Một số phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 36)

2.7.1. Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional study)

Khái niệm: Nghiên cứu cắt ngang là loại hình nghiên cứu được tiến hành tại một thời điểm. Trong nghiên cứu cắt ngang, việc lựa chọn các mẫu trong một quần thể được tiến hành tại một khoảng thời gian ngắn. Các cá thể được lựa chọn để kiểm tra tình trạng bệnh với mối liên quan đến sự xuất hiện hoặc không xuất

hiện của yếu tố phơi nhiễm nhất định. Nghiên cứu cắt ngang thường bao gồm các cuộc điều tra để thu thập số liệu. Các cuộc điều tra có thể được tiến hành một cách đơn giản (một bảng câu hỏi ngắn gọn thu thập một vài biến số đơn giản) hoặc phức tạp (thiết kế nghiên cứu với nhiều thông tin cần thu thập).

Hình 2.4. Sơ đồ mô tả nghiên cứu cắt ngang

Nguồn: Stevenson (2013)

Ưu điểm: Dễ tiến hành nhanh chóng, dễ thực hiện và chi phí thấp hơn so với các loại hình nghiên cứu khác vì không cần phải theo dõi các chủ thể nghiên cứu trong thời gian dài.

Nhược điểm: Nghiên cứu cắt ngang không thể cung cấp thông tin về tỷ lệ mới mắc bệnh trong một quần thể mà chỉ có thể ước tính được tỷ lệ lưu hành. Loại hình nghiên cứu này không phù hợp đối với các loại dịch bệnh xảy ra trong thời gian ngắn. Kết quả thu được từ loại hình nghiên cứu này cũng không xác định rõ ràng được mối quan hệ nhân - quả do khó khăn trong việc xác định yếu tố phơi nhiễm xuất hiện trước đầu ra hay ngược lại.

2.7.2. Nghiên cứu thuần tập (Cohort study)

Khái niệm: Nghiên cứu thuần tập được sử dụng nhằm so sánh tỷ lệ mới mắc theo thời gian giữa các nhóm động vật có sự phơi nhiễm khác nhau với một yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu thuần tập có thể là nghiên cứu hồi cứu hoặc nghiên cứu tịnh tiến.

Nghiên cứu tịnh tiến bắt đầu với việc lựa chọn hai nhóm động vật không bị bệnh, một nhóm có phơi nhiễm với yếu tố được cho là có thể gây bệnh và một nhóm không phơi nhiễm. Hai nhóm động vật được theo dõi theo thời gian và mọi sự thay đổi tình trạng bệnh của chúng đều được ghi chép trong khoảng thời gian nghiên cứu.

sử của mỗi chủ thể tham gia nghiên cứu được xem xét cẩn thận nhằm phát hiện bằng chứng phơi nhiễm đối với tác nhân được điều tra.

Hình 2.5. Sơ đồ mô tả nghiên cứu thuần tập hồi cứu và tịnh tiến

Nguồn: Stevenson (2013)

Ưu điểm: Do các chủ thể tham gia nghiên cứu được quan sát theo thời gian về tình trạng bệnh nên nghiên cứu thuần tập có thể cung cấp thông số về tỷ lệ mới mắc của bệnh trong nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm.

Ở loại hình thiết kế nghiên cứu này, tình trạng phơi nhiễm được ghi nhận trước khi xuất hiện bệnh. Vì vậy trong phần lớn các trường hợp sẽ thu được thông tin rõ ràng về việc có phơi nhiễm trước khi bị bệnh hay không.

Nghiên cứu thuần tập rất phù hợp đối với việc nghiên cứu các trường hợp phơi nhiễm hiếm gặp do số lượng chủ thể phơi nhiễm và không phơi nhiễm là tương đương; hơn nữa, trong nghiên cứu không nhất thiết phản ánh tỷ lệ lưu hành thực của sự phơi nhiễm trong toàn bộ quần thể động vật.

Nhược điểm: Nghiên cứu tịnh tiến yêu cầu thời gian theo dõi dài. Trong trường hợp các dịch bệnh hiếm gặp sẽ cần số lượng lớn đối tượng tham gia nghiên cứu. Các chủ thể tham gia gián đoạn hoặc không tiếp tục tham gia quá trình nghiên cứu cũng là một trở ngại đối với loại hình nghiên cứu theo thời gian này. Nghiên cứu thuần tập thường yêu cầu nguồn kinh phí lớn.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Ở các địa phương báo cáo bệnh LMLM trên phạm vi cả nước trong 03 năm từ 2016 - 2018 và một số địa phương tiêm phòng vắc xin LMLM phòng bệnh cho gia súc năm 2018.

