Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 114 - 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích ảnh hưởng tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở

4.2.3. Các yếu tố khác

4.2.3.1. Hoạt động của các ban ngành, đoàn thể xã hội

Đặc trưng hoạt động của tổ chức tín dụng tại nơng thơn thường là thông qua các ban ngành địa phương, các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên v.v... Chính vì vậy các tổ chức xã hội này có vai trị rất lớn đến sự tiếp cận của hộ nghèo với các nguồn vốn tín dụng. Qua thực tế điều tra và phỏng vấn hộ nông dân tại các xã điều tra cho thấy: Đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính quyền và tổ chức đồn thể tại các xã điều tra có trình độ chưa cao, chưa am hiểu nhiều về tín dụng, khả năng nắm bắt và truyền tải thông tin cịn kém. Hoạt động của các tổ chức chính quyền và tổ chức đồn thể cịn có những bất cập, dẫn tới những tiêu cực trong bình xét hộ nghèo. Vốn cho hộ nghèo vay cịn mang tính bình qn, nên có nhiều hộ sử dụng vốn khơng đúng

mục đích, có hộ có nhu cầu thực sự thì lại khơng được đáp ứng đầy đủ. Như vậy, để hộ nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng tốt hơn cần thiết phải củng cố và phát huy mạnh mẽ vai trị của các tổ chức đồn thể, xã hội từ huyện đến cơ sở.

4.2.3.2 Chính sách của Nhà nước về tín dụng

Một loạt các văn bản, quyết định, thơng tư về các chương trình vay vốn ưu đãi của NHCSXH cũng được ban hành góp phần tích cực trong cơng tác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng rẻ của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó chính sách phải được triển khai và hướng dẫn kịp thời và đồng bộ từ trên suống dưới để người dân có thể tiếp cận một cách kịp thời các nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 114 - 115)