Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 75)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm

Để thực hiện đề tài và đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hoá - xã hội, đặc điểm tình hình của các hộ dân trên địa bàn huyện. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ vào những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Thế, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu tôi tiến hành chọn 3 xã trong huyện Yên Thế để tiến hành điều tra khảo sát.

- Xã Đông Sơn: Là xã thuần nông ở phía Đông của huyện Yên Thế, cách trung tâm hành chính của huyện 15km là xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện, vị trí địa lý không thuận lợi, kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn xã thuộc vào diện thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của huyện.

- Xã Bố Hạ: Là xã nằm tiếp giáp trung tâm với 02 thị trấn của huyện là thị trấn Bố Hạ và thị trấn Cầu Gồ, vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của huyện, kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn xã thuộc vào diện khá so với mặt bằng chung của huyện.

- Xã Canh Nậu: Là xã thuần nông ở phía Tây của huyện Yên Thế, cách trung tâm hành chính của huyện 14km là xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện nằm ở vùng sâu, vùng xa của huyện là một trong 5 xã 135 của huyện, cũng có vị trí địa lý không thuận lợi, kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn xã thuộc vào diện thấp so với mặt bằng chung của huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Bao gồm các thông tin về tình hình vay vốn hộ nghèo của huyện, các tài liệu liên quan đến chính sách tín dụng, thực trạng tín dụng cho hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện, kết quả hộ nghèo được vay vốn từ các tổ chức chính trị xã hội. Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ những số liệu đã công bố của các tổ chức, các phòng ban chức năng của huyện. Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo tổng kết năm, mạng internet…

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn

- Điều tra các tác nhân cung ứng vốn tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, UBND huyện, UBND xã, các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…). Thông qua việc điều tra cán bộ công tác tại các ngân hàng và các tổ chức cho vay, làm thủ tục cho vay.

- Điều tra hộ: Điều tra trực tiếp các hộ nghèo được lựa chọn tại 3 xã Đông Sơn, xã Bố Hạ và xã Canh Nậu với sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội. Mẫu điều tra được lựa chọn theo các nhóm hộ có điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, giới tính của chủ hộ, tỷ lệ vay khác nhau. Trong từng nhóm hộ này, các hộ điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên. Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn tôi xác định tổng số hộ cần điều tra là 90 hộ (30 hộ/xã), bao gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện kinh tế khác nhau.

Các hộ được điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung điều tra bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Các thông tin thu thập gồm:

- Những thông tin cơ bản về hộ điều tra: Họ tên, tuổi, chủ hộ, giới tính, trình độ văn hoá, số lao động, nhu cầu vay vốn, các tài sản hiện có, những ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ…

- Tình hình vay vốn của hộ: Số lượng vốn, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích vay, kết quả sản xuất của hộ trước và sau vay vốn…

- Những thông tin về nhận thức của hộ điều tra đối với tín dụng: ý kiến của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, cán bộ tín dụng, hiểu biết của hộ về tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng …

Phỏng vấn thử sau khi thiết lập phiếu điều tra, tiến hành phỏng vẫn thử một số hộ nông dân và bổ sung sửa đổi một số nội dung điều tra từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra. Phỏng vấn chính thống được tiến hành sau khi đã sửa đổi những nội dung trong phiếu điều tra.

b. Phương pháp PRA

Đây là phương pháp mà gần đây được các tác giả nghiên cứu về các vấn đề nông thôn, nông nghiệp, sử dụng rộng rãi và thu được kết quả tốt. Mục đích của PRA là nhằm giúp cho người nghiên cứu nắm được các thông tin về địa bàn nghiên cứu. PRA mang tính thăm dò được sử dụng ở giai đoạn đầu nghiên cứu

lên kế hoạch nhằm đưa ra hướng giải quyết sơ bộ sau đó kiểm nghiệm bằng việc nghiên cứu tiếp theo. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận. Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu đề tài như phân tích SWOT để phân tích đánh giá điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – thách thức của hộ nghèo trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, xây dựng cây nguyên nhân, cây vấn đề, cây mục tiêu, cây giải pháp, qua đó thấy rõ mức độ quan trọng của thể chế, chính sách và các tổ chức đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo.

c. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của cán bộ quản lý để có những hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan, nắm bắt những thông tin về thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, các kiến nghị đề xuất của họ về việc vay vốn của mình: thủ tục, chính sách, …

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Nguồn số liệu sau khi đã thu thập được tôi sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.