Các hoạt động nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các đơn vị thuộc Cục Thú y, trong đó Phòng thí nghiệm thuộc Cơ quan Thú y vùng VI được phân công là phòng thí nghiệm chủ đạo quốc gia; sau đó các mẫu vi rút LMLM được gửi và phân tích tại Phòng thí nghiệm tham chiếu của FAO và OIE tại Pirbright, Anh và Senasa, Argentina.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2018 đến tháng 09/2019.

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các ổ dịch và loài gia súc mắc bệnh LMLM tại các địa phương trong thời gian từ 2016 - 2018.

- Các chủng vi rút LMLM phân lập được tại các địa phương trong phạm vi cả nước trong giai đoạn 2016 - 2018.

- Gia súc (trâu, bò) được tiêm phòng vắc xin LMLM trong năm 2018 tại một số địa phương.

3.3.2. Vật liệu nghiên cứu

- Số liệu dịch bệnh LMLM chi tiết đến cấp xã do Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố báo cáo Cục Thú y từ năm 2016 - 2018.

- Kết quả xét nghiệm, xác định serotype và topotype LMLM do các Chi cục Thú y vùng tổng hợp và báo Cục Thú y từ năm 2016 - 2018.

- Dữ liệu địa lý và phần mềm vẽ bản đồ dịch tễ, phân tích thống kê R và các gói phân tích tương ứng như epiR (Stevenson, 2012a) và Spatstat (Baddeley and Turner, 2005).

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh LMLM ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 - 2018.

- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử của vi rút LMLM lưu hành ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 - 2018.

- Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin LMLM của trâu, bò tại một số tỉnh trong năm 2018.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp dịch tễ học hồi cứu (retrospective cohort study) Phương pháp phân tích theo đối tượng mắc bệnh Phương pháp phân tích theo đối tượng mắc bệnh

Tỷ lệ các loài gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu) mắc bệnh trong tổng số gia súc mắc bệnh LMLM được tổng hợp cho mỗi tỉnh nghiên cứu. Tương tự, tỷ lệ các loài gia súc bị chết trong các ổ dịch bệnh LMLM.

Phương pháp phân tích dịch bệnh theo thời gian

- Phương pháp xây dựng biểu đồ dịch tễ: tổng số ổ dịch (xã có gia súc mắc bệnh, chết vì LMLM) được đếm cho mỗi ngày xuất hiện ca bệnh đầu tiên của ổ dịch và thể hiện ở dạng biểu đồ dịch tễ.

- Tỷ số lây lan ước tính (Estimated Dissemination Ratio, EDR): là số ổ dịch bệnh LMLM đếm được cho một giai đoạn (ví dụ: 05 ngày tương ứng với khoảng thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh LMLM) chia cho số ổ dịch đếm được trong một khoảng thời gian tương tự (05 ngày), nhưng liền kề trước đó. Ví dụ: số ổ dịch đếm được từ ngày 11-15/1/2016 (05 ngày) là 17, chia cho số ổ dịch đếm được trong khoảng thời gian tương tự, liền kề trước đó từ 06-10/1/2016 (05 ngày) là 3. Như vậy, chỉ số EDR = 17/3 > 1 cho thấy dịch có chiều hướng lây lan mạnh. Ngược lại nếu chỉ số EDR <1 cho thấy dịch có chiều hướng giảm dần. EDR = 1 cho thấy dịch ổn định (không tăng, không giảm).

Phương pháp phân tích dịch bệnh theo không gian

- Nguy cơ mới mắc (Incidence Risk): là số xã có dịch bệnh LMLM/tổng số xã có nguy cơ của mỗi tỉnh cho mỗi năm và cho cả giai đoạn 2016 - 2018.

- Tọa độ địa lý X và Y được ghi chép cho từng ổ dịch bệnh LMLM (xã có dịch bệnh LMLM). Do các ổ dịch bệnh LMLM thường xảy ra với số lượng lớn

và thường lặp đi, lặp lại nhiều lần tại các xã, bản đồ Kernel (Pfeiffer et al., 2008; Stevenson, 2012b; Nguyễn Văn Long và cs., 2012) được sử dụng để thể hiện dữ liệu dạng điểm thông qua chỉ số ước tính mật độ điểm dịch (còn gọi là ước tính mật độ Kernel).

