Nghiên cứu thuần tập (cohort study)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 37 - 39)

Khái niệm: Nghiên cứu thuần tập được sử dụng nhằm so sánh tỷ lệ mới mắc theo thời gian giữa các nhóm động vật có sự phơi nhiễm khác nhau với một yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu thuần tập có thể là nghiên cứu hồi cứu hoặc nghiên cứu tịnh tiến.

Nghiên cứu tịnh tiến bắt đầu với việc lựa chọn hai nhóm động vật không bị bệnh, một nhóm có phơi nhiễm với yếu tố được cho là có thể gây bệnh và một nhóm không phơi nhiễm. Hai nhóm động vật được theo dõi theo thời gian và mọi sự thay đổi tình trạng bệnh của chúng đều được ghi chép trong khoảng thời gian nghiên cứu.

sử của mỗi chủ thể tham gia nghiên cứu được xem xét cẩn thận nhằm phát hiện bằng chứng phơi nhiễm đối với tác nhân được điều tra.

Hình 2.5. Sơ đồ mô tả nghiên cứu thuần tập hồi cứu và tịnh tiến

Nguồn: Stevenson (2013)

Ưu điểm: Do các chủ thể tham gia nghiên cứu được quan sát theo thời gian về tình trạng bệnh nên nghiên cứu thuần tập có thể cung cấp thông số về tỷ lệ mới mắc của bệnh trong nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm.

Ở loại hình thiết kế nghiên cứu này, tình trạng phơi nhiễm được ghi nhận trước khi xuất hiện bệnh. Vì vậy trong phần lớn các trường hợp sẽ thu được thông tin rõ ràng về việc có phơi nhiễm trước khi bị bệnh hay không.

Nghiên cứu thuần tập rất phù hợp đối với việc nghiên cứu các trường hợp phơi nhiễm hiếm gặp do số lượng chủ thể phơi nhiễm và không phơi nhiễm là tương đương; hơn nữa, trong nghiên cứu không nhất thiết phản ánh tỷ lệ lưu hành thực của sự phơi nhiễm trong toàn bộ quần thể động vật.

Nhược điểm: Nghiên cứu tịnh tiến yêu cầu thời gian theo dõi dài. Trong trường hợp các dịch bệnh hiếm gặp sẽ cần số lượng lớn đối tượng tham gia nghiên cứu. Các chủ thể tham gia gián đoạn hoặc không tiếp tục tham gia quá trình nghiên cứu cũng là một trở ngại đối với loại hình nghiên cứu theo thời gian này. Nghiên cứu thuần tập thường yêu cầu nguồn kinh phí lớn.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh lở mồm long móng ở việt nam giai đoạn 2016 2018 (Trang 37 - 39)