Dùng phần mềm EXCEL để xử lý và tính toán các số liệu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng đói nghèo tại huyện, tình hình thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, các kết quả đã đạt được, các khó khăn gặp phải... rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được dùng trong các bảng số liệu để tính toán sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ, các giai đoạn…rồi so sánh với nhau. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình quân giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điểu chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động qua các năm của nguồn vốn vay chính sách của các hộ nghèo,... Dùng để thống kê lại các kết quả hoạt động của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo qua các năm. Từ đó rút ra những nhận xét, nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

- Các chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về đối tượng điều tra: + Tuổi

+ Giới tính

+ Trình độ văn hóa + Tình hình kinh tế hộ

+ Tình hình vay vốn sản xuất của hộ

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo: + Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng

+ Số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng + Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

+ Số tiền cho vay bình quân một hộ + Tỷ lệ thu hồi nợ vốn

+ Tỷ lệ doanh số thu nợ/dư nợ + Tỷ lệ số hộ thu hồi nợ/số hộ dư nợ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở HUYỆN YÊN THẾ NGHÈO Ở HUYỆN YÊN THẾ

4.1.1. Kết quả cho vay tín dụng đối với hộ nghèo ở huyện Yên Thế

4.1.1.1. Khái quát về tình hình đói nghèo ở huyện Yên Thế

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thế vào tháng 11 năm 2016 thì hiện nay toàn huyện có khoảng 30.182 hộ với 125.473 nhân khẩu, số nhân khẩu trung bình/hộ là 4,1 người. Tỷ lệ nghèo là 17,5% tổng số hộ trong toàn huyện (30.182), so với tỷ lệ nghèo bình quân trong toàn tỉnh là 11,72% năm 2016 là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Kết quả điều tra cho thấy tình hình nghèo đói ở huyện Yên Thế là không đồng đều ở các xã trong huyện, cụ thể là các xã, thị trấn như Thị trấn Bố Hạ, An Thượng, xã Bố Hạ có tỷ lệ nghèo dưới 7,5%, đây là những xã có điều kiện sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, buôn bán kinh doanh nhỏ. Các xã Đồng Vương, Tiến Thắng, Đồng Hưu, Xuân Lương, Canh Nậu...vv đây là những xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, không thuận lợi giao thông, trình độ dân trí còn thấp.

Tình hình nghèo đói xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tổng số dân số toàn huyện năm 2016 là 125.473 người với 30.182 hộ gia đình, nhưng đại đa số làm nghề thuần nông. Số hộ nông nghiệp và khẩu nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 80%), số hộ phi nông nghiệp và khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 20%) chủ yếu tập trung vào buôn bán nhỏ và sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp...Vì vậy thu nhập của hộ thấp, bấp bênh, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia xúc, gia cầm.

Thứ hai, một bộ phận lớn chủ hộ có trình độ dân trí, kiến thức về sản xuất kinh doanh thấp, thiếu ý chí vươn lên, thiếu cần cù chịu khó so với đại bộ phận dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn.

Thứ ba, một số hộ gia đình nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác. Chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm

ăn, không tận dụng được cơ hội có lợi từ bên ngoài.

Thứ tư, một số hộ đông con, tỷ lệ người ăn theo cao nhưng lại thiếu lao động. Có những gia đình có đến 5-6 người ăn theo nhưng chỉ có 1-2 lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một ít hộ nghèo ít người, neo đơn cũng dẫn đến nghèo đói.

Thứ năm, một bộ phận lớn các hộ nghèo sống ở nơi có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội kém phát triển. Những vùng này có mức thu nhập thấp hơn và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có khả năng đương đầu với tình trạng mất mùa, thiên tai, mất việc làm, sức khỏe yếu và các tai họa khác.