Nguyên tắc ước tính mật độ Kernel là: (1) Các vùng dịch sẽ được chia thành nhiều ô vuông có kích thước bằng nhau (ví dụ kích thước của mỗi ô vuông là: 200  200m2) và một vùng xung quanh mỗi điểm dịch (còn được coi là vùng Kernel) mới được tạo ra; (2) sau đó, tất cả các điểm dịch (ví dụ là y1; y2;……; yn) sẽ được đếm cho mỗi ô vuông và cuối cùng là sẽ tính tổng số điểm dịch trong vùng Kernel đó. Ví dụ, nếu y' thể hiện một điểm nói chung, thì y1; y2;……; yn thể hiện các điểm dịch mà chúng ta quan sát được. Khi đó, mật độ điểm dịch cho mỗi vùng Kernel ( f y,h ) được ước tính tại mỗi điểm y theo Công thức 1.

                i i i h y y nh h y f 1 ' 1 , Công thức 1 Trong đó:

K là ước tính mật độ Kernel đối xứng của mỗi điểm y.

h là bandwidth (hoặc là thông số smoothing) – là bán kính của mỗi vùng Kernel khoanh tròn xung quanh mỗi điểm dịch.

n là số điểm dịch trong mỗi vùng dịch.

Phân bố không gian được thể hiện bằng tỷ số nguy cơ các xã có dịch là số xã có dịch bệnh LMLM chia cho tổng số xã có nguy cơ trong phạm vi không gian được chuẩn hóa (mỗi km2). Trong mỗi giai đoạn dịch (mỗi năm dịch), tổng số xã có nguy cơ là tổng số xã hiện có của mỗi tỉnh, vì lý do bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, trong khi việc kiểm dịch nghiêm ngặt của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, do đó khả năng dịch bệnh LMLM lây lan từ một xã có dịch sang các xã khác trong tỉnh là hoàn toàn có thể.

3.5.2. Phương pháp giải trình tự gien

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh LMLM, hàng năm, Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục tổ chức lấy mẫu của gia súc từ các ổ dịch và từ các chương trình giám sát chủ động để chẩn đoán xét nghiệm, phân lập vi rút. Sau đó, lựa chọn các mẫu vi rút đại diện (về không gian, thời gian và đối tượng

động vật nhiễm vi rút) gửi đến phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright của Vương Quốc Anh để giải trình tự gien, xác định chủng vi rút và phân tích cây phả hệ.

Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Pirbright đã giải trình tự gien vi rút LMLM với quy trình được tóm tắt như sau:

- Mẫu được tách chiết thu hoạch RNA/DNA.

- Thực hiện phản ứng PCR nhằm khuyếch đại đoạn gien chứa vùng VP1 với kích thước sản phẩm 1300 bp bằng cặp mồi đặc hiệu.

- Tinh sạch sản phẩm DNA bằng kít chuyên dụng.

- Đưa vào máy giải trình gien để bắt đầu chạy theo chương trình cài đặt của từng loại máy nhằm thu được kết quả trình tự cuối cùng.

- Kết quả là những chuỗi nucleotic, các trình tự nucleotic được xuất ra máy vi tính.

- Kết quả giải mã gien sẽ được so sánh để tìm mối liên hệ với các trình tự gien của các nhóm/dòng vi rút khác đã được công bố trên Ngân hàng gien (NCBI) để so sánh với các chủng trên thế giới hoặc so sánh các chủng trong nước đã có kết quả trước đó bằng phần mềm MEGA để thể hiện cây phả hệ sinh dòng.

3.5.3. Đánh giá mức độ tương đồng kháng nguyên giữa kháng nguyên của vắc xin và kháng nguyên của vi rút thực địa vắc xin và kháng nguyên của vi rút thực địa

Trên cơ sở kết quả giải trình tự và phân tích gien các chủng vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, Phòng thí nghiệm của OIE tại Pirbright của Vương Quốc Anh và Senasa của Argentina đã nghiên cứu đánh giá mức tương đồng kháng nguyên của vi rút vắc xin và vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam (vaccine matching) dựa trên giá trị r1- antigenic relationship. Đây là các loại vắc xin LMLM đã được OIE khuyến cáo và nhiều quốc gia sử dụng trong nhiều năm qua.

