Phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin LMLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 43 - 44)

LMLM của trâu, bò tại một số tỉnh

Trên cơ sở phân tích dịch tễ học không gian, sự phân bố của các chủng vi rút LMLM và mức độ tương đồng kháng nguyên của vi rút vắc xin và vi rút lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018, lựa chọn một số địa phương thuộc vùng khống chế và vùng đệm theo định nghĩa trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 để đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau tiêm phòng vắc xin LMLM trong năm 2018.

3.5.3.1. Thời gian và tần suất lấy mẫu

Lấy 01 (một) lần duy nhất sau khi kết thúc tiêm phòng mũi tiêm cuối cùng từ 04 tuần trở lên kể từ ngày tiêm phòng.

3.5.3.2. Loại mẫu

Huyết thanh của trâu, bò đã được tiêm phòng vắc xin LMLM (loại vắc xin sử dụng tiêm cho gia súc được Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính mua cấp phát cho các địa phương hoặc hướng dẫn về kỹ thuật để cơ quan chuyên môn thú y của địa phương mua và sử dụng, bảo đảm thống nhất với Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020).

3.5.3.3. Số lượng mẫu

Tại mỗi huyện, lựa chọn ít nhất 03 xã và lấy 30 mẫu huyết thanh trâu (10 mẫu mỗi xã) và 30 mẫu huyết thanh bò (10 mẫu mỗi xã) sau khi tiêm vắc xin LMLM theo quy định để đánh giá tỷ lệ bảo hộ.

Trong trường hợp số lượng trâu không đủ để lấy mẫu thì có thể lấy mẫu trên bò và ngược lại.

3.5.3.4. Bảo quản và vận chuyển mẫu

Mẫu huyết thanh phải được bảo quản lạnh trong thùng bảo ôn (khoảng 4oC - 8oC) và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ sau khi lấy mẫu.

3.5.3.5. Phương pháp xét nghiệm mẫu

Sử dụng phương pháp LPB-ELISA theo TCVN 8400-1:2010 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2010) đánh giá kháng thể bảo hộ đối với vi rút LMLM type O

(nếu dùng vắc xin đơn giá) hoặc kháng thể bảo hộ đối với type O và type A (nếu dùng vắc xin nhị giá O&A); kháng nguyên sử dụng để xét nghiệm do Phòng thí nghiệm của OIE tại Pirbright cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 43 - 44)