi rút lưu hành từ năm 2010 đến tháng 9/2017 từ 1,4 - 5,2% (tương đồng axit amin từ 94,8 - 98,6%) (Hình 4.10).

Vi rút này cũng gây bệnh trên trâu, bò, dê và lợn tại 07 tỉnh gồm: Yên Bái, Bắc Kạn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018, với tỷ lệ tương đồng giống nhau từ 99,7 - 100% về trình tự nucleotit. Phân tích sự tương đồng về gien cho thấy vi rút gây bệnh LMLM trên bò và lợn có chung một nguồn vi rút, có tương đồng rất gần với vi rút gây bệnh trên dê, điều này có thể thấy dịch bệnh xảy ra do cùng một vi rút gây ra.

Ngoài ra, kết quả giải mã gien dòng PanAsia gây bệnh trên bò và lợn trong khoảng thời gian tháng 1-3/2018 tại tỉnh Tiền Giang cho thấy vi rút gây bệnh trong thời gian này có tỷ lệ tương đồng từ 99,2 - 99,5% với vi rút đã từng gây bệnh trong năm 2017 tại các tỉnh/thành phố gồm: Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sơn La và tương đồng gần gũi với vi rút gây bệnh trên bò tại Lào năm 2018 (LAO/01/2018).

Đối với các tỉnh miền Trung (như Quảng Nam, Quảng Ngãi), vi rút LMLM dòng PanAsia1 gây bệnh trên trâu, bò và lợn trong khoảng thời gian từ tháng 3- 5/2018. Kết quả giải trình tự gien cho thấy, vi rút có sự tương đồng từ 98,6- 99,7% với vi rút đã từng gây bệnh trong năm 2017 tại Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sơn La, tương đồng gần gũi với vi rút gây bệnh trên bò tại Lào

năm 2018 (LAO/01/2018), trên bò tại Thái Lan năm 2017 với vi rút TAI/12/2017, TAI/4/2018 (tương đồng là 99,1%).

Đối với các tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn (trên trâu) và Yên Bái (trên lợn) vi rút LMLM type O dòng PanAsia của 2 tỉnh này có độ tương đồng cao 99,4% chứng tỏ có sự lây nhiễm giữa 2 loài trâu và lợn với nhau.

Hình 4.10. Phả hệ của vi rút LMLM serotype O dòng PanAsia phân lập tại Việt Nam (do Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright, Vương

quốc Anh phân tích)

Như vậy, trong năm 2018 vi rút LMLM type O/ME-SA/PanAsia tiếp tục gây bệnh trên trâu, bò, dê và lợn tại các tỉnh ở 3 miền Bắc-Trung-Nam và có tỷ lệ

tương đồng gần gũi với nhau. Điều này có thể giải thích sự lây nhiễm qua lại giữa các động vật với nhau trong điều kiện môi trường bên ngoài đang có lưu hành vi rút; đồng thời trâu, bò, dê là đối tượng mang trùng, giao thương buôn bán vận chuyển gia súc giữa các nước lân cận trong khu vực, điều này cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

4.2.1.2. Đối với vi rút LMLM serotype A

Hình 4.11. Phả hệ của vi rút LMLM serotype A/ASIA/Sea-97 phân lập tại Việt Nam (do Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright, Vương

Ở nước ta, vi rút LMLM type A hiện tại chỉ có dòng Sea-97 thuộc topotype ASIA và gây bệnh chủ yếu trên trâu và bò. Kết quả phân tích cho thấy, hai vi rút LMLM serotype A năm 2017 (Quảng Ngãi và Đắk Lắk) có sự tương đồng về axit amin là 100% và hai vi rút này có sự tương đồng về axit amin là 95 - 97,6% so với các vi rút năm 2014 - 2015 (Bắc Kạn, Kon Tum và Đắk Lắk) và từ 92 - 93% so với các vi rút năm 2016 (Đắk Lắk, Tiền Giang).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 63 - 70)