Đánh giá sự phù hợp quy trình, thủ tục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 108)

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Đánh giá về thủ tục vay vốn 60 100,00 30 100,00 + Hợp lý 49 81,67 23 76,67 + Không hợp lý 11 18,33 7 23,33

2. Đánh giá về việc hoàn thành thủ tục vay vốn 60 100,00 30 100,00

+ Đợn giản 46 76,67 20 66,67

+ Bình thường 10 16,67 7 23,33

+ Phức tạp 4 6,67 3 10,00

3. Đánh giá về cán bơ thực thi chính sách 60 100,00 30 100,00

+ Nhiệt tình 55 91,67 25 83,33

+ Bình thường 5 8,33 4 13,33

+ Khơng hỗ trợ gì 0 0,00 1 3,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2 016)

nguồn lực cho q trình thực thi chính sách. Huy động người dân tham gia vào cơng tác xóa đói giảm nghèo như hàng năm những hộ dân trên địa bàn huyện vẫn đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, lá lành đùm lá rách số tiền tuy khơng lớn nhưng nó cũng thể hiện sự quan tâm tương trợ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách của người dân trên địa bàn huyện.

Qua kết quả điều tra 90 hộ làm thủ tục xin vay vốn cho thấy: Có đến 81,67% số hộ nghèo điều tra (49 hộ) cho rằng thủ tục vay là hợp lý. Bên cạnh đó vẫn cịn 18,33% số hộ nghèo được điều tra (11 hộ) cho rằng thủ tục vay vốn là chưa hợp lý nguyên nhân chủ yếu là do đây là những hộ có trình độ dân trí thấp có người chưa từng đi học khơng biết chữ số cịn lại chưa học hết tiểu học nên nhận biết về các thủ tục cịn hạn chế, gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn. Cán bộ thực thi chính sách nhiệt tình giúp đỡ người dân hoàn thành thủ tục vay vốn có đến 91,67% hộ nghèo đánh giá cán bộ nhiệt tình hỗ trợ bên cạnh đó vẫn cịn một số cán bộ chưa thực sự giúp đỡ người dân trong công tác hỗ trợ hoàn thành thủ tục do một số cán bộ kiêm nhiệm q nhiều cơng việc họ khơng có đủ thời gian và sức lực để nhiệt tình giúp đỡ người dân bên cạnh đó là phụ cấp cho cán bộ còn chưa hợp lý chưa tạo được động lực cho cán bộ. Khó khăn thường gặp nhất của các hộ cận nghèo điều tra là một số hộ gặp khó khăn trong khâu hoàn thành thủ tục vay vốn nhất là với việc trình bày kế hoạch sản xuất kinh doanh để được duyệt vay vốn.

Chính quyền địa phương, đặc biệt là những cán bộ thực thi chính sách cần tăng cường cơng tác hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng và đơn giản nhất, để người dân có thể tiếp cận kịp thời với nguồn vốn, nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế.

4.1.2.4. Về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay

a. Quy trình đánh giá cơng tác giám sát hộ vay vốn

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng giúp ngân hàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai sót trong q trình cho vay hộ nghèo.

- Đối với ban đại diện hội đồng quả trị các cấp trong thời gian tới, thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp cần thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra do Trưởng ban phân công, đi kiểm tra phải xuống tận cơ sở ( tổ, hộ vay). Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa bàn mình phụ trách xử lý kịp thời những khó khăn,

vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực hiện bình xét cho vay, thu nợ, sử dụng vốn tại cơ sở.

- Đối với tổ chức nhận ủy thác các cấp: Tổ chức nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức hội ở cơ sở, nhất là các tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ, thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng… Ngồi ra ban quản lý tổ nên được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm giúp họ có đủ kiến thức để hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro….

- Đối với NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tín dụng, kế tốn. Phịng giao dịch huyện làm tốt việc kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch xã để trao đổi về kết quả ủy thác, tồn tại, vướng mắc, có giải pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ bị xâm tiêu (nếu có). Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ NHCSXH còn nhiều hạn chế, số lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo, NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có chun mơn về SXKD, hiểu rõ về đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, nhằm giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

b. Kết quả công tác giám sát hộ vay vốn

Đối với người dân giám sát hoạt động ngân hàng cùng với công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp và bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng thì hoạt động giám sát của người dân có vai trị hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình bình xét cho vay, giải ngân nguồn vốn. Để tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, NHCSXH cần công khai tồn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hịm thư góp ý, niêm yết số hộ cịn dư nợ tại các điểm giao dịch để cho người dân biết thực hiện và kiểm tra.

Như vậy việc đánh giá công tác giám sát hộ vay vốn cho thấy: Phát hiện 01 hộ sử dụng vốn vay sai mục đích, số tiền 25 triệu đồng ; phát hiện 03 hộ vay chung ké, số tiền 35 triệu đồng và phát hiện 02 trường hợp sai đối tượng vay vốn, số tiền 90 triệu đồng. Với những hộ này hình thức xử phạt là thu hồi số tiền đã được cho vay và gạch tên khỏi danh sách hộ vay trong những đợt tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 108)