Bảng 4.1. Số hộ nghèo, cận nghèo của huyện Yên Thế qua các năm 2014-2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng số hộ Hộ 30.193 29.956 30.182

2 Tổng số hộ nghèo Hộ 3.682 6.238 5.281

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 12,19 20,82 17,50

4 Tổng số hộ cận nghèo Hộ 4.466 3.747 4.537

5 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 14,79 12,51 15,03

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2016)

Qua bảng 4.1 ta thấy bức tranh nghèo đói của huyện qua các năm còn cao và tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, tốc độ giảm nghèo còn chậm.

4.1.1.2. Kết quả cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ở huyện Yên Thế

a. Mô hình tổ chức thực hiện cho vay

Việc cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH trên địa bàn huyện Yên Thế được thông qua các tổ chức chính trị xã hội (CTXH) ở địa phương như: HPN, HND, HCCB và Đoàn thanh niên. Tổ chức thực hiện việc cho hộ nghèo vay.

NHCSXH được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, trình tự. Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động NHCSXH phân bổ chỉ tiêu theo số hộ nghèo các xã, thị trấn sau đó thông báo bằng văn bản tới UBND, tổ chức CTXH các xã, thị trấn. Tổ TK&VV tiến hành họp bình xét công khai, lựa chọn số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn là thành viên tổ TK&VV sau đó mới gửi hồ sơ vay vốn kèm danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn đến NHCSXH. Căn cứ vào đề nghị của UBND xã và danh sách hộ nghèo vay vốn NHCSXH tiến hành thẩm định và xét duyệt danh sách hộ nghèo được vay, mức vốn vay theo mục đích vay và lên kế hoạch giải ngân. Như vậy có thể nói việc tổ chức thực hiện cho vay của ngân hàng đảm bảo đúng trình tự, thủ tục tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát, tăng cường hiệu quả mối quan hệ giữa NHCSXH với UBND, tổ chức CTXH và tổ TK&VV cũng như hộ nghèo được vay.

Biểu đồ 4.1. Tổ chức thực hiện cho vay hộ nghèo của NHCSXH

Nguồn: NHCSXH huyện Yên Thế (2016)

b. Kết quả cho vay hộ nghèo NHCSXH huyện Yên Thế giai đoạn 2014-2016 * Nguồn vốn cho vay

Nguồn vốn cho hộ nghèo vay trên địa bàn huyện Yên Thế thể hiện qua bảng 4.2 cho thấy: nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hộ nghèo vay là nguồn vốn do Trung ương cấp chiếm 98,36% tổng nguồn vốn cho vay, nguồn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng không nhiều chỉ chiếm tỷ lệ 1,64%.

Giải ngân Chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn Thông báo tới các Họp triển khai bình xét Xét duyệt NH thẩm định vay vốn

Gửi hồ sơ vay vốn đến NH

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị (Tỷ.đ) cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) cấu (%) Giá trị (Tỷ.đ) cấu (%) 15/14 16/14 A Tổng nguồn vốn 268.165 100,00 300.570 100,00 330.881 100,00 112,10 123,40 B Nguồn vốn cân đối từ Trung ương 263.039 98,09 295.294 98,24 325.455 98,36 112,30 123,70 1 Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 255.627 95,32 284.277 94,58 310.824 93,94 111,20 121,60 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất 7.412 2,76 11.017 3,67 14.631 4,42 148,60 197,40 3 Huy động của tổ chức, cá nhân 2.545 0,95 4.971 1,65 6.289 1,90 195,30 247,10 4 Huy động tiền gửi tại Điểm giao dịch xã

- - - - 77 0,23

5

Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV 4.867 1,81 6.046 2,01 8.342 2,52 124,20 171,40 C Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 5.126 1,91 5.276 1,76 5.426 1,64 102,90 105,90 1 Nguồn vốn nhận từ ngân sách địa phương 5.126 1,91 5.276 1,76 5.426 1,64 102,90 105,90 - Từ ngân sách huyện 5.126 1,91 5.276 1,76 5.426 1,64 102,90 105,90

* Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay trong 3 năm, từ 2014 – 2016 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện.

Bảng 4.3. Tình hình dư nợ cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 75)