Các loài gia súc mắc bệnh LMLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 45 - 47)

Kết quả phân tích đặc điểm dịch tễ theo loài gia súc mắc bệnh được thể hiện tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh LMLM, giai đoạn từ năm 2016 - 2018

Năm

Tổng số mắc

(con)

Trâu Lợn Dê, cừu

Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (95% CI) Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (95% CI) Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (95% CI) Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (95% CI) 2016 3.534 1.005 28,4 (27,0-29,9) 2.159 61,1 (59,5-62,7) 363 10,3 (9,3-11,3) 7 0,2 (0,1-0,3) 2017 7.135 522 7,3 (6,7-7,9) 5.399 75,7 (74,7-76,7) 1.209 16,9 (16,1-17,8) 5 0,1 (0,0-0,1) 2018 18.098 1.731 9,6 (9,1-10,0) 5.642 31,2 (30,5-31,8) 10.664 58,9 (58,2-59,6) 61 0,3 (0,3-0,4) Tổng cộng 28.767 3.258 11,3 (11,0-11,7) 13.200 45,9 (45,3-46,5) 12.236 42,5 (42,0-43,1) 73 0,3 (0,2-0,3)

Kết quả Bảng 4.1 cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về số lượng và tỷ lệ các loài gia súc mắc bệnh LMLM trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, cụ thể: Bò có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, chiếm 45,9% (95% CI 45,3 - 46,5); tiếp theo là lợn 42,5% (95% CI 42,0 - 43,1) và thấp nhất là dê, cừu với tỷ lệ mắc bệnh là 0,3% (95% CI 0,2 - 0,3). Theo chúng tôi, do bò là đối tượng chủ yếu được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả bò được nhập theo đường chính ngạch và bò được vận chuyển theo đường tiểu ngạch qua các cửa khẩu, lối mòn, lối mở tại các vùng biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc. Sau đó được vận chuyển đi các tỉnh thành để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và xảy ra tại Việt Nam là rất lớn; hoặc bò chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không có khả năng bảo hộ trước các chủng vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam.

Tỷ lệ bò mắc bệnh trong cả giai đoạn 2016 - 2018 cao hơn nhiều so với tỷ lệ bò mắc bệnh trong giai đoạn 2006 - 2012 là 21,1% (Nguyễn Thu Thủy và cs., 2013),

đặc biệt năm 2017, bò mắc bệnh LMLM với tỷ lệ 75,7% (95% CI 74,7 - 76,7). Lý do có thể là các ổ dịch phát sinh chủ yếu là do gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ, được đưa từ vùng có ổ dịch cũ trong khi việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn chưa đảm bảo (tiêm không đạt tỷ lệ, chỉ tiêm vắc xin từ nguồn hỗ trợ của Trung ương) tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Trong 03 năm nghiên cứu, trâu là loài mẫn cảm thấp, với tỷ lệ 11,3% (95% CI 11,0 - 11,7), cao nhất là năm 2016 với tỷ lệ mắc là 28,4% (95% CI 27,0 - 29,9) và thấp nhất là năm 2017 với tỷ lệ mắc 7,3% (95% CI 6,7 - 7,9). Kết quả này cũng thấp hơn so với tỷ lệ mắc trung bình của trâu trong giai đoạn 2006 - 2012 là 33,4% (Nguyễn Thu Thủy và cs., 2013).

Kết quả phân tích cũng cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu từ 2016 - 2018, lợn là loài mẫn cảm thứ hai đối với bệnh LMLM; trong đó, năm 2018, tỷ lệ lợn bị bệnh tăng mạnh, 58,9% (95% CI 58,2 - 59,6) so với 02 năm 2016 và 2017, tuy nhiên ghi nhận chủ yếu trên đàn lợn thịt và xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguyên nhân có thể là do quá trình người dân mua bán, thương lái vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh từ địa phương khác về để chăn nuôi và sử dụng, người dân đi chợ mua thức ăn từ phế phẩm của trâu bò, lợn về chăn nuôi đã làm lây lan bệnh LMLM trên đàn lợn của các hộ dân. Mặt khác, do môi trường nước thải chăn nuôi của người dân ở nông thôn chảy ra mương, rãnh, ao tù gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn mầm dịch bệnh và theo dòng chảy phát tán dịch bệnh rất nhanh chóng.

Chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi tại sao dịch LMLM xảy ra chủ yếu ở đàn lợn thịt? Lý do, trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM của Trung ương và các địa phương, cũng như thực tế nhiều năm qua chỉ tập trung tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn giống; không tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn lợn thịt. Lợn thịt có số lượng tổng đàn lớn, chu kỳ sản xuất ngắn (2 - 4 tháng) trong khi một số loại vắc xin LMLM đòi hỏi phải tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày, nên chủ gia súc không tiêm phòng vắc xin cho lợn của họ. Mặt khác do sự biến đổi của chủng vi rút trong năm này nên bệnh LMLM không xảy ra nhiều ở trâu bò mà xảy ra chủ yếu với lợn (nội dung này được phân tích ở các phần tiếp theo).

Đặc biệt, theo dõi trong 03 năm 2016 - 2018 cho thấy: Dê, cừu ít mẫn cảm hơn cả, hầu như năm nào dịch LMLM cũng xảy ra ở các loài gia súc là trâu, bò, lợn nhưng số ổ dịch trên dê và cừu xảy ra rất ít, hầu như lẻ tẻ vài ổ dịch/năm.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh những nét đặc thù của dịch LMLM tại Việt Nam nhưng cũng phù hợp với nhiều tài liệu đã công bố về loài gia súc mắc bệnh và mức độ mẫn cảm ở từng loài động vật. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012), trong tự nhiên, vi rút LMLM gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò, lợn, dê, cừu và các động vật hoang dã như trâu, bò, lợn rừng, lạc đà, sơn dương và voi. Theo Andersen (1981b), trong tự nhiên, tất cả các loài động vật móng guốc chẵn đều mắc; trong đó, loài trâu, bò mắc nhiều nhất rồi đến lợn, dê, cừu. Động vật non mẫn cảm hơn động vật trưởng thành. Các loài dã thú như trâu, bò rừng, voi, lạc đà, lợn rừng, nhiều loài gặm nhấm đều mẫn cảm, đó là nguồn bệnh trong thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)