Theo khuyến cáo của Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE cho thấy, mức tương đồng kháng nguyên được đánh giá dựa trên giá trị r1, cụ thể như sau:

- r1 ≥ 0,3: tương đồng cao, nghĩa là có mối liên hệ mật thiết giữa chủng vi rút thực địa và chủng vi rút vắc xin hiện đang sử dụng tại Việt Nam. Hay nói cách khác là vắc xin có khả năng bảo hộ gia súc không bị nhiễm bởi chủng vi rút thực địa này.

- r1< 0,3: tương đồng thấp, nghĩa là chủng vi rút thực địa có sự khác biệt so với chủng vi rút vắc xin hiện đang sử dụng tại Việt Nam. Hay nói cách khác là vắc xin không có khả năng bảo hộ gia súc khi nhiễm chủng vi rút thực địa này.

3.5.4. Phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin LMLM của trâu, bò tại một số tỉnh LMLM của trâu, bò tại một số tỉnh

Trên cơ sở phân tích dịch tễ học không gian, sự phân bố của các chủng vi rút LMLM và mức độ tương đồng kháng nguyên của vi rút vắc xin và vi rút lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018, lựa chọn một số địa phương thuộc vùng khống chế và vùng đệm theo định nghĩa trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 để đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau tiêm phòng vắc xin LMLM trong năm 2018.

3.5.3.1. Thời gian và tần suất lấy mẫu

Lấy 01 (một) lần duy nhất sau khi kết thúc tiêm phòng mũi tiêm cuối cùng từ 04 tuần trở lên kể từ ngày tiêm phòng.

3.5.3.2. Loại mẫu

Huyết thanh của trâu, bò đã được tiêm phòng vắc xin LMLM (loại vắc xin sử dụng tiêm cho gia súc được Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính mua cấp phát cho các địa phương hoặc hướng dẫn về kỹ thuật để cơ quan chuyên môn thú y của địa phương mua và sử dụng, bảo đảm thống nhất với Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020).

3.5.3.3. Số lượng mẫu

Tại mỗi huyện, lựa chọn ít nhất 03 xã và lấy 30 mẫu huyết thanh trâu (10 mẫu mỗi xã) và 30 mẫu huyết thanh bò (10 mẫu mỗi xã) sau khi tiêm vắc xin LMLM theo quy định để đánh giá tỷ lệ bảo hộ.

Trong trường hợp số lượng trâu không đủ để lấy mẫu thì có thể lấy mẫu trên bò và ngược lại.

3.5.3.4. Bảo quản và vận chuyển mẫu

Mẫu huyết thanh phải được bảo quản lạnh trong thùng bảo ôn (khoảng 4oC - 8oC) và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ sau khi lấy mẫu.

3.5.3.5. Phương pháp xét nghiệm mẫu

Sử dụng phương pháp LPB-ELISA theo TCVN 8400-1:2010 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2010) đánh giá kháng thể bảo hộ đối với vi rút LMLM type O

(nếu dùng vắc xin đơn giá) hoặc kháng thể bảo hộ đối với type O và type A (nếu dùng vắc xin nhị giá O&A); kháng nguyên sử dụng để xét nghiệm do Phòng thí nghiệm của OIE tại Pirbright cung cấp.

3.6. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Sử dụng phương pháp thống kê sinh học và các chương trình phân tích dịch tễ, thống kê như: ArcGIS 10.3, R và các bộ công cụ phân tích, BioEdit, MEGA để xử lý, phân tích số liệu, vẽ bản đồ dịch tễ, xây dựng cây phả hệ sinh dòng.

- Kết quả xét nghiệm và dữ liệu thu từ thực địa được nhập vào file MS. Excel 2010.

- Phân tích dịch tễ học mô tả (theo không gian, thời gian và theo đối tượng, sự phân bố của các chủng vi rút) theo các phương pháp dịch tễ, thống kê thường quy và các bộ công cụ phân tích dịch tễ (Stevenson, 2012a) trong phần mềm R.

- Tỷ lệ gia súc bị bệnh, gia súc chết do bệnh LMLM, nguy cơ có dịch, tỷ lệ dương tính với kháng thể của vắc xin được tính theo phương pháp của Fleiss (Fleiss, 1981).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH LMLM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2018 NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2018

4.1.1. Các loài gia súc mắc bệnh LMLM

Kết quả phân tích đặc điểm dịch tễ theo loài gia súc mắc bệnh được thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 36)